Rất nhiều người ở HN nghĩ như vậy: địa chất HN bùn cát nước ngầm, vv. không thi công ngầm được. Nhưng đây là thiếu updated thôi.
Trước đây 100 năm thì thi công hầm rất mất thời gian, máy móc chuyên dụng đào hầm thiếu, thi công kéo dài ngày, nhưng bây giờ thì công nghệ đào hầm đã đạt được sự chín, thi công nhanh gọn lắm.
Cát Linh Hà Đông thì là đường sắt đô thị TQ công nghệ 1960 thì không nói làm gì.
Công nghệ đào hầm ở tuyến Nhổn Ga HN và tuyến Bến Thành Suối Tiên (Saigon), đào dưới độ sâu khoảng trên 20m, hầm đường kính hơn 6m, đào được hơn 10m/ngày. Nếu thi công liên tục, tuyến đường 10km ngầm, thì chỉ đào trong hơn 3 năm là xong. Cùng đưa máy móc về, nuôi kỹ sư và công nhân kỹ thuật, thì làm ngầm toàn bộ lợi thế hơn nhiều, giá thành sẽ giảm xuống. Ví dụ làm 12km ngầm toàn bộ sẽ không đắt hơn nhiều làm 4km ngầm và 8km trên cao. Như hiện nay dự án này 12km, chỉ có gần 4km ngầm và 8 km nổi, tốn 1.5 tỷ đô, giá thành trên 120 triệu đô/km.
Thế giới thì 100 triệu đô/km là họ làm ngầm toàn bộ được ngon lành rồi.
Bộ GTVT cũng không đưa ra phương án nếu làm toàn bộ 12km ngầm tuyến Nhổn- Ga HN giá bao nhiêu. Giả sử so sánh 2 phương án: 2 tỷ đô làm ngầm toàn bộ so với 1.5 tỷ đô làm ngầm 1/3 còn 2/3 làm nổi như hiện nay, thì phương án ngầm toàn bộ có lợi hơn. Phương án xây nổi làm ảnh hưởng đến cả triệu người trong chục năm, và làm xấu kiến trúc cảnh quan đô thị cả trăm năm. Nói chung là làm trên cao bất lợi hơn hạ ngầm toàn bộ.
Làm trên cao chỉ đáng cân nhắc khi giá thành bằng 1/5-1/3 làm ngầm.
==================================
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/metro-hon-ty-usd-o-ha-noi-dung-cong-nghe-dao-ham-cua-italy-3795591.html
Metro hơn tỷ USD ở Hà Nội dùng công nghệ đào hầm của Italy
Máy sẽ đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội ở độ sâu 21-22 m, mọi hoạt động trên mặt đất không bị ảnh hưởng.
Tiến độ các gói thầu tuyến Metro hơn một tỷ USD ở Hà Nội
Đồ họa máy đào hầm theo công nghệ TBM. Ảnh:
MRB
Theo đại diện Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), tại dự án Nhổn - ga Hà Nội, các nhà thầu đang thi công hốc ngầm cho nhà ga Cát Linh và Kim Mã. Dự kiến khi 4 hốc ngầm đặt ga hoàn thiện, máy đào hầm bắt đầu vào khoan để làm ống ngầm.
Công nghệ thi công đường ngầm tuyến Nhổn - ga Hà Nội là Tunnel Boring Machine (TBM) của Italy, được áp dụng với nhiều công trình hầm trên thế giới từ 20 năm trước. Công nghệ này cũng áp dụng cho tuyến metro 1B (Bến Thành - Suối Tiên) ở TP HCM.
Máy đào hầm theo công nghệ TBM của Italy. Ảnh: MRB
Máy đào hầm TBM giống máy khoan hình trụ nằm ngang với đường kính 7-17,5 m, đủ để chứa thiết bị máy móc và công nhân ở bên trong để vận hành. Sau khi thi công, hầm sẽ gồm 2 ống hầm rộng 6,3 m.
Để đào hầm bằng công nghệ này, đội ngũ chuyên gia vận hành máy gồm 30 người nước ngoài (15 người làm việc dưới lòng đất và 15 người làm việc ở phía trên). Các máy sẽ khoan ở độ sâu 21-22 m. Mọi hoạt động trên mặt đất diễn ra bình thường, công trình phía trên cũng không bị ảnh hưởng.
Dự kiến, với địa chất nền đất cát, đất bùn ở Hà Nội, việc thi công hầm sẽ thuận lợi, mỗi ngày máy đào sẽ thi công được khoảng 10 m.