[Funland] Bản đồ phòng tuyến chống quân Pháp tấn công Đà Nẵng năm 1858

Nakembo161923

Xe hơi
Biển số
OF-835178
Ngày cấp bằng
9/6/23
Số km
149
Động cơ
6,248 Mã lực
Tuổi
39
Với quân số gấp hơn 100 lần Pháp thì nếu quyết tâm thì lính Pháp cầm AK hay M16 thì mỗi người ném 1 cục đá cũng chết .
Và đâu phải lính Pháp cứ bắn là trúng ?
Quân Cờ Đen chỉ là đám phỉ bên TQ dạt sang còn chiến ngang ngửa với Pháp , thì quân nhà Nguyễn thua chỉ do bạc nhược yếu kém mà thôi
Hài, bác nói mọi chuyện dễ dàng thế thì bọn thực dân Anh Pháp TBN BĐN Hà Lan chả làm ăn gì được hồi thế kỷ 17-19.
Chỉ cần mấy cái thuyền với vài trăm thủy thủ đã làm cỏ được cả châu Mỹ.
Nhà Thanh đại bại 2 lần trong 2 cuộc chiến tranh Nha Phiến trước vài nghìn lính Anh-Pháp.
Chỉ cần vài cái tàu chiến Mỹ bắn vài phát đã buộc ngưòi Nhật đầy kiêu hãnh phải mở cửa banh háng sau 200 năm bế quan tỏa cảng.
Chả lẽ tất cả đều vô dụng, hèn hạ như nhà Nguyễn. Hay là ở mức độ nào đó mọi sự dũng cảm đều vô dụng trước sự vượt trội về KHKT ?
 

Colexanh

Xe tải
Biển số
OF-857724
Ngày cấp bằng
21/4/24
Số km
383
Động cơ
6,005 Mã lực
Tuổi
38
Tài liệu nói là Pháp nó lúc mới tập kết ở cửa biển thì cũng rén, vì chưa va chạm với quân triều đình bao giờ nên lúc đầu là cũng chỉ đánh thăm dò xem phản ứng thế nào. Sau thấy dễ quá nên lấn tới luôn. Nhưng suy cho cùng thì nhà nguyễn khi đó có đánh bại được quân tiền trạm đó thì Pháp nó sẽ tiếp tục tung quân với số lượng đông đảo hơn, mạnh hơn để chế áp thôi, thua là việc không tránh khỏi được vì xu thế lúc bấy giờ là đế quốc nó phải bành trướng, xâm lược... Nói chung là bật lại nó thì cũng chỉ giúp cho tầng lớp kế cận đúc rút được kinh nghiệm thôi.
Do cái thế suy thôi, bại binh như núi lở. Xưa kia thời cha ông các ông thua trận này, các công tử Phúc Lan, Nguyễn Phúc Nguyên xông ra đốt cháy luôn 2 tàu đồng của Hòa Lan, đuổi bắt cả Bạch Tần Hiển Quý, Oa Khấu khét tiếng :D
"
Các con của Nguyễn Hoàng, người con đầu là Nguyễn Hà, con thứ là Nguyễn Hán, con thứ ba là Nguyễn Diễn và con thứ tư là Nguyễn Thành đều đã mất sớm; người con thứ năm là Nguyễn Hải ở lại Bắc Hà làm con tin, chỉ còn Nguyễn Phúc Nguyên là người có khả năng kế thừa cơ nghiệp của Nguyễn Hoàng. Năm 1585, khi mới 22 tuổi, Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên dẫn một hạm đội 10 chiếc đến bến Cửa Việt, tiêu diệt hai chiếc tàu hải tặc Shirahama Kenki[4][5] (Bạch Tần Hiển Quý), người Nhật Bản. Chúa Tiên (tức Nguyễn Hoàng) vui mừng khen rằng:

Con ta thực là anh kiệt.[1]
Năm Nhâm Dần (1602), Nguyễn Phúc Nguyên được cử đến trấn thủ dinh Quảng Nam.[1] Nguyễn Phúc Nguyên tuổi lớn lại giỏi, ngày thường cùng các tướng bàn luận việc binh, tính toán có nhiều việc đúng. Nguyễn Hoàng biết có thể trao phó nghiệp lớn.
"

 
Chỉnh sửa cuối:

Colexanh

Xe tải
Biển số
OF-857724
Ngày cấp bằng
21/4/24
Số km
383
Động cơ
6,005 Mã lực
Tuổi
38
Thời kỳ nhà Nguyễn bị thua em nghĩ không phải do chênh lệch vũ khí. Pháp có súng, pháo thì mình cũng có - kể cả có kém hơn không chênh quá nhiều, bù lại quân số mình đông hơn hẳn. Cỡ 3000 thằng Pháp, em mà là tướng nhà Nguyễn, em làm vài đội cảm tử vài trăm người, cứ 1-2h sáng mặc đồ đen, đeo khăn nhận diện, cầm vũ khí ngắn úp trại. Làm độ vài lần thế là lính Pháp lên tàu chạy hết. Nhà Nguyễn thua là vì tinh thần kém thôi.
Cụ làm như cụ là Cam Hưng Bá của Đông Ngô không bằng : )) 200 quân cảm tử xông vào được hôm đầu hôm sau thì chưa tới bờ trại đã bị bắn 1 nửa :)
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,297
Động cơ
124,550 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Hài, bác nói mọi chuyện dễ dàng thế thì bọn thực dân Anh Pháp TBN BĐN Hà Lan chả làm ăn gì được hồi thế kỷ 17-19.
Chỉ cần mấy cái thuyền với vài trăm thủy thủ đã làm cỏ được cả châu Mỹ.
Nhà Thanh đại bại 2 lần trong 2 cuộc chiến tranh Nha Phiến trước vài nghìn lính Anh-Pháp.
Chỉ cần vài cái tàu chiến Mỹ bắn vài phát đã buộc ngưòi Nhật đầy kiêu hãnh phải mở cửa banh háng sau 200 năm bế quan tỏa cảng.
Chả lẽ tất cả đều vô dụng, hèn hạ như nhà Nguyễn. Hay là ở mức độ nào đó mọi sự dũng cảm đều vô dụng trước sự vượt trội về KHKT ?
So sánh giữa các dân tộc với nhau làm sao được ? Mỗi dân tộc đều có cách đấu tranh khác nhau .
Không lẽ nhà Thanh, hay người da đỏ thua Thực dân thì dân VN phải giống họ à ?
Cần gì đi đâu xa , vài chục năm sau thì Việt Minh với trang bị thua kém , công nghệ gần như số 0 vẫn đánh Pháp tốt đó thôi .
Ngay châu Á thì Afganistan thời đó lạc hậu cũng chả kém VN nhưng Anh không ăn nổi cụ nhé
Hay dân tộc Gurkha thì người Anh cũng bó tay không thắng nổi .
Nhà Nguyễn thua do yếu kém , lạc hậu cả về tư tưởng vv , chứ công nghệ nó chỉ là 1 phần nhỏ thôi
 

Colexanh

Xe tải
Biển số
OF-857724
Ngày cấp bằng
21/4/24
Số km
383
Động cơ
6,005 Mã lực
Tuổi
38
Nhân việc Huế Đà em đợt nghỉ 30/4 có viết được 1 đoạn, gửi cùng các cụ đọc.

Miền Thuận Quảng
Tôi đến thành phố Huế năm mười sáu tuổi, vào cuối mùa hạ. Đúng như ông cố thi sĩ quê tôi đã cảm thán “Trời mưa ở Huế sao buồn lắm…”, mưa kéo dài lê thê liền bốn ngày. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi về Huế, như nhìn mưa cả ngày, thật bền bỉ và nhàm chán. Ở tuổi đó, tôi chỉ biết mỗi kinh thành Phú Xuân, chợ Đông Ba và luôn nghĩ thôn Vỹ Dạ ở đâu, khi đã đọc bài thơ trong sách giáo khoa được học. Ngày đó biết nó ở đâu đâu, chỉ biết mỗi hình ảnh hao hao như ngoại thành trong một sắc nắng nhẹ nhàng, một không gian trầm mặc. Thực ra Huế chỗ nào cũng trầm mặc, hoặc hơn cả thế. Sau lớn rồi, mỗi lần lượn qua hay ra cầu Đập Đá ăn bún bò ớt cay xé lưỡi, rồi chui rúc vào cồn Hến với những ô bàn cờ đường bé ti ti hơn cả phố cổ Hà Nội ăn món cơm hến, canh hến mà con hến nó nhỏ xíu đến độ dễ thương nhưng lại rất đều chặn chặn (vì là so với quê mình – Đồng bằng sông Hồng, quả thực nó bé hơn hẳn), tôi mới biết khu đó là thôn Vỹ Dạ đã biết trong thơ. Mỗi lần qua Huế, tôi thường tới quán Vỹ Dạ Xưa, với lối kiến trúc hài hòa, trang nhã, lưu giữ những nét rất xưa trên đường đi từ thành Huế ra cửa Thuận An, qua cầu Đập Đá tầm nửa cây số. Mặt sau của quán, nhìn ra cồn Hến, sát mép sông Hương. Với li nước có cái dù trang trí nhỏ xinh đặc trưng, nhìn ra mặt sông êm đềm, gió cây xào xạc. Trong một buổi chiều dần buông theo bóng nắng, thức uống gì cũng chẳng quan trọng, vì tâm trí rất bình yên, cảnh sông nước cố đô thật gây nhiều cảm xúc.
Quay lại tiểu đề: “Miền Thuận Quảng”, thực ra Huế chỉ là non một phần ba trong Thuận Quảng đang muốn nói tới. Nhưng nếu chỉ viết về kinh kỳ xứ Huế không, nó buồn quá, lắng quá. Cũng muốn viết cả một cặp tương phản gồm nửa kia là Đà Nẵng tươi mới và náo nhiệt đi cùng cho hết mạch vân du. Vì vậy, tuy là muốn nói Thuận Quảng, nhưng kỳ thực là chỉ muốn ghi lại cảm xúc ở Huế và Đà.
Cũng nhân đây mà cắt nghĩa giải thích thêm: Ngày xưa, thời công chúa Huyền Trân vì nước đổi hai châu Ô, Lý của nước Chăm pa. Vua Trần mới đổi châu Ô thành châu Thuận, còn châu Lý thành châu Hóa, ở đây lâu ngày đọc Hóa châu thành Huế mà văn bản Pháp lúc đầu ghi là Hué, tên gọi Huế là từ châu Hóa đọc chệch đi theo khẩu ngữ địa phương. Huế có lịch sử rất lâu đời, nó là kinh đô đầu tiên của hình thái nhà nước tiền Chăm pa, từ khoảng năm 200 sau công nguyên, xa lắc so với Đại Việt ta. Còn xứ Quảng, theo nghĩa ngày nay, nó tất nhiên được hiểu rất là rộng, bao gồm từ nam đèo Hải Vân cho tới hết Quảng Ngãi, Bình Định là vùng đất của vua Lê lấy từ Chăm pa. Ở phần này phải ghi chú thêm, Đà Nẵng hiện tại là một vùng đất rất mới. Khi xưa, thời năm 400 sau khi người Chăm pa bỏ thành Huế bây giờ, tức là kinh đô “Phật Thệ”, rút về sau đèo Hải Vân lập kinh đô mới quanh Duy Xuyên, Thăng Bình, Điện Bàn hiện tại của tỉnh Quảng Nam để tránh sự đánh cướp tượng vàng ở kinh đô của các thứ sử Giao châu. Khi đó chỉ quanh lưu vực sông Thu Bồn mới có dân cư, còn Đà Nẵng hiện tại tới năm 1500 nó vẫn là vùng đất toàn nước, có một số hòn Sơn Chà (hoặc Trà) nổi và hiện tại đã bồi thành bán đảo Sơn Trà. Cho tới năm 1700, người dân tộc Chăm pa với lối sinh hoạt ở đó được người Pháp hay qua lại ghi chép, là một bằng chứng cho thấy vùng đất cửa sông Hàn hiện tại, không có gì đáng nói, so với khu vực phố Hội, giao thương xuyên Đông Nam Á trong suốt những năm 1600. Hơn thế, bằng chứng cho thấy Đà Nẵng mới như nào chính là từ: Đà Nẵng, nó là phiên âm của tiếng châu Âu, Tourane. Tuy nhiên, Đà Nẵng sau này lại là một nơi vô cùng quan trọng trong thời kỳ mới, bằng chứng sống của việc đó chính là hai lần quân viễn chinh Pháp và Mỹ đều chọn nơi đổ bộ lần đầu vào Việt Nam, đều ở Đà Nẵng.
Tôi đặt chân tới Đà Nẵng sau khi thi đại học năm 1998, nói là vậy nhưng thực tế là sau khi tàu Bắc Nam dừng ở ga Đà Nẵng độ 15 phút, tôi có xuống sân ga đi lại dăm bước, rồi ……. quay lại tàu, đi tuốt vào thành phố Hồ Chí Minh. Cho tới tận sau năm 2010, tôi mới tới Đà Nẵng theo đúng nghĩa của khách du lịch. Đà Nẵng là một thành phố mến khách, thân thiện nhất trong các thành phố tôi đã từng tới ở Việt Nam. Có thể trong thời điểm đó, cũng do hiện tượng “thành phố đáng sống” dưới sự điều hành của một chính khách tên tuổi lừng lẫy gắn bó với mảnh đất này được truyền thông đẩy lên như một cách làm khác biệt. Mà Đà Nẵng khác biệt thật. Xưa nay, ở Việt Nam ra ngõ là gặp anh hùng, xới một tấc đất lên là gặp lịch sử, tầng tầng lớp lớp theo năm tháng. Vốn là người hay bị liên tưởng bởi vùng đất, không gian và các yếu tố lịch sử, nhưng thật kỳ lạ, hầu như chưa bao giờ ở Đà Nẵng tôi cảm giác thấy một liên hệ với quá khứ đáng kể, tức là nhớ ngay tới tới các sự kiện lịch sử như thường kỳ. Điểm xa nhất với mốc hiện tại, trong đầu tôi có thể nghĩ tới khi ở Đà Nẵng, chỉ là vụ tấn công đầu tiên của người Pháp vào cửa Hàn tầm năm 1860, người Pháp thất bại và người chỉ huy đối trọng của họ là ông Nguyễn Tri Phương, người mà sau này đã mất mạng tại thành Hà Nội, trước lúc đó, ông đã thoát được cuộc tấn công của người Pháp ở Nam kỳ trong trận Đại đồn Chí Hòa, xin giới thiệu vắn tắt như vậy. Còn điểm cuối, là sự tháo chạy của quân miền Nam di tản từ cảng Tiên Sa ra các tàu của hạm đội 7, trước ngày Việt Nam cộng hòa mất hoàn toàn vùng 1 chiến thuật. Đà Nẵng với tôi luôn luôn là sự ồn ào, náo nhiệt của các quán xá dọc đường ven biển Mỹ Khê, An Thượng thậm chí đi xa hơn tới Ngũ Hành Sơn. Ở đó, có khu phố toàn là tên An Thượng, từ số 1 tới tận số 35 36, được gọi là khu phố tây dành cho dân du lịch bụi. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các quán Italiano’s Pizza, Taco & Tequila…. Thoạt nghe ban đầu có vẻ lạ lẫm và không bình dân, nhưng khi trải nghiệm bạn sẽ thấy không ở nơi nào dễ chịu như ở đó, ở Đà Nẵng tới vậy. Buổi sáng, bạn có thể gọi một bát bún bò Huế hoặc mì Quảng, sau đó, bạn qua bất cứ một ngã ba, ngã tư nào có một quán nhỏ, thậm chí cực tạm bợ ở vỉa hè để thưởng thức một li cà phê sữa. Với mức giá khó tin 8.000 vnđ vào năm 2017 để tham chiếu, chất lượng của nó luôn làm bạn hài lòng. Thậm chí một li nước cam đá vắt nguyên chất, cũng chỉ có giá bằng già nửa ở Hà Nội. Ngay mới gần đây, vào dịp Tết, bọn tôi lên một roof top bar vừa phải trên đường Bạch Đằng, các li nước hoa quả cũng chỉ có giá 55.000 vnđ với không gian thoải mái, riêng biệt ngắm toàn cảnh sông Hàn và hai cây cầu danh tiếng của Đà Nẵng, là cầu Rồng và cầu quay sông Hàn. Thực ra tới Đà Nẵng, các món ăn rất đa dạng, vì nó nằm giữa không gian của Hội An Quảng Nam và Huế, cựu đô. Bạn có thể ăn bánh ram ít, bánh lọc, bánh bèo, mì Quảng, cao lầu,…. toàn các thương hiệu có chất lượng nhưng không gian ẩm thực không bị bó buộc như ở nơi chúng xuất phát. Ở Đà Nẵng, văn hóa hội tụ khắp vùng miền cả Âu, Á… đúng nghĩa của một thành phố du lịch và đa dạng. Hai món tôi không bao giờ bỏ qua khi tới đây là bánh tráng cuốn thịt heo Trần và chè Liên, có vẻ như đó là thương hiệu của Đà Nẵng. Tạm rời mục ăn uống, Đà Nẵng là thành phố của bãi biển sạch đẹp bậc nhất dải miền Trung Việt Nam, công tác quản lý, tổ chức mặt bằng, thu dọn rác được triển khai quá tốt, bãi biển vốn đã được thiên nhiên ưu đãi bằng những bờ cát trắng, dốc nhẹ thoai thoải. Bởi vậy nơi đây luôn là điểm đến hấp dẫn và vô cùng thoải mái cho người ưa thích du lịch biển. Một điểm nhấn vô cùng ấn tượng của Đà Nẵng mà ai cũng biết, là các cây cầu bắc qua sông Hàn. Ai cũng biết cầu Rồng phun lửa, phun nước và có thể cũng chưa biết nhiều lắm về sự trăn trở của kiến trúc sư, kỹ sư trong việc làm thế nào để đầu con rồng vươn cao nhất có thể. Hoặc về cây cầu Hàn, có một ô nhịp tự quay vuông góc, mở khoảng không cho tàu thuyền qua lại theo giờ. Hoặc cây cầu Trần Thị Lý, trong ánh sáng trình diễn, nó làm tôi liên tưởng tới một cây đàn lia vĩ đại của người nhạc công bỏ quên trên dòng sông Hàn.
Đà Nẵng còn có một bán đảo Sơn Trà mang đến một hệ sinh thái rừng – biển vô cùng khác biệt với loài động vật đặc hữu vọc chà vá và khỉ. Tôi không đi sâu vào chuyên ngành nhưng tôi cá rằng bạn sẽ cảm thấy mình ở một thế giới khác, khi di chuyển từ cung đường Hoàng Sa ven biển lên phía chùa Linh Ứng, resort Inter continental, đi cao hơn lên đỉnh của Sơn Trà. Một bên là rừng, suối một bên là biển với những đường cong cát trắng ở chân trời kèm theo skyline đô thị trung tâm. Không còn gì hùng vĩ và rung động hơn thế. Nếu có thể, bạn lên được đỉnh Sơn Trà nơi có bàn cờ tiên như ông Bill Gates vừa tới (Còn tôi thì chưa hiểu sao đã vài lần thất bại, chưa lên được lần nào), cái nhìn toàn cảnh của thành phố Đà Nẵng từ phía biển, chắc sẽ đẹp hơn nữa. Vì như logic của tôi, từ góc nhìn khác, như nhiều lần tôi đã thấy. Từ phía Tây, tức là sau khi rời ống hầm Hải Vân theo chiều từ Huế đi vào, hoặc đi đèo Hải Vân theo đường bộ, hoặc từ khi đổ đèo men theo sông Cu Đê nối về Hòa Liên theo đường cao tốc mới, khi phóng tầm mắt từ trên cao, tất cả ai cũng đều thấy “vành trăng khuyết” - bãi Liên Chiểu nối liền một dải từ rạn Nam Ô cho tới cầu Thuận Phước, quả thật là một khung cảnh mê hoặc lòng người.
Và bây giờ, tôi muốn nói về cái tên Sơn Trà.
Trước khi cùng tản mản về nội dung này cũng nên phân biệt rõ, hiện tại có bán đảo Sơn Trà ở quận Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng và một hòn đảo nhỏ, có tên là Sơn Trà, còn có tên khác là Hòn Chảo, nhưng nó lại thuộc về địa giới của tỉnh Thừa Thiên Huế, gần sát đèo Hải Vân. Bán đảo Sơn Trà như đã biết, nó vốn là một hòn đảo lớn trước khi bồi cạn nối thành bán đảo như hiện tại. Xưa nay người ta thường nói về tên của nó theo nhiều giả thuyết khác nhau, xin tạm liệt kê những hướng khả dĩ để người đọc có thể tìm hiểu thêm:
- Hòn đảo xưa có hình dáng giống một cái chà bắt cá – dụng cụ của ngư dân địa phương, nhưng nó còn là ngọn núi, nên gọi là Sơn Chà.
- Đảo núi có nhiều vọc mà là cụ thể là vọc Chà vá (phiên âm của Java – địa danh ở Indonesia) nên gọi tắt là Sơn Chà, một nhánh khác là trong tiếng Chăm pa từ Ja (ông), Kra (khỉ), liên quan tới giới tính nam, khỉ, cũng là một khả năng có phiên âm tới tên Sơn Trà. Tức là đảo khỉ và núi Ông (Vì họ cũng có núi Bà – Bà Nà đối xứng)
- Ông Ma Trà Chế, là các họ lớn của quý tộc người Chăm, nên vì lí do gì đó, có tên núi (của) Trà, thì cũng bình thường, như quanh đó có Trà Kiệu, Trà Bồng, Trà My, Trà Khúc…
- Có một giống cây gọi là cây sơn tra, đảo này nhiều cây mọc nên tên như vậy. Một nhánh khác thì cho rằng đây có nhiều cây trà (cây trà như trà Thái Nguyên) và nhiều cây mọc thấp (từ cũ: chà/trà rào), nên gọi là Sơn Trà/Chà. (Giả thuyết này khá yếu)
Và dù cái tên của nó được hình thành như nào, thì một điều chắc chắn bán đảo Sơn Trà là một vị trí quan trọng bậc nhất của thành phố Đà Nẵng. Nó là điểm khởi đầu của hai cánh cung vịnh biển, một bên là vịnh Đà Nẵng với cửa Hàn, cảng Tiên Sa, bãi Liên Chiểu, bên còn lại là Mỹ Khê và là mặt biển chính của thành phố hướng ra biển Đông. Thật là nhàm chán cho thành phố nếu không có một “đỉnh núi” điểm nhấn với nhiều sự đa dạng sinh thái ở phía biển Đông như vậy. Tất nhiên là nếu thôi, vì không có nó, thì đã không có Tourane, không có Đà Nẵng của chúng ta rồi.
Rời khỏi Đà Nẵng để quay lại xứ Huế, vì Huế còn vô cùng nhiều điều để đọng lại trong tâm trí, chưa nói hết được. Có lan man đi đâu, có bàn về Đà Nẵng, bàn xa ra Quảng, bàn lên đến Thuận, lại nhớ ra Huế còn nhiều thứ chưa viết quá. Ngày xưa, sách Thủy kinh chú, một sách cực cổ của Trung Quốc nói về địa danh, địa giới, sông hồ (những năm 500 – tác giả Lịch Đạo Nguyên), có nói tới các cuộc xâm lược của các Giao châu thứ sử vào nước láng giềng, mô tả rất chi tiết kinh đô của người Chăm cổ, thành Điển Xung hay là Phật Thệ ở chính thành phố Huế bây giờ. Còn cương giới xa nhất phía bắc của người Chăm, là một cứ điểm quân sự tuyến đầu, thành Khu Túc, hiện giờ nó ở thôn Cao Lao Hạ, huyện bố Trạch, Quảng Bình. Một chi tiết khác, vô cùng quan trọng được nêu ra, họ đi tới đâu đều nói chuyện cũ (là chuyện ông thời năm 500 nói chuyện ông thời năm 45), Mã Viện (năm 43) sau khi dập tắt được khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cho quân đi sâu về phía Nam, mỗi vài trăm dặm, lại đóng một cột đồng. Còn cho người (lính Hán) ở lại sinh sống, coi cột đó, lâu thành làng, gọi là Mã lưu nhân. Ngày còn nhỏ, cứ nhớ chuyện cột đồng Mã Viện, cho quân trồng, rồi nói cột mà đổ, thì diệt nước. Sau lớn lên mới biết, không phải có duy nhất một cột mà theo vĩ độ và các vị trí hợp lý họ đều trồng cột, để đo bóng nắng theo lí thuyết thiên văn, xác định tính chất quay của các thiên thể chủ yếu là mặt trời. Các tên địa danh Việt Nam ở dưới Thanh Hóa thời nhà Hán bấy giờ như Cửu Chân (đường chân trời), Nhật Nam (mặt trời ở phía Nam), đều mang ý nghĩa thiên văn cả.
Mỗi năm, thường tôi có bốn lần qua dãy Bạch Mã, hai đi vào và hai đi ra và lần nào cầm lái vượt qua điểm phân định địa danh Huế - Đà cũng vẫn đầy cảm xúc như lần đầu. Với tôi, một cách phân biệt (không được tốt lắm) về không thời gian, về văn hóa, về một xứ xa lạ, lại chính là khu vực đèo Hải Vân, dãy Bạch Mã chứ không bao giờ là cương giới cũ theo chính sử như đèo Ngang, sông Gianh - Quảng Bình, vĩ tuyến 17 – Quảng Trị. Dãy Bạch Mã là điểm cuối cùng của gió mùa đông Bắc thổi tới, được chặn lại bởi dãy núi cao này. Và cũng vì vậy, ở trên vĩ tuyến này, xưa nay thường nhiều bão hơn từ Đà Nẵng đổ vào trong phía Nam. Và cũng vì dãy núi này sừng sững chắn ra tới biển Đông, như ta thấy hiện tại khi đứng ở Hải Vân quan, thì chắc chắn ngày xưa, nó phải gây cách trở Nam Bắc tới kiệt cùng. Cũng vì vậy, sau nhiều trăm năm tấn công người Chăm pa, các thứ sử Giao Châu cũng chỉ đạt mục đích được tới Huế. Có lẽ vì khí hậu, thời tiết, địa hình và bối cảnh lịch sử, nên phong tục hai miền cũng khác.
Nếu đi qua hầm Hải Vân, thì không có gì quá nhiều để nói, nhưng nếu cầm lái đi theo đường đèo qua Hải Vân quan, từ phía Nam ra, dưới chân đèo là một doi cát óng mượt, hiện ra trước mắt. Huế bắt đầu được cảm nhận từ cửa đầm Lập An, bãi Lăng Cô, những bức tranh tuyệt tác của tạo hóa được kết hợp giữa cát, cây, biển, núi rừng. Còn theo chiều ngược lại, sau khi dừng nghỉ ngắm đất trời, cảm nhận không khí của rừng xanh bạt ngàn tại Thiên hạ đệ nhất hùng quan, xuôi về phía Nam, góc nhìn vịnh Đà Nẵng, bãi Liên Chiểu hiện lên như một chỉ dấu của đô thị hiện đại nhưng vẻ đẹp tự nhiên của bãi biển cũng rất dễ làm xiêu lòng du khách. Vài năm gần đây, khi cao tốc La Sơn Túy Loan đi vào hoạt động, nếu có cơ hội bạn nên cầm lái trực tiếp trên cung đường xuyên qua cánh rừng Bạch Mã này, vì nó không thể diễn tả hết bằng câu chữ được. Và chắc chắn, tôi mong bạn có được hệ thần kinh tốt, vì cảm giác “say lòng người” rất thường trực, phần nào sẽ ảnh hưởng tới chân ga và độ quan sát trên một cung đường không kém phần mạo hiểm. Nhưng tôi đảm bảo sau đó bạn sẽ luôn háo hức muốn trải nghiệm lại nó nếu có cơ hội.
(Còn tiếp…)

"
 

Visser III

Xe tăng
Biển số
OF-613353
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
1,424
Động cơ
190,274 Mã lực
Tuổi
43
Em thấy tội nặng nhất là vua Nguyễn giai đoạn này là Tự Đức vô năng. Chứ dám đánh thì cũng chưa cần thanh dã làm gì vì Pháp ở xa, hậu cần khó khăn. Nhục nhất là năm 1871 bên Pháp nổ ra Cách mạng mà Tự Đức không tranh thủ lại còn bảo làm thế là không đúng chuẩn mực đạo đức vì lợi dụng lúc địch khó khăn.
Tự Đức cho mình là hoc rộng hiểu nhiều,làu thông kinh sử mà lại quên mất chuyện ông Tống Tương Công bên Tàu.😁😁
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,657
Động cơ
226,763 Mã lực
Hài, bác nói mọi chuyện dễ dàng thế thì bọn thực dân Anh Pháp TBN BĐN Hà Lan chả làm ăn gì được hồi thế kỷ 17-19.
Chỉ cần mấy cái thuyền với vài trăm thủy thủ đã làm cỏ được cả châu Mỹ.
Nhà Thanh đại bại 2 lần trong 2 cuộc chiến tranh Nha Phiến trước vài nghìn lính Anh-Pháp.
Chỉ cần vài cái tàu chiến Mỹ bắn vài phát đã buộc ngưòi Nhật đầy kiêu hãnh phải mở cửa banh háng sau 200 năm bế quan tỏa cảng.
Chả lẽ tất cả đều vô dụng, hèn hạ như nhà Nguyễn. Hay là ở mức độ nào đó mọi sự dũng cảm đều vô dụng trước sự vượt trội về KHKT ?
Không có chuyện mấy trăm người chiếm châu Mỹ đâu nhé, nhiều truyện hơi phóng đại, lúc đầu Tây ban Nha chỉ đủ sức chiếm 1 hòn đảo nhỏ, bất tất cả dân làm nô lệ trong đồn điền, mỏ. Bên có tàu thuyền, lính viễn chinh thì nó lựa được lúc nào, chỗ nào nước khác suy yếu mà tới. Chả phải ngẫu nhiên mà nó né thời Tây Sơn, Càn long ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,050
Động cơ
397,584 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Em thấy tội nặng nhất là vua Nguyễn giai đoạn này là Tự Đức vô năng. Chứ dám đánh thì cũng chưa cần thanh dã làm gì vì Pháp ở xa, hậu cần khó khăn. Nhục nhất là năm 1871 bên Pháp nổ ra Cách mạng mà Tự Đức không tranh thủ lại còn bảo làm thế là không đúng chuẩn mực đạo đức vì lợi dụng lúc địch khó khăn.
cài này thì
nặng tội nhất là th-ằng quế với th-ằng phương .
 

Visser III

Xe tăng
Biển số
OF-613353
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
1,424
Động cơ
190,274 Mã lực
Tuổi
43
Do không mua thôi, tiền trong kho dư sức mua khẩu súng máy giữ thành Hà Nội!
Chắc Tự Đức nghĩ tiền đó dồn vào xây lăng,khi nào chết thì ngồi trong lăng đó phù hộ cho con cháu bên ngoài đánh Pháp.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,657
Động cơ
226,763 Mã lực
Suy nghĩ của Tự Đức là nếu đánh mà thua thì mẹ con trẫm sống ở đâu. Thằng nông dân thua chỉ mất cái mạng chứ vua thua thì mất ngai vàng.
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,480
Động cơ
185,516 Mã lực
Hồi đó Pháp sử dụng thủ đoạn ký hiệp ước để buộc triều Nguyễn. Sau khi ký hiệp ước rồi thì triều đình như gà mắc tóc. Sau này cụ Hồ và các cụ nhà ta đã rút được kinh nghiệm xương máu là không bao giờ ký hiệp ước khi đang ở thế thua. Chỉ ký khi có lợi thế chiến trường. Chính vì thế rất nhiều năm ta mới đồng ý ký Geneve và Paris.
Quân đội triều Nguyễn không hề yếu nhưng triều đình đã vội vàng ký hoà ước, bị mắng là hèn nhát cũng không oan tí nào
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,319
Động cơ
96,671 Mã lực
Tuổi
51
Em nhớ Pháp có hơn 100 thằng đã làm gỏi thành Hà Nội lúc ấy 1 vạn lính.
Súng thời đó vẫn còn phát bắn phát nạp.

Ém quân xung quanh đợi nó xuống tầu thì mình ập vô. 1 vạn người sao mà bắn kịp được.
Chưa kể cầm thêm cái lá chắn gỗ thì tỉ lệ đạn xuyên qua được sẽ giảm hẳn.
Tóm lại là kỹ năng chiến đấu của quân nhà Nguyễn kém, sau 1 thời gian Minh Mạng bế quan tỏa cảng.

Trong khi trước đó, Gia Long đã có súng hỏa mai, đã từng đánh nhau nhiều trận long trời lở đất với Nguyễn Huệ
 

ganopa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-857972
Ngày cấp bằng
25/4/24
Số km
172
Động cơ
2,571 Mã lực
Tuổi
30
Em nhớ Pháp có hơn 100 thằng đã làm gỏi thành Hà Nội lúc ấy 1 vạn lính.
Súng thời đó vẫn còn phát bắn phát nạp.

Ém quân xung quanh đợi nó xuống tầu thì mình ập vô. 1 vạn người sao mà bắn kịp được.
Chưa kể cầm thêm cái lá chắn gỗ thì tỉ lệ đạn xuyên qua được sẽ giảm hẳn.
Lúc đó triều đình mất lòng dân, dân kệ mịa lính bị phớp đánh
Bài học cho các triều đại sau
 

nh0301tn

Xe hơi
Biển số
OF-748045
Ngày cấp bằng
29/10/20
Số km
127
Động cơ
44,116 Mã lực
Chủ yếu lỗi là ở người đàm phán. Lúc đó Pháp đẩy lui quân triều đình ra khỏi 4 tỉnh, nhưng cũng không kiểm soát được hoàn toàn 4 tỉnh này. Thế mà phái đoàn Đại Nam lúc đấy lại ký hòa ước cắt 3 tỉnh đông nam kỳ cho Pháp để lấy lại tỉnh Vĩnh Long - quê của PTG, bồi thường 2.8 triệu lượng bạc, tương đương thu ngân sách 3-4 năm của triều đình, còn thêm cả điều khoản dập tắt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, khiến cho triều đình mất đi đại nghĩa, về sau dân không theo.
Để có tiền bồi thường, Tự Đức sau đó đã đưa ra nhiều giải pháp như cho mua chức quan, tăng thuế, và tệ hơn cả là hợp pháp hóa thuốc phiện.
Còn về phần Phan Thanh Giản, không rõ cụ này là người yêu nước thương dân kiểu gì mà lại rất tích cực trong việc bắt và giao nộp các thủ lĩnh nghĩa quân cho giặc. Việc buông súng dâng thành năm 1867 cũng là 1 hành động tệ hại. Nghe báo đài thỉnh thoảng lên bài "giải oan" cho cụ này mà em không hiểu ra làm sao :D
 
Chỉnh sửa cuối:

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,999
Động cơ
457,359 Mã lực
Lúc đó triều đình mất lòng dân, dân kệ mịa lính bị phớp đánh
Bài học cho các triều đại sau
Cụ nói thế cũng đúng, vì triều đại phong kiến nhà Nguyễn cũng đến thời kỳ suy yếu, nội bộ lục đục, lòng dân không thuận, mặc dù triều đình và quan quân nhà Nguyễn cũng tổ chức đánh Pháp ác liệt, chiến sự giằng co hàng chục năm, nhưng không thể lại được với thực dân Pháp, việc ươn hèn, đầu hàng, có những thỏa thuận thua thiệt là tất yếu.
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,999
Động cơ
457,359 Mã lực
Em nói thật, quân quan nhà nguyễn oánh đấm như kẹc, việc phù hợp năng lực nhất là tiêu thổ ikháng chiến hay nói dân giã là chạy
Phong trào Cần Vương kháng chiến hơn chục năm ở Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và hàng chục cuộc khởi nghĩa ủng hộ phong trào Cần Vương đấy cụ
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,663
Động cơ
264,621 Mã lực
Bác nói thế là rất kém hiểu biết
Ví dụ năm hồi đánh miền Bắc năm 1873 quân Pháp được trang bị súng trường tiêu chuẩn cực chính xác Chassepot tầm bắn 1.2km, tốc độ bắn là từ 8-15 viên một phút.
Trong khi quân nhà Nguyễn 10 người mới 1 ông được trang bị 1 khẩu súng hỏa mai lỗi thời cỡ 100 năm, tốc độ bắn nếu thành thạo là cỡ 2 phát/phút, tầm bắn chưa được 100m, độ chính xác thì như súng hoa cải =))
Chưa kể pháo binh họ đã dùng kiểu pháo nạp từ đít như chúng ta bây giờ, với tốc độ bắn , cỡ nòng, tầm bắn và độ chính xác gấp rất nhiều lần so với mấy khẩu thần công nạp trước từ hồi Tây Sơn.
Nên đơn giản la trong các cuộc chiến, ông cha ta không phải là không dũng cảm nhưng đơn giản là các cụ làm bia tập bắn từ xa cho bọn Pháp. Nên sẽ dẫn đến hoảng sợ và vỡ trận rất nhanh . Đánh nhau ngoài đời không phải như game đâu
Cụ nói không đúng! Chống Mỹ quân giải phóng miền Nam không có không quân, không có hải quân vậy mà vẫn đập chết ngụy và đuổi mẽo chạy cong đuôi! Vũ khí không quyết định!
 

Alex DT Nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-428434
Ngày cấp bằng
8/6/16
Số km
138
Động cơ
218,626 Mã lực
Tuổi
44
Các cụ đem tiêu chuẩn 1954 áp dụng cho vua quan triều Nguyễn 100 năm trước đó thì quả thực là ko công bằng. Đồng ý là họ bế quan tỏa cảng, cai trị khắc nghiệt, ko được lòng dân...nhưng so với các nước châu Á cùng thời thì vẫn ở mức trung bình. Chỉ có Nhật và phần nào đó Thái ko bị đô hộ, TQ là trường hợp đặc biệt vì quá rộng lớn nên các nước phương Tây ko đủ sức chiếm toàn bộ. Do trình độ KHKT cách nhau quá xa, dù cho quân dân có đồng lòng kháng chiến đi chăng nữa, cũng chỉ đủ sức chặn quân Pháp được 1-2 lần đầu. Nếu nó quay lại với tàu chiến bọc thép chạy hơi nước, đại bác, súng nòng xoắn...thì hậu quả còn thảm khốc hơn nữa. Chẳng nói đâu xa chiến tranh nha phiến II diễn ra cùng thời điểm, 200 ngàn quân thiên triều bị liên minh Anh-Pháp quân số 1/10 đánh cho tơi bời, Quảng Châu thất thủ...phải chấp nhận bồi thường, cắt đất, mở cửa tự do thông thương.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alex DT Nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-428434
Ngày cấp bằng
8/6/16
Số km
138
Động cơ
218,626 Mã lực
Tuổi
44
Cụ nói không đúng! Chống Mỹ quân giải phóng miền Nam không có không quân, không có hải quân vậy mà vẫn đập chết ngụy và đuổi mẽo chạy cong đuôi! Vũ khí không quyết định!
So sánh khập khiễng, vũ khí LX so với Mỹ ít nhất cũng một tám một mười. Vũ khí Pháp so với Đại Nam 1858 chẳng khác gì một trời một vực.
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,663
Động cơ
264,621 Mã lực
So sánh khập khiễng, vũ khí LX so với Mỹ ít nhất cũng một tám một mười. Vũ khí Pháp so với Đại Nam 1858 chẳng khác gì một trời một vực.
1 tám 1 mười? Liên xô có vũ khí gì so sánh được mức 8/10 máy bay ở miền Nam giúp cho quân Giải phóng? AK 47 à? Có vũ khí gì bằng 8/10 tàu khu trục ở miền Nam DK 82 à? Hay B41? Chắc VC dùng thuyền gỗ trang bị B41 đập chết tàu khu trục dẫn bắn tự động!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top