[TT Hữu ích] Bản danh sách tối mật

Trạng thái
Thớt đang đóng

tunggiang185

Xe tăng
Biển số
OF-12441
Ngày cấp bằng
4/1/08
Số km
1,934
Động cơ
539,140 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó ở Lào...
Em câu view tý mà, nhưng những chap sau mơí hé lộ nhiều bất ngờ. Các cụ sẽ gặp lại nhiều người mà các cụ đã từng nghe thấy tên :D
:D bây giờ mới mời được cụ rượu! Hóng hóng hóng nào....
 

buonduale

Xe điện
Biển số
OF-102288
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
2,454
Động cơ
417,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ cu hiện đang bị tạm giam tại.......Giường nên ko viết tiếp được mong các cụ thông cảm ..mời các cụ ai về nhà lấy ko chen lấn kẻo tắc đường
 

Anh_UK

Xe tăng
Biển số
OF-45916
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
1,644
Động cơ
477,327 Mã lực
Nơi ở
Knightsbridge
không biết tối nay cụ Cu có cho thêm một chap nào nữa không nhỉ..
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Cụ cu hiện đang bị tạm giam tại.......Giường nên ko viết tiếp được mong các cụ thông cảm ..mời các cụ ai về nhà lấy ko chen lấn kẻo tắc đường
Chết mất với cụ. Em toàn bị Gấu nhà em giam em ở giường khi phọt bài. Chết em không :D
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
CHAP 07

Lúc này, Trang đang ngồi trước máy tính và những dữ liệu đang hiện dần lên trên màn hình. Sau khi xem những tài liệu tuyệt mật có trên USB mà Trang đã tình cờ thấy được trong túi áo của Macke thì Trang cũng hiểu ra phần nào cái giá trị về thông tin của dữ liệu này. Tuy nhiên chỉ có dữ liệu cuối cùng để truy cập thì Trang không thể. Có một điều, trong dữ liệu USB có nhắc đến một mã code được lập bởi một người đàn ông bí mật. Quan sát những cái cần biết, Trang cảm thấy được đây là một tài liệu tuyệt mật của CIA. Điều mà cô cũng luôn muốn có nó để chuyển về Việt Nam. Quá tình vờ và bất ngờ đối với cô. Nếu giải mã được thì điều này quả thực cần thiết cho những gì mà phía Việt Nam đang cần. Một bất ngờ đã đến với Trang, ngoài sức tưởng tượng của Trang. Sau đó, Trang liên kế hoạch chuyển toàn bộ những thông tin dữ liệu quan trọng này về phía Việt Nam thông qua những phương thức mà cô vẫn thực hiện khi cung cấp tin tức cho Việt Nam. Quả thực những tài liệu trên vô cùng giá trị và hoàn toàn quan trọng với những gì mà phía Việt Nam cần. Ngay lập tức, những tài liệu của cô được chuyển gấp về Việt Nam qua một con đường bí mật. Một tài liệu quan trọng để bắt đầu từ đấy là một chiến dịch đặc biệt được hình thành.

- 09h30 phút sáng ngày 13-11-2001, Văn phòng Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - Bộ Quốc Phòng Việt Nam:
Trong căn phòng có năm người: Bộ trưởng, Tổng Tham mưu trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, Cục trưởng Cục tình báo đối ngoại và một thư ký đặc biệt của Bộ trưởng. Cả bốn người ngồi nói chuyện và mục đích của câu chuyện chính là bản danh sách tối một trong ổ USB đã được mã hóa, chuyển từ Mỹ về thông qua một điệp viên ngầm mật danh là T21. Cái cần bây giờ cần cho bản danh sách này được hiện thực thì cần phải biết ai sẽ là người giả mã? Người giải mã hiện đang ở đâu? Điều đó cần những gì?

Lúc này đồng chí Tổng tham mưu trưởng nói. Có lẽ ông băn khoăn những điều mà ông xem xét những tài liệu do phía Việt Nam giải mã gần hai ngày khi nhận được tài liệu quan trọng này. Ông chủ động nói trước:
- Theo báo cáo của điệp viên T21 thì tài liệu này khá quan trọng. Mình về giải mã cũng chỉ giải mã được một số những cái bên ngoài, không có giá trị quan trọng. Nó chỉ mang tính chất sơ lược. Ở đây nó có nhắc đến một bản danh sách những điệp viên ngầm của Trung Quốc cài lại miền Nam Việt Nam sau năm 1975. Điều này chúng ta cũng đã từng biết khi tiếp quản Sài Gòn. Bản chất sự việc này được lộ ra sau khi lực lượng Polpot đã bị quân ta tiêu diệt ở Tây Ninh. Năm 1978 đến 1979 tại biến giới Việt Nam và Campuchia, một số lực khác nhiều lượng tình báo quân sự của Trung Quốc cũng đã cài cắm hoàn lẫn vào nhóm Polpot, hỗ trợ cho Polpot để thâm nhập vào Việt Nam. Đợt đấy, ta cũng bắt được một điệp viên của Trung Quốc. Sau khi khai thác thì ta được biết có biết là có một số lượng lớn điệp viên ngầm của Trung Quốc vẫn còn ở lại Việt Nam với nhiều danh nghĩa khác nhau. Nhưng phía Trung Quốc đã mất tín hiệu để liên lạc sau năm 1975. Do vậy, có thể thấy và chứng minh rằng bản danh sách này là có tồn tại thật chứ không phải là giả. Nó hoàn toàn có thật chứ không chỉ là đồn đại. Tuy nhiên, cái khó là người giải mã cuối cùng thì ta không thể tiếp cận ngay. Nhưng tôi không hiểu tại sao phía VNCH lại biết bản danh sách này? Nếu nó là do CIA chia sẻ thì phía CIA cũng phải có bản danh sách đã được giải mã chứ? Sao họ lại chỉ được một nửa khi đưa cho Diệp Kỳ? Vậy CIA có thực có bản danh sách đầy đủ này không? Hay chỉ cũng như ta? Cái điều đấy là tôi thắc mắc nhất mà không có lời giải thích cụ thể.

- Vậy thì cái cần bây giờ là ta nên làm như thế nào? Liệu những tài liệu này có chuyển về phía Trung Quốc hay không? Trước hết là từ Jonkh Kean. Ông ta là một thư ký quan trọng của Tổng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ. Do vậy tài liệu mà từ Jonk Kean không hề đơn giản. Nhưng nếu theo những tin tình báo mà mình thu được thì Jonh Kean đã từng làm việc với Bộ An ninh Trung Quốc từ cách đây gần một năm. Người hay làm việc với Jonh Kean là một thương gia nhập khẩu hàng thực phẩm có tên là Diệp Kỳ. Diệp Kỳ chính là một tình báo viên ngầm của Bộ An ninh Trung Quốc được cài ở Mỹ nhằm thu thập các thông tin tình báo cho Trung Quốc. Nhưng có một điều hơi lạ là Diệp Kỳ về nước ngay sau khi gặp Jonh Kean ở nhà riêng xong. Liệu có liên quan gì ở đây? Liệu người Trung Quốc có biết về những thông tin mật này?

Đồng chí Cục trưởng báo cáo:
- Theo thông tin tình báo thì Jonh Kean đã làm việc với Diệp Kỳ khá lâu rồi anh ạ. Bản chất sự việc là phía Trung Quốc dùng Diệp Kỳ để lấy những thông tin mang tính chiến lược cho mình. Nhưng theo những tình báo viên của mình ở khu vực ChinaTown - LosAngeles thì Diệp Kỳ đứng trên danh nghĩa một người buôn thực phẩm đông lạnh. Ông ta nhập khẩu vào Mỹ thông qua một công ty trung gian của Trung Quốc. Nhưng công ty này có nguồn từ Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nên khả năng cái này cũng có chỉ đạo từ phía Chính phủ Trung Quốc nữa. Nhưng tôi chỉ thắc mắc cái này liệu Mỹ có biết Diệp Kỳ đã làm việc cho Trung Quốc không? Hay chính Jonh Kean là một mắc xích về điều này? Nếu đúng Diệp Kỳ mua được thông tin này thì khả năng chắc chắn một điều là phía Mỹ cũng đã biết Diệp Kỳ. Nên theo tôi có hai khả năng làm đáng phải quan tâm.

- Khả năng thứ nhất là Diệp Kỳ và Jonh Kean đều có lợi trong thương vụ này. Bản danh sách sẽ được mã hóa nếu phía Trung Quốc giả mã được và tìm được người mã hóa ở Nepal. Nhưng nếu như vậy sao phía Jonh Kean không giải mã nốt phần còn lại vì mã code vẫn trong tay họ. Nếu điều đó có lợi cho họ? Tôi nhận định ở đây thì thông tin mà phía Jonh Kean bán cho Diệp Kỳ không có hại cho phía Mỹ nên Jonh Kean mới có thể tiếp xúc một cách dễ dàng như vậy. Tuy nhiên, Jonh Kean khá khôn khéo khi chỉ bán một nửa. Điều đó tôi có thể đặt giả thiết họ cũng không có mã code để giải mã phần còn lại. Tất cả điều phụ thuộc và người giải mã ở Nepal.

- Khả năng thứ hai là thương vụ của Diệp Kỳ và Jonh Kean cũng có thể là một màn kịch của CIA. Thông tin về tài liệu này không thất thiệt cho họ nên Jonh Kean cũng muốn từ đây để cho phía Trung Quốc chủ động làm việc này. Sau đó có thể họ cũng đang muốn có bản danh sách đấy để thực hiện một phi vụ nào đấy. Nếu nói về những điệp viên của Trung Quốc còn lại ở miền Nam thì đến lúc này cũng một thời gian khá dài. Do không có thông tin hoặc mất liên lạc giữa các bên nên những điệp viên này gần như không thể tiếp cận với Trung Quốc. Điều đó làm họ phải trở thành người Việt Nam. Và lúc này có thể họ đang là doanh nhân, quan chức hay một thành phần nào đó. Mình cần phải tìm cho ra bản danh sách này anh ạ. Quan trọng là phải trước phía Trung Quốc. Nếu để lọt vào tay họ trước thì mình sẽ bất lợi vì bí mật vẫn nằm trong bí mật. Điều đó vô cùng quan trọng.

- Còn một giả thiết khác nữa mà tôi có thể cho có thể xảy ra là phía CIA mượn phía Trung Quốc để tìm ra bí mật của bản danh sách này thông qua Jonh Kean và Diệp Kỳ. Nếu đúng thế thì khả năng lần này, nếu tham gia vào việc tìm người giải mã sẽ có cả CIA cùng tham dự vào chiến dịch tìm kiếm. Nếu đúng thế thì tìm được người giải mã càng khó khăn hơn vì mình phải đối đầu với 2 cơ quan tình báo sừng sỏ của Trung Quốc và Mỹ. Nhưng theo phán đoán của tôi thì phía CIA sẽ chỉ đứng ngoài quan sát mình hoặc Trung Quốc thực hiện ra sao. Có thể họ sẽ thông qua hệ thống tình báo của họ ở Paskistan và Ấn Độ. Từ đấy những điệp viên có thể tiếp cận Nepal rất dễ. Nhất là CIA đã nhúng khác sâu và hoàng tộc Nepal sau vụ thảm sát hồi tháng 06-2001 vừa rồi. Họ cũng sợ bị bại lộ nên không thể tác chiến độc lập trên đất Nepal được được nữa.

Đồng chí Tổng tham mưu trưởng nói:
- Đúng! Tôi cũng có ý nghĩ như anh. Tất cả các giả thiết đều có thể xảy ra. Lúc này mình và Trung Quốc là hai bên sẽ tham gia chiến dịch. CIA sẽ chỉ đứng quan sát và hành động khi cần thiết. Tôi nghiêng về khả năng đấy hơn. Cho dù điều này còn chưa được làm sáng tỏ. Nhưng ta vẫn phải tính hết những gì có thể xảy ra. Tuy nhiên để thực hiện chiến dịch tuyệt mật này thì theo đồng chí nên triển khai như thế nào? Thời gian lúc nào? Ta không thể chậm được. Chúng ta phải biết là từ Nepal sang Trung Quốc rất dễ và gần. Thậm trí có thể lúc này mình đang bàn bạc thì họ đã triển khai rồi. Vậy nên ta không thể chậm hơn họ được. Đồng chí có cách nào chưa? Mà còn thông tin người giải mã thì mình có hồ sơ không?

Cục trưởng tiếp tục báo cáo:
- Báo cáo có ạ! Về người giải mã thì mình cũng có hồ sơ. Đấy là Hùng. Tên thật là Nguyễn Văn Hùng. Hùng là người miền Bắc, giáo dân của Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định di cư vào Nam sau năm 1954. Sau đấy, Hùng được làm ở Sở Nghiên cứu Chính trị và xã hội Phủ tổng thống của bác sỹ Trần Kim Tuyến. Ở đây một thời gian khoảng hơn một năm, Hùng được cử sang Mỹ học một lớp về đào tạo nghiệp vụ tình báo quân đội và phản gián. Sau đấy về làm ở Sở này dưới thời Trần Kim Tuyến. Hùng khá kín đáo khi làm việc nên những công việc tuyệt mật ở Sở này, Hùng đều được tin tưởng giao việc.

- Sau cuộc đảo chính 11-11-1960, Trần Kim Tuyến thất sủng do bị quy trách nhiệm không dự báo trước được cuộc đảo chính và đến năm 1961, thì VNCH sáp nhập Đoàn công tác đặc biệt miền trung của Ngô Đình Cẩn và Dương Văn Hiếu và lực lượng cảnh sát đặc biệt được sáp nhập vào Tổng nha cảnh sát. Các đơn vị đặc nhiệm chống đảo chính được tổ chức thành Lữ đoàn liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống và chịu sự điều động của Bộ Quốc phòng. Sở Nghiên cứu chính trị bị thu hẹp quyền lực. Ngay sau đấy 05-05-1961, Ngô Đình Diệm thành lập Phủ Đặc ủy hay còn gọi là cơ quan tình báo của Phủ tổng thống do Trung tá Lê Liêm phụ trách. Lúc này Hùng được chuyển sang làm ở Trung tâm Thẩm vấn Quốc gia - Cục Tình báo Quốc ngoại của cơ quan này. Nơi này là nơi chỉ làm nhiệm vụ tiếp nhận các tù binh từ các quân khu đưa về thẩm tra. Chính vì lẽ đó Hùng được tiếp cận khá nhiều các thông tin tình báo của CIA chia sẻ. Nhất là những tình báo viên ngầm của Trung Quốc đang hoạt động ở miền Nam Việt Nam.

- Bắt từ đấy qua các thời kỳ là đại tá Nguyễn Văn Y, trung tướng Mai Hữu Xuân thì Hùng phụ trách bí mật công tác thẩm vấn tù binh, biệt kích cũng như những điệp viên ngầm bị bắt. Đến thời chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan quản lý thì Hùng được đặc trách bí mật làm người giao dịch với CIA cho tướng Nguyễn Ngọc Loan. Sau khi tướng Loan bị thất sủng thì Hùng được chuyển sang làm ở Cục tình báo Quốc nội dưới thời Trung tướng Linh Quang Viên, đại tá Nguyễn Khắc Bình. Đến thời Nguyễn Phát Lộc, thì Hùng được bí mật làm việc cho CIA. Sau năm 1975, Hùng sàng tị nạn chính trị ở Nepal. Không hiểu vì lý do gì mà Hùng chọn Nepal là nơi tị nạn chính trị. Vì Hùng không có vợ, con gì cả. Nên từ năm 1975, mình không có hồ sơ của Hùng. Nếu theo những gì mà Hùng đã làm thì Hùng không phải là con người đơn giản chút nào. Ông ta tồn tại từ ngày đầu tiên của Sở chính trị do Trần Kim Tuyến quản lý đến phút cuối cùng của Nguyễn Phát Lộc. Một quá trình như vậy mà Hùng không hề bị sao, chứng tỏ Hùng có một bí mật gì đó còn chưa được phát hiện ra. Nếu theo những thông tin thời đó khả năng Hùng làm việc cho một cơ quan tình báo nước ngoài. Nhưng không phải CIA. Điều đó có thể khẳng định được vì trước 30-04-1975 thì Hùng đã gặp gỡ một nhà ngoại giao người Anh. Sau đấy, Hùng chủ động thôi không làm nữa và xin tỵ nạn ở Nepal. Sau khi Hùng rời khỏi Sài Gòn thì 10 ngày sau, quân ta giải phóng Sài Gòn. Có một điều mà tôi còn chưa tìm hiểu kỹ là chính Trần Kim Tuyến là người có ảnh hưởng rất sâu với Hùng và là người đã nâng đỡ Hùng từ ngày đầu làm việc. Nên sau năm 1961, Trần Kim Tuyến bị thất sủng nên ông ta có vẻ không thích chế độ Diệm nữa và có liên hệ với một cơ quan tình báo khác không phải CIA. Đấy chính là cơ quan tình báo MI5 của Anh. Nên không loại trừ khả năng Hùng cũng đã làm việc gián tiếp cho MI5 hoặc được MI5 cài cắm ở đây. Chính vì Nepal cũng rất thân thiết với tình báo Anh nên Hùng đã chọn Nepal để tị nạn bí mật. Và đến giờ thì những thông tin về Hùng gần như không còn nữa.

Bí mật về người giải mã bắt đầu hé lộ. Vậy Hùng (người giải mã) là ai? Liệu còn sống hay đã chết? Và liệu Hùng có thể giải mã được bản danh sách này không? Các cụ đợi chap tiếp theo sẽ rõ nhé..... :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Duy2013

Xe hơi
Biển số
OF-294754
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
117
Động cơ
314,520 Mã lực
hấp dẫn, hóng chap sau
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
CHAP 08

Nghe Cục trưởng nói đến đây thì đồng chí Tổng tham mưu trưởng hỏi tiếp:
- Nếu đúng như vậy thì giờ cũng chỉ là phán đoán. Mọi giả thiết đều có thể. MI5, CIA hay Cục tình báo đối ngoại - Bộ An ninh Trung Quốc đều là các tổ chức tình báo mạnh. Mình không thể nhất thời làm theo cảm tính được. Theo đồng chí lúc này nên chọn phương án nào tối ưu nhất cho việc tìm lại tài liệu quan trọng kia?
Không để cục trưởng nói, đồng chí Tổng cục trưởng liền ngắt lời:

- Cái này tôi cũng đã suy nghĩ từ hôm nhận được tài liệu mật này. Để tìm ra người giải mã trong cả đất nước Nepal rộng và địa hình Nepal phức tạp, toàn đồi núi, nhất là người thưa thớt thì không hề đơn giản. Cách duy nhất mình phải cử một nhóm đặc biệt sang đấy để tìm. Mà nhóm này sẽ phải xác định phương án tối mật là quan trọng nhất do mình và Nepal cũng khôg thân thiết. Nhất là nếu bị phát hiện thì về mặt ngoại giao đối với chính phủ mình sẽ phức tạp. CIA đã từng dính rồi nên họ khá hiểu điều này. Cái này phía Trung Quốc đang có lợi hơn mình. Vì thế, nhóm xâm nhập đặc biệt sẽ phải nằm trong phạm vi những lực lượng đặc biệt của Tổng cục tình báo. Không thể lấy bất kỳ từ các đơn vị khác. Trước khi xâm nhập sẽ phải biết những gì khó khăn xảy ra khi bị phát hiện hoặc chết. Lúc đấy toàn bộ thông tin về họ sẽ bị chính phủ mình phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của lực lượng đấy. Coi như không thừa nhận. Họ sẽ thành những phần tử khủng bố nếu có thể. Như vậy, mình cũng phải chuẩn bị phương án này trước. Những người sang đấy sẽ là những phần tử khủng bố mà bên mình đang truy nã. Phải công khai trên interpol khi cần thiết. Còn nếu thành công thì tốt quá. Nên tôi cũng đã tính đến mọi phương án rồi. Không còn cách nào nữa đâu các đồng chí ạ

Đến lúc này, đồng chí Bộ trưởng mới lên tiếng:
- Thế nếu như ý kiến của đồng chí Tổng cục trưởng thì các đồng chí đã chọn đơn vị nào chưa?
Tổng cục trưởng nói:
- Cái này tôi đã có hướng rồi anh ạ. Chỉ có duy nhất lực lượng đặc biệt A2 của Tổng cục tình báo mới có thể thực hiện được điều này.
Bộ trưởng:
- Lực lượng này đang ở đâu lúc này? Liệu có đủ tin tưởng không các đồng chí?
Tổng cục trưởng:
- Cái này tôi có thể cam đoan về những gì lực lượng này tham gia. Hiện lực lượng đặc biệt này đang tập và đồn trú ở cơ sở tuyệt mật của mình ở Chu Hương, Bắc Kạn.
Bộ trưởng:
- Tôi thống nhất với những gì đồng chí Tổng cục trưởng đã nói. Phải bí mật và tuyệt đối bí mật mới có thể thành công. Xác định trước đối phương sẽ là một trong những lực lượng tình báo mạnh của thế giới. Nhưng chính vì sự an nguy của đất nước nên điều này không thể làm khác được. Các đồng chí cứ triển khai đi. Ngay trong ngày hôm nay liên hệ với A2. Càng sớm càng tốt. Chúc các đồng chí thành công. Có gì thường xuyên báo cáo cho tôi được biết.

Hai ngày sau, tại căn cứ quân sự bí mật ở Chu Hương, Bắc Kạn. Nơi tập luyện và đồn trú của A2, lực lượng đặc biệt của tình báo quân đội nhân dân Việt Nam:
Ở đây là nơi tập luyện và đóng quân của A2. Đây là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của QĐND Việt Nam, nhưng gần như không bao giờ có tên những văn bản giấy tờ. Nó gần như vô hình để đảm bảo tính bí mật của lực lượng đặc biệt này. Chỉ huy chính là Đàm Văn Khương. Đàm Văn Khương chính là một người cùng họ với thiếu tướng Lê Quảng Ba (tức Đàm Văn Mông). Lực lượng A2 chủ yếu được tuyển lựa từ các nơi trên Việt Nam. Nhưng các thành viên đều là người dân tộc Tày, với số lượng nằm trong biên chế chính thức là 120 người. Tính trung bình cứ 5000 người thì mới chọn được một người đủ tiêu chuẩn vào lực lượng A2 này. Những thành viên của A2 đều vượt qua các kỳ sát hạnh nghiêm ngặt ở một nơi tập luyện bí mật. Từ đấy, những thành viên này được sàng lọc lỹ về độ tinh thông như: Võ thuật, kiến thức tình báo, quân sự, ngoại ngữ, các phương thức hoạt động đơn phương, độc lập, khả năng tác chiến khi sử dụng các thiết bị quân sự. Gần như mỗi người trong A2 đều có thể là bất kỳ một người lính ở bất kỳ một đơn vị hay một binh chủng nào khi có yêu cầu cần thiết.

Ngoài ra một điều cơ bản nữa mà lực lượng A2 này có được là lòng trung thành với người chỉ huy. Họ chỉ nghe lệnh duy nhất từ người chỉ huy. Không bất kỳ một ai có thể chỉ huy được. Ngôn ngữ giao tiếp khi thực hiện nghiệp vụ chủ yếu là tiếng dân tộc Tày. Biện pháp này khá hiệu quả để tránh những tín hiệu thu lại nhằm giải mã những thông tin mà đối phương cần tìm. Đối với lực lượng này thì có thể độc lập tác chiến trên mọi địa hình và có thể một mình xử lý tình huống khi có lệnh. Mỗi một người là một bộ phận có thể tách rời và khi cần có thể hòa nhập thành một thể thống nhất. Với những phẩm chất ưu tú đấy thì A2 chỉ dùng khi có những công việc cực kỳ quan trọng và tối mật. Họ không có cấp bậc, hàm mà chỉ có một mức độ duy nhất thông qua người chỉ huy chính là Đàm Văn Khương.

Sáng hôm đấy, Đàm Văn Khương đang cùng mọi người tập luyện thì bỗng nhiên anh nhận được một mật lệnh là đúng 10h sáng ngày mai phải có mặt ở trụ sở Bộ Quốc Phòng ở Hà Nội để nhận chỉ thị. Khi biết điều đó, Đàm Văn Khương đoán được chắc sắp có một công việc tối mật nào đó được giao cho A2. Anh vội vàng thu xếp công việc lên Hà Nội ngay sau khi nhận được mật lệnh đấy. Vậy mật lệnh mà Khương nhận có phải là nhiệm vụ liên quan đến bản danh sách tối mật do T21 chuyển về Việt Nam? Liệu Khương sẽ nhận nhiệm vụ như thế nào? Các cụ tiếp tục hóng nhé …... :D
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
CHAP 09

Chiều, Khương đã có mặt ở Hà Nội. Lúc này anh đang đợi ở phòng đồng chí Tổng Tham mưu trưởng cùng với lãnh đạo trực tiếp của anh là Tổng cục trưởng. Điều này khác bất ngờ vì thường anh chỉ gặp lãnh đạo tổng cục là chính, ít khi đồng chí Tổng tham mưu trưởng đi cùng. Do tính chất công việc nên Khương chỉ biết nhận lệnh từ Tổng cục và ngoài nơi nhận lệnh này ra, Khương không chịu chi phối bởi bất kỳ một lệnh nào khác. Cũng chính vì thế, lần này Khương hơi ngạc nhiên là có thủ trưởng cấp Bộ yêu cầu gặp anh. Anh bồn chồn và lo lắng hơn bình thường. Hiếm khi Khương lộ diện ra ngoài để ai biết mình. Ngay cả nơi anh tập luyện cùng đồng đội cũng là một nơi cách ly đặc biệt. Trong vòng bán kính 5km xung quanh khu vực đã được canh gác cẩn mật thì không một ai biết được nơi A2 tập luyện. Nhất là nơi nào là trụ sở của A2 cũng không hề được tiết lộ. Điều này càng làm tăng những bí mật cho lực lượng A2.

Kia rồi, đồng chí Tổng cục trưởng đã đến. Sau khi chào hỏi thủ trưởng, thì Tổng cục trưởng nói:
- Tôi và Khương ngồi một chút! Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng sắp đến rồi. Khương đến sớm quá. Hẹn là 10h mà. Nhưng đến sớm hình như là thói quen của Khương thì phải.
Khương vui vẻ trả lời:
- Vâng! Thưa thủ trưởng, em quen đến sớm rồi. Vì em đoán có việc gì đó quan trọng nên Tổng tham mưu trưởng mới gặp để nói chuyện. Vụ này chắc quan trọng phải không anh?
Thủ trưởng:
- Uh! Một công việc mang tính tối mật và hệ trọng. Nó không đơn giản tý nào Khương ạ. Có thể sẽ có nhiều gay go đấy. À kia rồi! Đồng chí Tổng tham mưu trưởng đã đến! Mình vào làm việc và trao đổi công việc luôn nhé. Việc có mặt của Khương lúc này và ở đây cũng tuyệt mật. Không một ai được phép tiết lộ trừ chỉ có 4 người được biết thôi Khương ạ.

Vào trong phòng Tổng tham mưu trưởng, Khương được gặp 3 người mà anh cũng đã quen mặt. Những người này là Tổng tham mưu trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng Cục tình báo đối ngoại. Căn phòng được tắt điện để mọi người cùng tập trung xem những tư liệu về những việc mà Khương chuẩn bị làm. Những hình ảnh về đất nước Nepal được bắt đầu. Khương ngồi theo dõi khá kỹ và không bỏ qua bất kỳ một thông tin nào. Sau khi giới thiệu công việc xong cho Khương, lúc này đồng chí

Cục trưởng bắt đầu nói với Khương:
- Khương ạ! Điều này khá khó khăn đấy! Với 30 năm rồi thì con người sẽ thay đổi. Những gì mà Hùng còn ở Nepal thì đối với mình là con số không. Có thể Hùng đã chết hay như thế nào đấy, hoặc Hùng đang ở một ngôi chùa nào ở Nepal thì cũng không hề đơn giản để tìm ra tung tích này con người bí mật này. Với đất nước Nepal thì rất nhiều chùa, núi non khá hiểm trở thì tìm được Hùng vô cùng vất vả đấy. Nhất là mình có thể phải đối mặt với lực lượng đặc nhiệm của tình báo CIA và Cục tình báo đối ngoại của Bộ An ninh Trung Quốc cũng đang cùng mình tìm ra manh mối là Hùng. Vì thế, rất có thể sẽ xảy ra đổ máu. Nhưng có một điều vô cùng khó khăn cho Khương là nếu có gì xảy ra, chính phủ Việt Nam sẽ phủ nhận hoàn toàn những gì tồn tại về Khương đấy. Không công nhận Khương thuộc QĐVN và lúc đấy Khương là một thành phần khủng bố chống đối lại chính phủ. Điều đấy chắc Khương cũng đã biết rồi khi làm những công việc tối mật như thế này.

- Do ngoại giao của mình và Nepal chưa được khăn khít nên nếu có gì xảy ra Khương phải chủ động hoàn toàn trong công việc. Nhất là phải đảm bảo Hùng lành lặn về Việt Nam. Mọi thiết bị và khí tài để thực hiện nhiệm vụ, phía Việt Nam sẽ chuẩn bị đầu đủ cho Khương ở biên giới Nepal và Ấn Độ. Để có thể xâm nhập Nepal thì mình chỉ còn cách thông qua Ấn Độ. Ở Ấn Độ, tình báo mình có thể hỗ trợ cho việc này một cách tốt đẹp. Nhưng vào địa phận Nepal là sẽ chỉ có Khương và đồng đội phải đối diện thôi. Nếu tìm được Hùng thì Khương phải đưa Hùng về được Việt Nam thông qua đường Ấn Độ. Ở đây, Khương chỉ cần đưa được Hùng về ĐSQ mình ở Ấn Độ, mọi thủ tục còn lại phía Việt Nam sẽ lo ổn thỏa. Lúc này hộ chiếu của Khương và những người trong nhóm do Khương lựa chọn được thay đổi hoàn toàn để đảm bảo tính bí mật. Tối đa số người đi cùng Khương chỉ 8 người. Không thể đi nhiều hơn được vì sẽ khó có thể đảm bảo an toàn cũng như tính bí mật của công việc. Mọi người sẽ sang Ấn Độ bằng con đường du lịch dưới danh nghĩa là khách du lịch Việt Nam. Sau khi nến New Dêli, hai ngày để gặp người của mình ở đấy để nhận những thứ cần thiết. Rồi từ đi ô tô đến Sitamarhi, bang Bihar. Ở đây mọi người sẽ tiếp cận Nepal một dễ dàng hơn. Thời gian ở thành phố này là 03 ngày. Sau đó Khương và mọi người phải chủ động tìm đường đến Nepal theo đường bộ, thông qua cửa khẩu Ấn Độ và Nepal. Việc đấy, bên mình sẽ bố trí ổn thỏa và sắp đặt trước. Bắt đầu từ địa phận Nepal, Khương phải tìm cách để có thông tin về Hùng. Có một điều mà Hùng để lại là trước khi đi sang Nepal năm 1975, Hùng mới 37 tuổi. Vậy đến giờ Hùng đã gần 70 tuổi rồi. Một điều nhận biết khác mà mình có thể biết Hùng rõ hơn là Hùng bị thương chân phải do trong một trận càn năm 1968, Hùng cùng với lính Mỹ đã va chạm với quân quân giải phóng Miền Nam ở Củ Chi và bị thương. Khi đưa Hùng về Sài Gòn chữa thì Hùng phải cắt mất bên chân phải tới đầu gối. Nên Hùng phải thay bằng chân giả. Đấy là đặc điểm nhận dạng duy nhất còn lại với những gì phía mình có thể biết. Còn lại chỉ là số không với những thông tin về Hùng.

Khương chắm chú nghe tất cả. Những điều mà anh chuẩn bị đối mặt không hề đơn giản chút nào. Ở Ấn Độ thì đã đành. Nhưng ở Nepal thì với Khương là lần đầu tiên. Khương chỉ có 3 ngày về nơi tập kết để nghiên cứu về địa hình Nepal và những gì thuộc về Nepal. Quá ngắn cho một chiến dịch. Nhưng không thể làm khác được. Nếu chậm thì những tài liệu quan trọng kia sẽ rơi vào tay của Trung Quốc. Điều đó vô cùng nguy hiểm.

Sau khi đợi mọi người nói chuyện xong với Khương, thì đồng chí Tổng tham mưu trưởng có nói:
- Có một điều tôi cảm thấy lo nhất là phía Trung Quốc. Liệu họ có gửi người tìm Hùng cùng với chúng ta không? Điệp báo viên của Trung Quốc làm vụ này là Diệp Kỳ. Diệp Kỳ từ Mỹ đã về Trung Quốc để đưa cho phía Trung Quốc những tài liệu trên. Tuy nhiên họ cũng giống mình, cũng chỉ có những thông tin mà ai cũng có. Riêng bản danh sách tối mật đấy thì chỉ có Hùng mới là người giải được mã. Diệp Kỳ sẽ có thể đến Nepal hoặc là người khác. Theo những nguồn tin của mình ở Trung Quốc, sau khi Diệp Kỳ về nước, ông ta đã đến luôn Bộ An ninh Trung Quốc để báo cáo sự việc. Điều này chứng tỏ những tin tức tình báo của mình ở Trung Quốc cung cấp khá đúng. Sau đấy hắn ta đến Nội Mông. Nơi này có một lực lượng đặc biệt của Bộ An ninh Trung Quốc đang thường trú. Có thể hắn cũng chọn lọc những thành viên tham gia chiến dịch cho riêng mình. Vì thế, mình cùng họ chạy đua xem ai sẽ đến Nepal trước đấy. Nhưng đây cũng chỉ là giả thiết.

Nói đến đây, đồng chí Cục trưởng nói:
- Còn phía về Mỹ thì khá kín đáo trong các thông tin tình báo. Tin tức tình báo mình bên đấy gần như chưa thu thập được gì. Nhưng có một điểm khá nghi ngờ là Michael More. Ông ta là Trưởng ban tình báo của CIA phụ trách khu vực Đông Á đã có mặt ở Ấn Độ. Phải chăng họ cũng đang ngầm theo dõi điều gì chăng? Nhất là Michael More là một người khá kín đáo và không lạ gì với mình cả.
- Năm 1981, Michael More có mặt ở Israel cũng là lúc làm cố vấn và dính dáng đến chiến dịch Opera của Israel hay còn gọi là chiến dịch Babylon. Tại thời điểm đấy, Israel đã bí mật dùng chiếc F16A và được hỗ trợ của F-15A của Mỹ không kích và phá huỷ lò phản ứng hạt nhân của Iraq được xây dựng Osirak. Lúc đấy lò phản ứng này được Iraq mua lại của Pháp. Sau đó, Mossad đã được CIA bí mật hỗ trợ việc cài nhà nghiên cứu người Pháp là Damien Chaussepied làm việc cho CIA từ trước để Mossad có thể nắm bắt chi tiết hoạt động của Iraq và từ đó đã phá huỷ hoàn toàn.
- Năm 1994 đến 1996, Michael More cũng dính dáng đến nhóm phiến quân Chechnya ở Nga. Để từ đó Michael More đã giúp và hỗ trợ cho Dzhokhar Dudayev để thực hiện cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất thành công. Vì vậy đến năm 1996, chính phủ Boris Yeltsin phải thỏa thuận ngừng bắn và ký hiệp định hòa bình với nhóm quân này. Đến năm 1999, ông ta cũng bí mật tiếp tục hỗ trợ cho Akhmed Zakayev và nhóm phiến quân Chechnya để thực hiện cuộc chiến Chechnya lần 2 chống lại Nga.
- Mới đây nhất là sự có mặt của ông ta ở Nepal cũng trùng với vụ thảm sát các hoàng thân Nepal cách đây mấy tháng vào ngày 01-06-2001. Sau khi kết thúc vụ này, Michael đã hỗ trợ cho phe Chính phủ để đòi lại quyền quản lý đất nước từ hoàng thân Nepal.

- Và lần này, cũng khá bất ngờ và trùng hợp là Michael More lại có mặt ở Ấn Độ với lý do để hỗ trợ phía cho một phe phái của phe đối lập ở Ấn Độ trong việc gây chia rẽ trong nhóm lãnh đạo của Bang Tây Bengal này. Vì ở bang này, lãnh đạo bang nằm trong Mặt trận cánh tả do *** Ấn Độ cầm quyền. Vậy nên chính việc này là một mối nghi ngờ CIA cũng dính dáng đến bản danh sách tối mật mà chúng ta đang tìm kiếm. Mà đầu mối bắt nguồn từ điệp viên CIA là Michael More. Nếu thế thì việc thảm sát hoàng thân Nepal liệu có quan hệ gì với bản danh sách này không? Tại sao nó lại xảy ra khá trùng hợp với thời điểm Jonh Kean bán thông tin cho Diệp Kỳ? Những điều đó đang nằm trong bí mật mà đồng chí Khương phải đến đấy để giải mã điều này.

Đến lúc này, Khương đã hiểu rõ những việc sắp tới của mình phải làm. Khương nói:
- Cám ơn thủ trưởng. Cho phép tôi 3 ngày để chuẩn bị toàn bộ công việc cũng như lựa chọn những người theo tôi thực hiện chiến dịch. Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về những gì mà mình sẽ thực hiện. Nếu bị lộ sẽ không làm ảnh hưởng đến chính phủ Việt Nam. Chỉ có điều, sau đấy cho tôi được về thăm nhà nửa buổi. Cũng là để thăm bố mẹ tôi trước khi tôi lên đường nhận nhiệm vụ.
Mọi người đều đã thống nhất cách làm và thực hiện của Khương và cho Khương toàn quyền quyết định trong công việc. Sau khi thăm gia đình xong, Khương trở về Bắc Kạn và đã lựa chọn đủ số người theo mình. Tối hôm đấy, Khương dành cả buổi để tính toán các phương án cho mình, cách thức thực hiện. Anh trầm ngâm suy nghĩ về những điều sắp đến với mình. Liệu anh có thể hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này không? Nó không hề đơn giản đối với anh và đồng đội. Nhưng nhiệm vụ này không thể không thành công. Vận mệnh đất nước cũng nằm một phần trong những tài liệu quan trọng đấy.

Chỉ còn hai ngày nữa là đến ngày phải thực hiện nhiệm vụ. Nhưng trong Khương luôn lo lắng một điều nào đấy. Có vẻ như chiến dịch này còn hơn những gì mà Khương đã thực hiện. Anh tạm lấy tên cho chiến dịch là: Chiến dịch Lati Guras. Lati Guras là tên một loài hoa đỗ quyên đỏ. Đấy là một loài hoa bản địa đặc trưng cho đất nước Nepal. Và từ lúc này, chiến dịch bắt đầu. Đến đây cũng là kết thúc Chương 1 của cuốn truyện Bản danh sách tối mật. Ở Chương 2, nội dung chính sẽ là những tìm kiếm đầy khó khăn về người đàn ông bí mật tên là Hùng ở Nepal của lực lượng A2. Con người bí mật đấy đã rời Việt Nam hơn 30 năm và là người đang nắm mã code cho bản danh sách tối mật được lấy từ CIA.

Vậy cuộc chiến tìm kiếm sẽ diễn ra như thế nào? Liệu sẽ có những ai, những tổ chức nào đang cùng tìm kiếm bản danh sách này? Tất cả những bí mật đó, những tình tiết gay cấn đều nằm ở những phần tiếp theo. Em xin tạm dừng tại đây. Các cụ chịu khó theo dõi nhé những chap tiếp theo của Chương 2 nhé. Hy vọng Chương 2 sẽ có nhiều kịch tính với nhiều phân cảnh và phân đoạn hồi hộp nhất khi mà lực lượng bí mật A2 do Khương – một thành viên lực lượng đặc biệt của tình báo Việt Nam, một chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam phải đối đầu với những thử thách gay go và ác liệt để tìm ra người đàn ông bí mật........ :D

HẾT CHƯƠNG 01
 
Chỉnh sửa cuối:

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Hôm nay em dừng ở đây nhé, phần 2 em sẽ post sau một hoặc hai hôm nữa :D
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
444
Động cơ
389,350 Mã lực
Chắc ku 3C lại cho anh em thức đêm ngắm trăng tròn một lần nữa mới hết truyện này.
 

hiennn83

Xe tăng
Biển số
OF-179151
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
1,352
Động cơ
348,745 Mã lực
Cụ 3c cho cháu hỏi sao lực lượng a2 lại chọn toàn dân tộc Tày ợ? Cháu thấy lực lượng an ninh gì đó ở shanglina - singapore cũng chọn toàn ngườid dân tộc gì đó ở Nepal vì họ rất trung thành ợ ?!
 

khongthuphi

Xe container
Biển số
OF-137546
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
5,044
Động cơ
408,085 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền Tổ quốc
Cụ viết cứ như chuyện Ruồi Trâu! Em đọc thấy sướng!
 

vuchanphong

Xe buýt
Biển số
OF-115431
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
539
Động cơ
1,900,744 Mã lực
cái ảnh thằng phi công ném bom ở trang nhất ....híc cụ kiếm đâu được thế
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top