[Funland] Bài toán vật lý khó. Cccm nào giải giiúp em vớii?

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
6,868
Động cơ
134,884 Mã lực
Tuổi
43
Em nghĩ vũ trụ được tạo bởi một ông người ngoài vũ trụ nào đó bật lửa hút thuốc lào ;))
Và lão nghiện thuốc lào đó có khi đang đau đầu cho câu hỏi vũ trụ mình đang sống sinh ra từ đâu =))
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,426
Động cơ
291,729 Mã lực
Em đọc mấy lần thuyết tương đối mà vẫn khó hình dung :(
57426F35-99B8-4092-94DB-05AD486623E3.png
Bởi nó thuộc về phạm trù vật lý liên quan đến không gian,thời gian....v..v..
Thế nên có rất nhiều nghiệm.
Để giải bài này cần các tập hợp nghiệm rồi xét....
Em thật sự là cực ngu dốt luôn ý...nhưng khi bác nêu cái đề này em đã thấy rất thú vị rồi.
Nhưng em dốt nên không dám bi bô....
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
672
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Giả sử một ông A tạm biệt Trái đất (B) và tới hành tinh C cách (B) 1 triệu năm ánh sáng.
Ông A bay trên tàu vũ trụ với gia tốc là g (như vậy trọng lực sẽ như người trái đất luôn, ông ấy đi lại thoải mái trên tàu).
Hỏi:
1. Với ông A thì mất bao nhiêu thời gian để tới hành tinh (C). Nghĩa là già bao tuổi?
2. Khi ông ấy thăm hành tình (C) xong quay lại trái đất (A) thì trái đất (A) đã trải qua bao nhiêu năm từ khi ông ấy rời đi?
đề bài của cụ không ổn.

thứ nhất là cái trọng lực bằng g chỉ là trọng lực giả cho nên không liên quan gì tới bài lý

thứ hai là nếu g là gia tốc của tàu vũ trụ thì vô lý, bởi vì không thể duy trì một gia tốc bằng g mãi được. như vậy thì chỉ sau tầm 350 năm là tàu vũ trụ của bác vượt vận tốc ánh sáng -> vô lý

thứ ba là bác không nói rõ quỹ đạo di chuyển của tàu vũ trụ. cứ cho là quỹ đạo chặng đi chặng về là đường thẳng, thì bác vẫn phải nói rõ là lúc tới hành tinh C, thì tàu vũ trụ làm ntn để quay lại. bảo quay lại ngay lập tức cũng vô lý vì như thế gia tốc là vô hạn.

đề bài của bác có thể sửa lại ntn thì sẽ ổn hơn:

một người đi từ A (trái đất) tới B (B cách A 1 triệu năm ánh sáng), sau đó quay lại A, theo lộ trình như sau:
- tăng tốc với gia tốc không đổi bằng g đến khi đạt tốc độ u = 99% c (tốc độ ánh sáng)
- chuyển động đều với tốc độ u
- giảm tốc với gia tốc không đổi bằng g đến khi dừng hẳn tại B
- quay trở về A với lộ trình tương tự

đợi tí tôi giải cho.
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
672
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
- GIả định có đủ năng lượng để đạt tới, hoặc tiệm cận tới tốc độ ánh sáng
- Giả định đủ thức ăn trong vài năm

Với gia tốc G thì sau 30 triệu giây, tức gần 1 năm với người quan sát bên ngoài, tàu vũ trụ sẽ đạt tốc độ anh sáng.

Lúc này nó đi được khoảng nửa năm ánh sáng. Kể từ lúc này thời gian là dừng lại với thằng cha ngồi trên tàu vũ trụ, theo cụ Einstein.

Còn chừng 999.999,5 năm ánh sáng nữa mới đến đích, và khi cách đích 0,5 năm ánh sáng lại phải giảm dần tốc độ với gia tốc -1G, mất thêm 1 năm nữa với người quan sát bên ngoài. Túm lại là nó chỉ thấy thời gian trôi giai đoạn tăng tốc và giảm tốc, lúc đạt tốc độ ánh sáng vèo phát trôi qua.


Quãng thời gian 1 năm đầu với gia tốc 1G, công thức hơi bị lằng nhằng để tính ra thời gian thực thằng cha này cảm nhận vì càng gần tốc độ ánh sáng thời gian càng chậm dần. Đại loại 1 năm với người quan sát bên ngoài nhưng với thằng trên tàu vũ trụ thời gian chậm dần, tổng thực tế nó cảm nhận chỉ chừng 8 tháng. Quãng thời gian giảm tốc cũng mất 8 tháng trên tàu. Tổng là 16 tháng đến đích. Thời gian bên ngoài nhìn vào là 1 triệu lẻ 1 năm.

Túm lại:
- Với lão trên tàu mất 32 tháng cả đi lẫn về
- Với trái đất mất quan sát thấy chuyến đi mất gần 2 triệu lẻ 1 năm
ông này trả lời đúng rồi này :D
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
11,790
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Em đọc mấy lần thuyết tương đối mà vẫn khó hình dung :(
57426F35-99B8-4092-94DB-05AD486623E3.png
Chẳng riêng gì Cụ đâu :D
Cụ A. Enstein đưa ra thuyết tương đối làm đau đầu bao nhiêu thế hệ.
Theo thuyết, công thức E = m.C.C lại đẻ ra bao nhiêu công thức mơ hồ khác.Trong đó, khi vận tốc bằng tốc độ âm thanh thì thời gian và không gian ngừng lại??? - cái này quá mơ hồ, không ai chứng minh được mối liên hệ giữa không gian; thời gian với vận tốc ánh sáng cả.
Cần phải hiểu là "Thuyết tương đối" chỉ là cái thuyết, chưa hề được chứng minh do đó nó không có "lý" để được gọi là "lý thuyết".
****
Trở lại với đề bài thớt, bỏ qua thuyết tương đối, ta cứ tính theo công thức t = √(2h/g) thôi :D
(√ là căn bậc 2).
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,810
Động cơ
281,965 Mã lực
Cuối đời Einstein có nghiên cứu thuyết trường thống nhất, có thể dùng 1 đẳng thức chung cho cả lực điện từ, lực hấp dẫn, và lực hạt nhân. Cái này mới thực sự là mảnh ghép hoàn chỉnh cuối cùng để giải thích về không gian, thời gian, vật chất, năng lượng... thậm chí cả các vấn đề như vũ trụ song song, dịch chuyển qua lỗ sâu,.... Có thuyết âm mưu là Einstein đã hoàn thành nhưng thấy nguy hiểm quá nên đốt bỏ. Cái ví dụ đồng hồ nhiên liệu em muốn ngụ ý sự liên kết vật chất của các hệ không - thời gian khác nhau nó vẫn tồn tại và không dễ hiểu. Hiện giờ nguồn năng lượng lớn nhất của loài người vẫn là phản ứng hạt nhân (phân hạch và nhiệt hạch). Nhưng thử tưởng tượng đến 1 lúc nào đó có thể dùng chính xác công thức E = mc2 để tạo ra năng lượng từ 1 dạng phản ứng hạt nhân mà ko cần lợi dụng năng lượng dư ra từ phản ứng phân hạch nguyên tố nặng, hay nhiệt hạch nguyên tố nhẹ, mà dùng trọn vẹn năng lượng của vật chất khi nó chuyển hoàn toàn sang năng lượng (và biến mất). Lúc đó thậm chí có thể kiểm soát được cả lực hấp dẫn, có thể uốn cong không - thời gian,...v..v.. Em vốn dân toán, ko phải dân lý, nên nói nôm na theo cách hiểu thôi
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Em lỡ chém gió về thuyết tương đối của em. Các cccm thông cảm em hay chém gió quen xừ nó rồi. Thế là bị đố lại như sau.

Giả sử một ông A tạm biệt Trái đất (B) và tới hành tinh C cách (B) 1 triệu năm ánh sáng.

Ông A bay trên tàu vũ trụ với gia tốc là g (như vậy trọng lực sẽ như người trái đất luôn, ông ấy đi lại thoải mái trên tàu).

Hỏi:
1. Với ông A thì mất bao nhiêu thời gian để tới hành tinh (C). Nghĩa là già bao tuổi?
2. Khi ông ấy thăm hành tình (C) xong quay lại trái đất (A) thì trái đất (A) đã trải qua bao nhiêu năm từ khi ông ấy rời đi?

Ong hết cả thủ. Không nghĩ rằng có người giải được cách đây hơn 100 năm :(

7C4F6A5C-AD50-4772-974D-344D2EC115B8.jpeg
Bài dễ thế mà không giải được.
0 điểm về chỗ ngồi!
Dốt thế này mà cũng đòi nghiên cứu vật lý vũ trụ!!!
 

nokia8310i

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-402171
Ngày cấp bằng
21/1/16
Số km
156
Động cơ
230,720 Mã lực
Bài dễ thế mà không giải được.
0 điểm về chỗ ngồi!
Dốt thế này mà cũng đòi nghiên cứu vật lý vũ trụ!!!
Cụ nên cố gắng tìm hiểu thêm bởi ở một thiên hà Sa Xôi biết đâu lại có 1 vn nào đó đang là cường cuốc thế giới. :))
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
672
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Em thấy chả đúng. Bài này toán nừa cụ à.
bài này giải gần đúng thôi. đầu tiên mình comment là đề bài phải phát biểu cho đúng đã, giải thích đầy đủ quá trình di chuyển. chia thành các giai đoạn phi tương đối tính (thời gian sẽ tính như bthg) và giai đoạn tương đối tính (có tính hiệu ứng của thuyết tương đối hẹp). và giải thích đc vụ quay đầu. còn kết quả thì sẽ gần giống như bác trên kia đã tính thôi.
 

tuankm2009

Xe tải
Biển số
OF-549082
Ngày cấp bằng
5/1/18
Số km
306
Động cơ
161,439 Mã lực
Tuổi
40
Em lỡ chém gió về thuyết tương đối của em. Các cccm thông cảm em hay chém gió quen xừ nó rồi. Thế là bị đố lại như sau.

Giả sử một ông A tạm biệt Trái đất (B) và tới hành tinh C cách (B) 1 triệu năm ánh sáng.

Ông A bay trên tàu vũ trụ với gia tốc là g (như vậy trọng lực sẽ như người trái đất luôn, ông ấy đi lại thoải mái trên tàu).

Hỏi:
1. Với ông A thì mất bao nhiêu thời gian để tới hành tinh (C). Nghĩa là già bao tuổi?
2. Khi ông ấy thăm hành tình (C) xong quay lại trái đất (A) thì trái đất (A) đã trải qua bao nhiêu năm từ khi ông ấy rời đi?

Ong hết cả thủ. Không nghĩ rằng có người giải được cách đây hơn 100 năm :(

7C4F6A5C-AD50-4772-974D-344D2EC115B8.jpeg
1592812250800.png

Con tàu phải di chuyển theo như hình vẽ. Nó sẽ tăng tốc với gia tốc g đến giữa đường sau đó sẽ giảm tốc với gia tốc -g để đến đích.

1. Người trên tàu mất bao nhiêu thời gian?
Để đạt đến vận tốc ánh sáng (V) thì con tàu cần thời gian là: V/9.8 = 0.97 (năm). Sau đó con tàu tiếp tục tăng tốc với gia tốc g, nhưng theo thuyết tương đối thì kể từ khi con tàu đạt vận tốc ánh sáng, thời gian sẽ ngừng trôi đối với người ngồi trên tàu. Như vậy người ngồi trên tàu sẽ mất thời gian 0.97 x 2 = 1.94 năm để đến đích và mất tổng thời gian 1.94 x 2 = 3.88 năm để đến đích và quay trở lại trái đất.

2. Thời gian người trên trái đất quan sát con tàu?
Thời gian con tàu di chuyển từ trái đất đến khi đạt vận tốc cực đại được biểu diễn theo phương trình: g x (t+1) x t/2 - 500.000 V = 0
=> t= 2.180 (năm) => Thời gian con tàu từ trái đất đến đích là 2.180 x 2 = 4.360 (năm) => Thời gian con tàu đi đến đích và quay trở lại trái đất là 4.360 x 2 = 8.720 (năm)

Như vậy người ngồi trên con tàu mất 3.88 năm để hoàn thành chuyến hành trình. Khi quay lại, trái đất đà già thêm 8.720 (năm).
=))
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
View attachment 4730149
Con tàu phải di chuyển theo như hình vẽ. Nó sẽ tăng tốc với gia tốc g đến giữa đường sau đó sẽ giảm tốc với gia tốc -g để đến đích.

1. Người trên tàu mất bao nhiêu thời gian?
Để đạt đến vận tốc ánh sáng (V) thì con tàu cần thời gian là: V/9.8 = 0.97 (năm). Sau đó con tàu tiếp tục tăng tốc với gia tốc g, nhưng theo thuyết tương đối thì kể từ khi con tàu đạt vận tốc ánh sáng, thời gian sẽ ngừng trôi đối với người ngồi trên tàu. Như vậy người ngồi trên tàu sẽ mất thời gian 0.97 x 2 = 1.94 năm để đến đích và mất tổng thời gian 1.94 x 2 = 3.88 năm để đến đích và quay trở lại trái đất.

2. Thời gian người trên trái đất quan sát con tàu?
Thời gian con tàu di chuyển từ trái đất đến khi đạt vận tốc cực đại được biểu diễn theo phương trình: g x (t+1) x t/2 - 500.000 V = 0
=> t= 2.180 (năm) => Thời gian con tàu từ trái đất đến đích là 2.180 x 2 = 4.360 (năm) => Thời gian con tàu đi đến đích và quay trở lại trái đất là 4.360 x 2 = 8.720 (năm)

Như vậy người ngồi trên con tàu mất 3.88 năm để hoàn thành chuyến hành trình. Khi quay lại, trái đất đà già thêm 8.720 (năm).
=))
0 điểm, về chỗ ngồi và giữ trật tự!!!
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,211
Động cơ
662,177 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Các cụ cứ lôi thuyết này thuyết nọ ra làm gì nhỉ.
đề cho sẵn khoảng cách rồi thì cứ thế mà tính thôi.
đáp án thì
1: mất 1 triệu năm ánh sáng để tới hành tinh C
2: mất thêm 1 triệu năm ánh sáng nữa để về tới trái đất
cộng 1 và 2 lại thì cả đi lẫn về mất hơn 2 tr năm ánh sáng 1 chút ( bao gồm cả thời gian ông C bay nhảy đập phá ở trên C)
Tuy nhiên:
Khi tới vị trí hành tinh C thì hành tinh đó đã không còn ở chỗ đó nữa, nên ông A phải tốn thêm khoảng thời gian định vị rồi sau đó tiếp tục di chuyển đến vị trí C mới, tới C mới rồi thì nó lại không còn ở chỗ đó và ông lại phải tiếp tục đuổi theo C. Đến khi này áp dụng nghịch lý Zeno thì ông không bao giờ đến được C. Vì không đến được C nên không có chuyện từ C về B
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Các cụ cứ lôi thuyết này thuyết nọ ra làm gì nhỉ.
đề cho sẵn khoảng cách rồi thì cứ thế mà tính thôi.
đáp án thì
1: mất 1 triệu năm ánh sáng để tới hành tinh C
2: mất thêm 1 triệu năm ánh sáng nữa để về tới trái đất
cộng 1 và 2 lại thì cả đi lẫn về mất hơn 2 tr năm ánh sáng 1 chút ( bao gồm cả thời gian ông C bay nhảy đập phá ở trên C)
Tuy nhiên:
Khi tới vị trí hành tinh C thì hành tinh đó đã không còn ở chỗ đó nữa, nên ông A phải tốn thêm khoảng thời gian định vị rồi sau đó tiếp tục di chuyển đến vị trí C mới, tới C mới rồi thì nó lại không còn ở chỗ đó và ông lại phải tiếp tục đuổi theo C. Đến khi này áp dụng nghịch lý Zeno thì ông không bao giờ đến được C. Vì không đến được C nên không có chuyện từ C về B
0 điểm, về chỗ và giữ trật tự!!!
 

Duc Sang

Xe container
Biển số
OF-533992
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
6,579
Động cơ
408,912 Mã lực
Em nhớ được học vận tốc cao nhất trong vũ trụ là vận tốc ánh sáng. Thế đi về mất 2 triệu năm, hay tìm được nếp gấp không - thời gian rồi nhảy vọt.
Lúc tàu đạt vận tốc ánh sáng thì thời gian ngừng trôi mà cụ?
Vì thời gian cũng có tính tương đối mà câu hỏi không nói rõ thời gian của ai? Của người trên trái đất, trên sao Hỏa, sao Mộc hay là của người đi trên phi thuyền nên không có đáp án. :D
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,761
Động cơ
3,762,649 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vầng, như kiểu cụ Từ Thức nhà mình. Lúc về khi có giống loài mới đang thống trị TĐ rồi. Phim Planet of the Apes nội dung tương tự vậy.
Lúc tàu đạt vận tốc ánh sáng thì thời gian ngừng trôi mà cụ?
Vì thời gian cũng có tính tương đối mà câu hỏi không nói rõ thời gian của ai? Của người trên trái đất, trên sao Hỏa, sao Mộc hay là của người đi trên phi thuyền nên không có đáp án. :D
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,810
Động cơ
281,965 Mã lực
Mà tại sao nhiều nền văn hóa có các truyện dân gian nói đến việc lên trời, thiên đình,... thì thời gian trôi chậm hơn ở hạ giới nhỉ? tình cờ thôi ư?
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,857
Động cơ
479,063 Mã lực
Mà tại sao nhiều nền văn hóa có các truyện dân gian nói đến việc lên trời, thiên đình,... thì thời gian trôi chậm hơn ở hạ giới nhỉ? tình cờ thôi ư?
Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Không có gì là tình cờ, ngẫu nhiên cả!!!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top