Em sẽ trả lời bác về vấn đề vần điệu:
hãy nhìn rộng ra toàn cảnh, chúng ta có nhiều ngôn ngữ để biểu đạt cảm xúc, chữ viết, lời nói, nốt nhạc, điệu bộ cử chỉ, hình ảnh.....
tuy nhiên về mặt ngôn ngữ học thì lời nói chữ viết là dạng ngôn ngữ đơn chiều bị mã hóa theo các phương thức khác nhau (bộ chữ cái, ngữ pháp, .....), do đó nó hết sức hạn chế về mặt truyền đạt nội dung, tinh thần, cùng là con người để hiểu được ngôn ngữ của nhau phải mất công học, để làm được thơ bằng ngôn ngữ khác cực khó, để hiểu được ý nghĩa ẩn dụ tầng tầng lớp lớp càng khó nữa. Chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, vần điệu đã khác hẳn, và ý nghĩa ẩn dụ cũng không còn nguyên vẹn. Đó là nhược điểm của dạng ngôn ngữ đơn chiều.
Trong khi đó, âm nhạc thì sao, nó là dạng ngôn ngữ đa chiều, nó có quy luật thống nhất , nó đi từ trái tim đến trái tim, khối óc đến khối óc rất dễ dàng, việc không hiểu ngôn ngữ của nhau nó không ngăn cản ta có thể giao tiếp bằng âm nhạc để hiểu được nội dung và tinh thần muốn truyền đạt, đó là ưu điểm của ngôn ngữ đa chiều. Có rất nhiều dạng ngôn ngữ đa chiều khác, hình ảnh hội họa là như tranh trừu tượng là một ví dụ, không cần hiểu được ngôn ngữ nói nhưng ta có thể hiểu được nội dung và tinh thần cần truyền đạt của bức tranh.
Vì vậy nếu trói buộc thơ ca vào vần điệu, việc truyền đạt nội dung, khai thác các cung bậc cảm xúc và tinh thần đặc sắc sẽ bị hạn chế rất nhiều( hoặc đơn giản hơn qua bộ lọc chuyển đổi ngôn ngữ, nó cũng đã giảm thiểu đi rất nhiều) và ở một góc độ nào đó, nó bóp chết khả năng thơ có thể chạm tới giai điệu tức là vươn tới khả năng truyền cảm và biểu đạt của ngôn ngữ đa chiều.