Sát mặt cầu chứ không phải ngang thành cầu, nên liên quan gì đâu mà cụ quote em.
Nước lên cách mặt cầu bao nhiêu mét thì mời cụ tìm và trích dẫn nguồn chính thức giùm. Không phải là em quan liêu hay là bắt bẻ vụn vặt, mà vì đứng trên cầu nhìn xuống thấy nước ở gần và trôi vun vút, xoáy cuồn cuộn, thì ước tính khoảng cách bằng mắt bao giờ cũng bao gồm cả cảm xúc.
Em thấy có mấy cụ lôi ảnh cù lao sông bên tàu với bên Hàn làm ví dụ. Thế cũng là kiểu thầy bói xem voi giống mấy ông đại biểu. Mỗi dòng sông, mỗi khúc sông, mỗi cù lao trên sông đều có những đặc tính khác nhau. Kiên cố hóa cù lao, bãi giữa sông thì khi nước nhiều, nước sẽ phá hai bên bờ. Kiên cố hóa thêm cả hai bên bờ thì khi nước nhiều, nước ùn sẽ phá phía trên ngay trước đoạn được kiên cố hóa, phá đoạn cửa vào sông Đuống, hoặc nước chảy xiết hơn qua đoạn kiên cố hóa và phá ngay sau đoạn được kiên cố hóa... Sông ở đồng bằng châu thổ khác với sông chảy qua vùng núi, vùng núi đá. Dòng sông luôn vận động chứ không phải là thứ cố định. Các đại biểu khi phát biểu đã ai nghiên cứu đỉnh lũ lịch sử của sông Hồng là bao nhiêu m, tần suất xảy ra lũ cao mỗi 20 năm, 50 năm, hay 100 năm là thế nào?... Năng lực ngăn lũ của các đập thủy điện hiện có và dự kiến xây dựng đối với các đỉnh lũ này ra sao? Năng lực thoát lũ của sông khi có đỉnh lũ, khi xả nước, khi có sự cố đập ở các mức độ như thế nào?... Đấy là một loạt những vấn đề mà các đại biểu, nhất là đại biểu HN cần phải tìm hiểu trước khi đưa vấn đề ra nghị trường để tranh luận. Chứ các đại biểu cứ mãnh liệt tính theo $$/m2 đất thì cần các đại biểu làm gì, phỏng ạ?!
Luật Thủ Đô là một cái luật mà em cho là không cần thiết, vì đặc thù của vùng có thể được đưa vào các luật chung. Đưa ra một luật riêng cho Thủ Đô cần phải đánh giá đến vấn đề khả năng/năng lực vận dụng/áp dụng luật của đại biểu/cán bộ Thủ Đô (mặc dù em hiểu là luật này không đồng nghĩa với việc đại biểu/cán bộ Thủ Đô là đối tượng chủ yếu vận dụng nó). Em nói tới vấn đề này ở đây là do câu chuyện sử dụng bãi giữa sông Hồng ở trên và việc các đại biểu có xem xét tới các vấn đề liên quan tới khoa học về thủy lợi, sông ngòi hay là chỉ vấn đề giá trị kinh tế. Giả sử Thủ Đô được quyền xây dựng và kiên cố hóa khu bãi giữa, rồi hai bên bờ sông Hồng, vận dụng những đặc thù của Thủ Đô và các luật có liên quan, thì nguy cơ các tỉnh đầu nguồn và cuối nguồn sông Hồng giáp với Hà Nội trở thành vùng hứng lũ, chịu lũ thay cho Hà Nội có thể xảy ra và tạo thành sự bất bình đẳng - Trên thực tế thì vẫn đã có những vùng hứng lũ/xả lũ ở thượng lưu/hạ lưu so với Hà Nội, nhưng không phải trong bối cảnh Hà Nội sẽ kiên cố hóa bờ, bãi dẫn tới thay đổi trong năng lực lưu thoát lũ của đoạn sông qua Hà Nội.