[Funland] Bãi giữa sông Hồng, sử dụng hay giữ nguyên?

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,624
Động cơ
332,295 Mã lực
Năm 2002 mới là năm cuối cùng lụt to cụ ạ. Năm 2008 là ngập trong phố do nước mưa chứ ngoài đê cạn ráo do thoát nước cực tốt.
Năm 2000 là năm cuối cụ nhé, em ở khu ngoài đê đây.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,211
Động cơ
532,877 Mã lực
Em nhớ xưa nước lụt ngập bãi giữa, sát gầm cầu Long Biên là chuyện thường. Có tầm 20 năm nay mới không thấy thôi chứ hơn 20 niên trước năm nào lũ tháng 7 tháng 8 cũng cao.
Gọi là sát gầm cầu thôi chứ còn xa lắm mà cụ. Trước năm 2002 thì năm nào cũng lụt nhưng chỉ là các nhà ở sát bờ sông và nền thấp thôi cụ, còn các trận lớn ngập gần băng khu ngoài đê thì phải 5-6 năm/ lần.
 

Mr Chun

Xe tăng
Biển số
OF-157077
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
1,990
Động cơ
394,824 Mã lực
Nơi ở
Ở nhà bế con cho Gấu.
Cứ lũ về như thế này thì chả biết đến bao giờ mới có tp hai bên sông
6B3C7777-BF9D-44A0-A923-DCB52332CCD0.jpeg
3D80169C-4CEC-4735-A00D-5FA7869A1D9A.jpeg
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,852
Động cơ
352,462 Mã lực
Gọi là sát gầm cầu thôi chứ còn xa lắm mà cụ. Trước năm 2002 thì năm nào cũng lụt nhưng chỉ là các nhà ở sát bờ sông và nền thấp thôi cụ, còn các trận lớn ngập gần băng khu ngoài đê thì phải 5-6 năm/ lần.
Vâng, cái này chuẩn. Nếu hay đi qua cầu các cụ sẽ thấy phía bờ bên Gia Lâm, chiều từ Hà Nội sang Gia Lâm có xây rất nhiều công trình bê tông hình tam giác rất to để giảm áp lực nước chảy vào trụ cầu. Em hồi đó còn có thú vui mỗi lần đi trên cầu và xem xem nước có ngập các khối bê tông này không. Năm nào nước cao thì ngập toàn bộ các khối bê tông. Năm nào nước thấp thì khối cao nhất gần bờ sẽ không bị ngập.
 

chemvovan

Xe tăng
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
1,034
Động cơ
37,426 Mã lực
Tuổi
37
Sát mặt cầu chứ không phải ngang thành cầu, nên liên quan gì đâu mà cụ quote em.

Nước lên cách mặt cầu bao nhiêu mét thì mời cụ tìm và trích dẫn nguồn chính thức giùm. Không phải là em quan liêu hay là bắt bẻ vụn vặt, mà vì đứng trên cầu nhìn xuống thấy nước ở gần và trôi vun vút, xoáy cuồn cuộn, thì ước tính khoảng cách bằng mắt bao giờ cũng bao gồm cả cảm xúc.

Em thấy có mấy cụ lôi ảnh cù lao sông bên tàu với bên Hàn làm ví dụ. Thế cũng là kiểu thầy bói xem voi giống mấy ông đại biểu. Mỗi dòng sông, mỗi khúc sông, mỗi cù lao trên sông đều có những đặc tính khác nhau. Kiên cố hóa cù lao, bãi giữa sông thì khi nước nhiều, nước sẽ phá hai bên bờ. Kiên cố hóa thêm cả hai bên bờ thì khi nước nhiều, nước ùn sẽ phá phía trên ngay trước đoạn được kiên cố hóa, phá đoạn cửa vào sông Đuống, hoặc nước chảy xiết hơn qua đoạn kiên cố hóa và phá ngay sau đoạn được kiên cố hóa... Sông ở đồng bằng châu thổ khác với sông chảy qua vùng núi, vùng núi đá. Dòng sông luôn vận động chứ không phải là thứ cố định. Các đại biểu khi phát biểu đã ai nghiên cứu đỉnh lũ lịch sử của sông Hồng là bao nhiêu m, tần suất xảy ra lũ cao mỗi 20 năm, 50 năm, hay 100 năm là thế nào?... Năng lực ngăn lũ của các đập thủy điện hiện có và dự kiến xây dựng đối với các đỉnh lũ này ra sao? Năng lực thoát lũ của sông khi có đỉnh lũ, khi xả nước, khi có sự cố đập ở các mức độ như thế nào?... Đấy là một loạt những vấn đề mà các đại biểu, nhất là đại biểu HN cần phải tìm hiểu trước khi đưa vấn đề ra nghị trường để tranh luận. Chứ các đại biểu cứ mãnh liệt tính theo $$/m2 đất thì cần các đại biểu làm gì, phỏng ạ?!
Luật Thủ Đô là một cái luật mà em cho là không cần thiết, vì đặc thù của vùng có thể được đưa vào các luật chung. Đưa ra một luật riêng cho Thủ Đô cần phải đánh giá đến vấn đề khả năng/năng lực vận dụng/áp dụng luật của đại biểu/cán bộ Thủ Đô (mặc dù em hiểu là luật này không đồng nghĩa với việc đại biểu/cán bộ Thủ Đô là đối tượng chủ yếu vận dụng nó). Em nói tới vấn đề này ở đây là do câu chuyện sử dụng bãi giữa sông Hồng ở trên và việc các đại biểu có xem xét tới các vấn đề liên quan tới khoa học về thủy lợi, sông ngòi hay là chỉ vấn đề giá trị kinh tế. Giả sử Thủ Đô được quyền xây dựng và kiên cố hóa khu bãi giữa, rồi hai bên bờ sông Hồng, vận dụng những đặc thù của Thủ Đô và các luật có liên quan, thì nguy cơ các tỉnh đầu nguồn và cuối nguồn sông Hồng giáp với Hà Nội trở thành vùng hứng lũ, chịu lũ thay cho Hà Nội có thể xảy ra và tạo thành sự bất bình đẳng - Trên thực tế thì vẫn đã có những vùng hứng lũ/xả lũ ở thượng lưu/hạ lưu so với Hà Nội, nhưng không phải trong bối cảnh Hà Nội sẽ kiên cố hóa bờ, bãi dẫn tới thay đổi trong năng lực lưu thoát lũ của đoạn sông qua Hà Nội.
Cụ phân tích quá hay và chuẩn. Cho xây dựng phát triển đô thị ở ngoài đê sông Hồng thì phải cấm luôn việc phá đê nơi khác cứu cái đô thị đó.

Không thể quýt làm cam chịu được.
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,624
Động cơ
332,295 Mã lực
Cụ phân tích quá hay và chuẩn. Cho xây dựng phát triển đô thị ở ngoài đê sông Hồng thì phải cấm luôn việc phá đê nơi khác cứu cái đô thị đó.

Không thể quýt làm cam chịu được.
Chưa cần đô thị, ngay bây giờ mật độ nhà cửa khu ngoài đê phải gọi là khủng khiếp, ra Phúc Tân ấy, ngách bé tí.
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,624
Động cơ
332,295 Mã lực
Có xây nhà đâu.
Quy hoạch làm công viên mở, khu vui chơi, camping vẫn ok mà.
20 năm mới ngập 1 lần, mỗi lần dăm ngày, nếu ngập thiệt hại ko đáng kể.
Chứ họ có đề xuất xây nhà đưa dân ra ở đâu.
Bây giờ để cho mấy ông bà ngu cư trồng rau trồng ngô nuôi gà phí quá.
Hết chỗ làm khu vui chơi hay sao mà phải ra đấy ạ???
 

Policier

Xe hơi
Biển số
OF-791841
Ngày cấp bằng
30/9/21
Số km
139
Động cơ
26,330 Mã lực
Tuổi
43
Ngoài đê sao lại cho hợp thức hóa xây dựng nhà dân nhỉ.
Ngoài đê nhưng nó nằm ngoài hành lang thoát lũ thì xây đc.
Nằm trong hành lang thoát lũ mới ko đc xây.
Ví dụ khu An Dương có cái ngõ 76 An Dương đi vào, ngoài đó toàn nhà nhảy dù, chạy chọt kiểu gì xây đc 2 -2,5 tầng nhưng ko bao giờ làm đc sổ, tất cả mua bán vi bằng :))
Ngược lại phố An Dương hay khu F361 thì sổ đàng hoàng.
Không phải cứ sau đê là ko đc xây.
 
Biển số
OF-761742
Ngày cấp bằng
3/3/21
Số km
124
Động cơ
43,240 Mã lực
Tuổi
38
Có xây nhà đâu.
Quy hoạch làm công viên mở, khu vui chơi, camping vẫn ok mà.
20 năm mới ngập 1 lần, mỗi lần dăm ngày, nếu ngập thiệt hại ko đáng kể.
Chứ họ có đề xuất xây nhà đưa dân ra ở đâu.
Bây giờ để cho mấy ông bà ngu cư trồng rau trồng ngô nuôi gà phí quá.
Cụ có chắc 20 năm 1 lần ko ??? Mà tính
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,624
Động cơ
332,295 Mã lực
Ngoài đê nhưng nó nằm ngoài hành lang thoát lũ thì xây đc.
Nằm trong hành lang thoát lũ mới ko đc xây.
Ví dụ khu An Dương có cái ngõ 76 An Dương đi vào, ngoài đó toàn nhà nhảy dù, chạy chọt kiểu gì xây đc 2 -2,5 tầng nhưng ko bao giờ làm đc sổ, tất cả mua bán vi bằng :))
Ngược lại phố An Dương hay khu F361 thì sổ đàng hoàng.
Không phải cứ sau đê là ko đc xây.
Nhưng ngập thì trong hành lang hay ngoài hành lang như nhau cụ ạ. Năm 2000 về trước khu này bơi thuyền.
Em không hiểu căn cứ quy định hành lang thoát lũ là thế nào, vì nếu gọi là hành lang thì phải có gì ngăn cách, như đê chẳng hạn.
 

unitel

Xe hơi
Biển số
OF-370943
Ngày cấp bằng
19/6/15
Số km
100
Động cơ
251,778 Mã lực
cuối cùng vẫn cần một vị có tầm nhìn quyết đoán để đưa quy hoạch tầm thế giới k phải quy hoạch nhiệm kỳ.
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,496
Động cơ
488,223 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Ngoài đê sao lại cho hợp thức hóa xây dựng nhà dân nhỉ.
làng Nghi Tàm, Nhật Tân,.. là làng cổ. Làng đó có trước ... "đê" cụ ạ! Đến thời Vua Lê Chúa Trịnh thì đắp đê lần 1mà bây giờ là phố Yên Phụ nhỏ và đường Xuân Diệu. Đến thời Pháp, thì họ đắp cái đê to tướng chính là đường Âu Cơ bây giờ, khi đắp đê thì các làng đó tự nhiên bị thành ra... ngoài đê. Dân làng tự đắp tiếp 1 lớp đê ngoài nữa gọi là đê quai.
Sau đó, năm 1945 khai sinh nước VN và sau đó nữa mới có Luật đê điều
 

Policier

Xe hơi
Biển số
OF-791841
Ngày cấp bằng
30/9/21
Số km
139
Động cơ
26,330 Mã lực
Tuổi
43
Nhưng ngập thì trong hành lang hay ngoài hành lang như nhau cụ ạ. Năm 2000 về trước khu này bơi thuyền.
Thì quan trọng gì đâu cụ, ko lẽ cụ bỏ trống toàn bộ diện tích đất từ sau đê đổ ra đến bờ sông????
21 năm mới ngập 1 lần, nếu ngập thì vài ngày đến 1 tuần là rút nếu như lũ lịch sử.
Còn hơn vạn lần những khu An Khánh, Văn Quán hay Triều Khúc… cứ mưa to là ngập.
 

Policier

Xe hơi
Biển số
OF-791841
Ngày cấp bằng
30/9/21
Số km
139
Động cơ
26,330 Mã lực
Tuổi
43
Cụ có chắc 20 năm 1 lần ko ??? Mà tính
Em ở đấy đây, mua đất năm 1998 xây nhà năm 2000. Năm 2003 lũ lịch sử nhà em tầng 1 ngập đến bậc thang thứ hai.
Suốt từ năm ấy đến nay chưa ngập.
Trận mưa lịch sử năm 2008 cô lập biết bao khu dân cư nội thành, toà Keannam lúc đó cao nhất Hà Nội còn bị cô lập nhưng ngoài đê khô rom, chả biết ngập là gì.
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,624
Động cơ
332,295 Mã lực
Thì quan trọng gì đâu cụ, ko lẽ cụ bỏ trống toàn bộ diện tích đất từ sau đê đổ ra đến bờ sông????
21 năm mới ngập 1 lần, nếu ngập thì vài ngày đến 1 tuần là rút nếu như lũ lịch sử.
Còn hơn vạn lần những khu An Khánh, Văn Quán hay Triều Khúc… cứ mưa to là ngập.
Không trống nhưng mật độ dân cư ít thôi, giả sử lúc cần di tản cũng dễ, đây đông nghịt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top