- Biển số
- OF-16238
- Ngày cấp bằng
- 12/5/08
- Số km
- 80
- Động cơ
- 511,500 Mã lực
Nguồn: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/07/kho-so-vi-dung-xe-3-phut-bi-thu-bang-lai-30-ngay/
Đó là hành trình vất vả nộp tiền vi phạm giao thông của tôi. Mất một ngày trời tôi chỉ lấy được cái giấy hẹn sau khi nộp phạt và còn phải chờ một tháng mới lấy lại bằng lái.
> Mức phạt giao thông mới có thật sự hiệu quả?
Bản thân tôi là một người luôn chấp hành nghiêm luật lệ giao thông khi đi ôtô, xe máy, hay thậm chí đi bộ một cách máy móc. Tôi đi xe máy đúng làn đường và đi bộ chờ đèn đỏ, luôn đi trên phần đường dành cho người bộ hành.
Thế nhưng, như nhiều người đang lái ô tô trên đường phố Hà Nội: tôi luôn cảm thấy rất bức xúc vì việc phân làn, cắm biển ở một số nơi không hợp lý. Rồi việc thiếu chỗ dừng, chỗ đỗ và cách xử lý phạt của lực lượng chức năng rất dễ bẫy người tham gia giao thông vi phạm.
Tuần trước là lần đầu tiên tôi phải lên kho bạc nộp tiền sau khi chỉ dừng xe (chưa tắt máy) đúng 3 phút tại vạch kẻ tam giác ngã ba Lương Văn Can - Lê Thái Tổ cùng cánh taxi.
Lỗi vi phạm của tôi bị phạt 800 ngàn đồng và thu bằng 30 ngày. Sau một hồi tranh luận gay gắt, tôi yêu cầu nộp phạt tại chỗ, cảnh sát giao thông (CSGT) giải thích lỗi của tôi không thể nộp phạt tại chỗ, phải lập biên bản và lên kho bạc nộp tiền.
Và quy trình nộp phạt và xử lý vi phạm như sau:
- Lập biên bản và có xác nhận của người vi phạm
- Chờ 5-7 ngày sau đi lên trụ sở CSGT sở tại giải quyết để lấy biên bản xử phạt
- Sau đó đi ra kho bạc nộp tiền và lấy biên lai nộp tiền
- Quay trở về trụ sở CSGT sở tại để đổi biên lai nộp tiền lấy giấy hẹn, cầm giấy hẹn về
- 30 ngày sau tôi mới được cầm giấy hẹn lên lấy bằng
Như các bạn đã thấy, tôi mất cả buổi chiều chạy lòng vòng mất công mất việc chỉ để lấy 1 cái giấy hẹn sau khi nộp tiền, và theo luật, tôi phải chờ 1 tháng mới có thể có bằng để tiếp tục chạy xe.
Với quy trình xử phạt và án phạt nặng như vậy, rõ ràng không một tài xế nào muốn vì nó quá lằng nhằng, tốn quá nhiều thời gian cho việc đi lại.
Trong khi đó tôi nghe nói mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều rằng chỉ việc "bồi dưỡng" anh CSGT 1/2 số tiền nộp phạt, tôi có thể được đi ngay, không bị giữ bằng. Nhanh và gọn.
Hãy thử nghĩ bạn là lái xe taxi, chỉ dừng 3 phút và sau đó bạn bị thu bằng 1 tháng? Không rõ có tài xế taxi nào lựa chọn phương án xử phạt này, khi bằng lái xe là cần câu cơm của họ.
Do đó phải chăng thủ tục dễ hiểu và thường trực của cánh lái xe khi bị bắt vi phạm là phong bì.
Thiết nghĩ, quy định nâng mức xử phạt trong nội thành được áp dụng có thể tạo điều kiện làm gia tăng tiêu cực trong lực lượng CSGT. Trong khi điều cốt yếu để giảm thiểu tiêu cực là phải cải thiện cơ chế xử lý và nộp phạt nhanh gọn hơn, nhằm tránh tiêu cực thì các nhà chức trách đang bỏ qua.
Không cần so sánh với các nước phát triển về sự văn minh, tiện lợi của việc nộp phạt. Tôi nghĩ chỉ cần áp dụng cách thức nộp và xử lý phạt tại chỗ nhanh, gọn, giảm thiểu mức xử phạt xuống hợp lý thì tôi nghĩ sẽ không có ai phải "bồi dưỡng" cho lực lượng CSGT nữa cả.
Trong trường hợp bị thu bằng người vi phạm giao thông chỉ cần giữ biên lai, giấy hẹn nộp phạt và điều duy nhất họ phải làm là đến hẹn lên lấy bằng.
Phải chăng việc thiếu chặt chẽ trong xử phạt tham gia giao thông đã góp phần làm xấu hình ảnh người CSGT trong mắt người dân, dẫn tới rất nhiều hiện tượng chống đối người thi hành công vụ, bỏ chạy khi vi phạm...
Rõ ràng những tiêu cực này không góp phần làm người tham gia giao thông hiểu ra cái sai của họ, nâng cao ý thức tham gia giao thông mà gia tăng sự coi thường luật pháp.
Muốn loại trừ tiêu cực, cần đơn giản hóa quá trình xử lý nộp phạt nhằm giúp đỡ người dân và loại khỏi ngành các CSGT tiêu cực.
Đó là hành trình vất vả nộp tiền vi phạm giao thông của tôi. Mất một ngày trời tôi chỉ lấy được cái giấy hẹn sau khi nộp phạt và còn phải chờ một tháng mới lấy lại bằng lái.
> Mức phạt giao thông mới có thật sự hiệu quả?
Bản thân tôi là một người luôn chấp hành nghiêm luật lệ giao thông khi đi ôtô, xe máy, hay thậm chí đi bộ một cách máy móc. Tôi đi xe máy đúng làn đường và đi bộ chờ đèn đỏ, luôn đi trên phần đường dành cho người bộ hành.
Thế nhưng, như nhiều người đang lái ô tô trên đường phố Hà Nội: tôi luôn cảm thấy rất bức xúc vì việc phân làn, cắm biển ở một số nơi không hợp lý. Rồi việc thiếu chỗ dừng, chỗ đỗ và cách xử lý phạt của lực lượng chức năng rất dễ bẫy người tham gia giao thông vi phạm.
Tuần trước là lần đầu tiên tôi phải lên kho bạc nộp tiền sau khi chỉ dừng xe (chưa tắt máy) đúng 3 phút tại vạch kẻ tam giác ngã ba Lương Văn Can - Lê Thái Tổ cùng cánh taxi.
Lỗi vi phạm của tôi bị phạt 800 ngàn đồng và thu bằng 30 ngày. Sau một hồi tranh luận gay gắt, tôi yêu cầu nộp phạt tại chỗ, cảnh sát giao thông (CSGT) giải thích lỗi của tôi không thể nộp phạt tại chỗ, phải lập biên bản và lên kho bạc nộp tiền.
Và quy trình nộp phạt và xử lý vi phạm như sau:
- Lập biên bản và có xác nhận của người vi phạm
- Chờ 5-7 ngày sau đi lên trụ sở CSGT sở tại giải quyết để lấy biên bản xử phạt
- Sau đó đi ra kho bạc nộp tiền và lấy biên lai nộp tiền
- Quay trở về trụ sở CSGT sở tại để đổi biên lai nộp tiền lấy giấy hẹn, cầm giấy hẹn về
- 30 ngày sau tôi mới được cầm giấy hẹn lên lấy bằng
Như các bạn đã thấy, tôi mất cả buổi chiều chạy lòng vòng mất công mất việc chỉ để lấy 1 cái giấy hẹn sau khi nộp tiền, và theo luật, tôi phải chờ 1 tháng mới có thể có bằng để tiếp tục chạy xe.
Với quy trình xử phạt và án phạt nặng như vậy, rõ ràng không một tài xế nào muốn vì nó quá lằng nhằng, tốn quá nhiều thời gian cho việc đi lại.
Trong khi đó tôi nghe nói mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều rằng chỉ việc "bồi dưỡng" anh CSGT 1/2 số tiền nộp phạt, tôi có thể được đi ngay, không bị giữ bằng. Nhanh và gọn.
Hãy thử nghĩ bạn là lái xe taxi, chỉ dừng 3 phút và sau đó bạn bị thu bằng 1 tháng? Không rõ có tài xế taxi nào lựa chọn phương án xử phạt này, khi bằng lái xe là cần câu cơm của họ.
Do đó phải chăng thủ tục dễ hiểu và thường trực của cánh lái xe khi bị bắt vi phạm là phong bì.
Thiết nghĩ, quy định nâng mức xử phạt trong nội thành được áp dụng có thể tạo điều kiện làm gia tăng tiêu cực trong lực lượng CSGT. Trong khi điều cốt yếu để giảm thiểu tiêu cực là phải cải thiện cơ chế xử lý và nộp phạt nhanh gọn hơn, nhằm tránh tiêu cực thì các nhà chức trách đang bỏ qua.
Không cần so sánh với các nước phát triển về sự văn minh, tiện lợi của việc nộp phạt. Tôi nghĩ chỉ cần áp dụng cách thức nộp và xử lý phạt tại chỗ nhanh, gọn, giảm thiểu mức xử phạt xuống hợp lý thì tôi nghĩ sẽ không có ai phải "bồi dưỡng" cho lực lượng CSGT nữa cả.
Trong trường hợp bị thu bằng người vi phạm giao thông chỉ cần giữ biên lai, giấy hẹn nộp phạt và điều duy nhất họ phải làm là đến hẹn lên lấy bằng.
Phải chăng việc thiếu chặt chẽ trong xử phạt tham gia giao thông đã góp phần làm xấu hình ảnh người CSGT trong mắt người dân, dẫn tới rất nhiều hiện tượng chống đối người thi hành công vụ, bỏ chạy khi vi phạm...
Rõ ràng những tiêu cực này không góp phần làm người tham gia giao thông hiểu ra cái sai của họ, nâng cao ý thức tham gia giao thông mà gia tăng sự coi thường luật pháp.
Muốn loại trừ tiêu cực, cần đơn giản hóa quá trình xử lý nộp phạt nhằm giúp đỡ người dân và loại khỏi ngành các CSGT tiêu cực.