• [Thông báo] Diễn đàn tạm thời bảo trì từ 23h00 ngày 21/12 đến 03h00 ngày 22/12/2024 để nâng cấp. Mong cụ/mợ thông cảm.

[Funland] Bái Đính cổ tự ở đâu??? Ý nghĩa tâm linh của Bái Đính "kim tự" ở đâu???

babe_in_car

Xe điện
Biển số
OF-132303
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
4,602
Động cơ
410,447 Mã lực
Nơi ở
https://orderhangduc.weebly.com
Website
orderhangduc.weebly.com
Không phải em quên mà em sẽ nói, nhưng em phải nói trước là cái mà hô thần nhập tượng ở mấy cái tượng ở bái đính mới là giả đấy nhé:D. Chả có tý linh thiêng nào đâu. Nói ra sẽ hơi dài. Nên phải phân tích mấy cái đồ giả ở đấy thì các cụ sẽ hiểu Phật Pháp. Ngoài đời, người ta ưa vỗ ngực xưng tên. Đó là phường háo danh. Trong chùa, người ta cần đức khiêm tốn. Nên ở đây từ khiêm tốn không có chỗ. Vì vậy Phật đâu về mà thờ. nên cái lễ hô thần nhập tượng chỉ là vì cho có bộ lệ. Nói ra thì nhiều cái buồn cười. Tối nay em chém vụ này cho các cụ. Nghe xong như hài kịch.
Tối cụ nhé,đang buồn ngủ mà đọc bài cụ tỉnh cả ra
 

luugutv1

Xe tăng
Biển số
OF-61813
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
1,176
Động cơ
452,287 Mã lực
Em nghe rân tỳnh bảo đấy là Công ty Bái Đính (em không nói đến ngôi chùa cổ linh thiêng ạ).
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Em thấy đi Bái Đính cái gì cũng tiền, cơ mà chả thấy tâm linh ở chỗ nào, Chùa thì rõ to mà chả thấy sư đâu, haizz
 

Trường Vũ

Xe máy
Biển số
OF-11239
Ngày cấp bằng
25/10/07
Số km
61
Động cơ
531,150 Mã lực
Không phải là khu du lich nhưng là tâm linh như cụ nói mà đây là DU LICH TÂM LINH đàng hoàng, giả dụ như đến Ấn độ để hành hương, đến Tây tạng để hành hương gọi là du lịch Tâm linh.
Ở đây tỉnh Ninh bình họ định làm nên một chuỗi Tâm linh và cảnh đẹp như Bái Đính, Tràng an, đền vua Đinh, vua Lê để thu hút du khách đến vừa đi hành hương vừa đi chơi. Nhưng thế vẫn chưa đủ, họ đang cần phải làm một loạt nhiều thứ nữa khách mới không nhàm chán và đi được nhiều ngày ví dụ như nâng cấp Cúc phương và vài nơi nữa. Đến đẹp như Quảng nam Đà nẵng mà họ cũng phải làm thêm du lich Tâm linh như xây chùa Linh ứng...v v..

Cụ nói chuẩn đấy, đền Linh Ứng cũng được a T đổ tiền ra làm vừa là nơi trấn yểm cho thành phố vừa là một khu Du Lịch Tâm Linh mới thu hút khách du lịch của ĐN ( tượng ở đây cũng được hô thần nhập tượng hết các cụ nhé ) , nên chùa Bái Đính cũng đang học tập bao khu Du Lịch Tâm Linh khác trên Thế Giới thu hút khách du lịch về đó là cũng là lẽ thường tình, đúng là một điểm sáng rất hay của cách làm du lịch trong nước, nhiều địa phương nên học hỏi. Ninh Bình giờ không khác gì ĐN, bệnh viện to cũng đã xây xong chỉ còn thiếu mỗi cái sân bay nữa thôi thì cả nước đổ xô về ý chứ.
 

hp40

Xe tăng
Biển số
OF-131575
Ngày cấp bằng
20/2/12
Số km
1,701
Động cơ
388,898 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Em chưa đi và cũng k có ý định đi chùa BĐ
Em thích những chùa cổ yên tĩnh thấp thoáng ẩn dưới những tán cây cổ thụ hài hòa với thiên nhiên. Đâu cứ phải to nhất, hoành tráng nhất, xây cất tốn kém nhất, Đức Phật đâu phải là vua chúa.
Hôm qua em lỡ đi 1 lần rồi, cảm nhận là nhiều cái to to tốn tiền, tổ chức vô cùng tệ và...em không nghĩ lần quay lại!
 

hung0406

Xe buýt
Biển số
OF-48822
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
914
Động cơ
464,678 Mã lực
Nơi ở
Trên giời
Không phải em quên mà em sẽ nói, nhưng em phải nói trước là cái mà hô thần nhập tượng ở mấy cái tượng ở bái đính mới là giả đấy nhé:D. Chả có tý linh thiêng nào đâu. Nói ra sẽ hơi dài. Nên phải phân tích mấy cái đồ giả ở đấy thì các cụ sẽ hiểu Phật Pháp. Ngoài đời, người ta ưa vỗ ngực xưng tên. Đó là phường háo danh. Trong chùa, người ta cần đức khiêm tốn. Nên ở đây từ khiêm tốn không có chỗ. Vì vậy Phật đâu về mà thờ. nên cái lễ hô thần nhập tượng chỉ là vì cho có bộ lệ. Nói ra thì nhiều cái buồn cười. Tối nay em chém vụ này cho các cụ. Nghe xong như hài kịch.
Tối nay e xem cụ cu chém xem sao.....
 

hungbm

Xe điện
Biển số
OF-17394
Ngày cấp bằng
15/6/08
Số km
3,627
Động cơ
539,630 Mã lực
Nơi ở
NTL
- Ý nghĩa: Theo nhiều nguồn tin "thân cận" he.....của nhà em thì cái Bái Đính kim tự này là cái nơi để kinh doanh và không có chút ý nghĩa tâm linh nào cả.
- Kiến trúc: Bị phê phán lai Tàu khá nhiều cho dù chủ trì thiết kế là GS.TS. Hoàng Đạo Kính.
- Chủ đầu tư: Nhà nước phụ trách mặt bằng và hạ tầng. Xuân Trường đầu tư công trình và được khai thác trong 70 năm nhưng chủ của Xuân Trường nói là của nhà nước hết. "Đại ra" này bảo chỉ thầu thi công thôi.
Bác nào rành vụ này cho nhà em khai thông phát. Đi Bái Đính gần chục lần vì công việc và ngán đến tận cổ ngay lần đầu tiên rồi mà chả hiểu mô tê gì cả :|
Cho em hỏi câu nữa: Tâm Linh là gì ấy nhỉ???he..................
Em đi 1 lần và thề k bao giờ quay lại nơi mà họ Buôn bán tâm linh quá đáng, a di đà phật. Những gì cụ nói rất tiếc lại đúng như vậy
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Để nói về việc này, trước hết em xin min, mod cho phép em nói theo kiểu suy luận là chính. Tuy có thể theo một suy nghĩ nào đó là mê tín, nhưng đây cũng chỉ là một phân tích về một sự việc có thực, mang ý nghĩa tâm linh. Nếu thấy không tiện, min, mod có thể xóa cmt này của em. Nhưng có nhiều cụ muốn hiểu rõ điều này, em cũng chỉ xin góp mọt cái ngu ý nho nhỏ của em, theo những gì em biết về Phật Pháp mà thôi. Các cụ đọc nếu có thiếu hay em sai gì các cụ cứ bổ sung góp ý cho em. Kiến thức vô bờ, em thì ít tuổi nên chỉ dựa và sách vở là chính, một tý trải nghiệm nho nhỏ để phân tích mà thôi nên có thể những cái em nói nó giống ở đâu đấy thì cũng là những tài liệu về phật giáo mà em được biết thôi ợ. Chứ có nhiều các vị cao tăng tôn kính mà em kính trọng còn hơn vạn lần những kẻ lấy thần thánh mà đem ra mua bán.
 

hung0406

Xe buýt
Biển số
OF-48822
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
914
Động cơ
464,678 Mã lực
Nơi ở
Trên giời

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Trước hết, em và các cụ cần phải hiểu rõ việc thờ Phật và Bồ Tát tại chùa cũng như tại gia là nhằm nhắc nhở mọi người y theo lời dạy của chư Phật, chư Bồ Tát tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Thờ Phật, Bồ Tát không phải là để cầu xin quý ngài ban phước ban lộc cho chúng ta, bởi vì đạo Phật quan niệm mọi việc trên đời này đều có nhân có quả, không có chuyện cầu xin, cúng bái mà được. Đấy là những gì mà đạo Phật căn dặn mọi người hướng về đạo phật như vậy. Chứ việc lấy thần thánh ra mà kinh doanh buôn bán là chuyện phỉ báng thánh thần. Tất nhiên có nhiều cụ cho rằng đấy là khu du lịch tâm linh. Em tuy không phân biệt Nam Bắc, nhưng văn hóa thờ cúng ở phía Bắc khác so với phía Nam. Có lẽ vì ngày trước khi chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp thì văn hóa ở trong đấy chủ yếu là khơ me, nên việc phát triển Phật giáo, hay những ngôi chùa cổ kính chủ yếu ở phía bắc. nên cách sống người ngoài Bắc và Nam hơi khác nhau về phong tục một tý. Vì thế du lịch tâm linh phù hợp với phía Nam hơn là phía Bắc. Đây chỉ là nhận định của em, không phải số đông, các cụ có gì bỏ qua cho em nếu sai nhé:D
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Trước hết để nói về Lễ hô thần nhập tượng Quan Thế Âm Thiên Phủ Thiên Nhãn lớn nhất Việt Nam ở chùa Bái Đính như các cụ nói (em dùng nguyên cái típ ghi như vậy hôm thực hiện lễ này, có ảnh ở dưới để em minh họa cho các cụ ợ)

Theo cách hiệu hiện nay thì Khai quang điểm nhãn hay hô thần nhập tượng làm tăng linh khí của pho tượng trước khi thờ cúng. Hoặc cho rằng việc khai mở một vật từ vô tri trở nên linh thiêng thì phải có những vị thầy biết Khai quang điểm nhãn. Tức là phải biết mật mã để khai mở. Quan niệm đấy cho rằng nếu không làm lễ khai quang, tức là đưa Thần Lực của Phật an ngự vào tôn tượng, thì có những loài ma quỷ sẽ nhập vào đó để hưởng hương khói và sự cúng dường. Đấy là cách hiểu thông thường của một số người mà em biết. Em cũng đã từng nghe mấy ông thầy dỏm chém gió món này. Nghe xong em mới tự nhủ, chém gió với thần thánh có nghĩa là tự coi mình đánh mất chính mình đức tin về một tính ngưỡng của người Việt Nam ợ
 
Chỉnh sửa cuối:

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
  Thực chất từ trước các cụ và em phải hiểu rõ về từ Hô thần nhập tượng hay khai quang điểm nhãn là từ thường dùng trong giới tu sĩ là chính. Còn ở chùa thì các sư thầy thường gọi là An Vị Phật. Nhưng nhiều lúc có những tu sĩ cũng nhận khai quang điểm nhãn các tranh tượng Phật Bồ Tát, thần thánh cho tín đồ đem về thờ cúng. Cái này là bố láo các cụ nhé. Chả ai làm như thế cả. Người chính giới Phật Pháp gọi đấy là lừa đảo, trái với đức hạnh khiêm cung của người tu, trong khi đó chỉ là buổi lễ tôn trí tượng Phật ra để cho người học đạo sơ cơ có biểu tượng thờ tự, đốt nhang cúng bái. Việc đấy là để cho những người chưa rõ về đạo pháp, phải có hình tượng để tỏ lòng tôn kính, đến khi học đạo hiểu lên cao thì tượng cốt cũng chỉ là hình danh sắc tướng chứ không phải là thần thánh hóa việc hô thần nhập tượng được.
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
  Theo những tài liệu mà em biết thì Khai QuangĐiểm Nhãn là hai phạm trù khác nhau hoàn toàn. Nhiều cụ ghép vào là chưa hiểu rõ vấn đề của nó.
ĐIỂM NHÃN: Món này theo em được biết thì không hề dính líu hay là một nghi thức Phật Giáo nào cả. Thực chất nó phát xuất từ giới họa sĩ của khựa thời xưa. Thời đấy, họ quan niệm rằng trong những bức tranh vẽ về người hay thú vật, tài nghệ của người họa sĩ được thể hiện qua việc vẽ con mắt. Họa sĩ chân tài thì vẽ con mắt có “Thần”, làm cho bức tranh linh hoạt, sống động, y như thật. Thế nên trong một họa phẩm, con mắt thường được vẽ cuối cùng và nếu như người họa sĩ này tôn trọng một bậc họa sư nào đó trong vùng thì cố thỉnh mời cho được vị này đến để Điểm Nhãn. Vì vậy tục lệ đấy muốn nói là hoàn thành nét vẽ cuối cùng của bức tranh: con mắt. Việc này lấy từ Điển Tích Vẽ Rồng Điểm Nhãn của khựa.

- Theo tích cũ mà khựa để lại thì ngày xưa Lương Võ Đế sùng mộ việc trang hoàng Chùa Phật, nên thường sai Tăng Dao họa nơi các Chùa; Chùa An Lạc ở nơi Kim Lăng có vẽ 4 con rồng trắng song không có vẽ mắt. Tăng Dao thường bảo nếu chấm vẽ mắt rồng (Điểm Nhãn) thì nó sẽ bay đi. Người ta cố nài chấm vẽ mắt. Trong chốc lát, sấm sét nổi lên phá vỡ bức tường, 2 con rồng cỡi mây bay lên trời, còn 2 con chưa vẽ mắt vẫn ở chỗ cũ” (Theo Lịch Đại Danh Họa Ký Đời Lương). Do đó, trong quảng đại quần chúng mới ứng dụng Điển Tích này trước khi bắt đầu Lễ Hội Múa Lân Sư Rồng: Trước khi ” Khai Trương ” một con Lân mới, họ phải làm lễ “Khai Quang Điểm Tinh” tức là “Điểm Mắt Cho Lân” (Khi chế tạo đầu Lân, các nghệ nhân bao giờ cũng chừa lại 2 con mắt). Lân sau khi hoàn thành tại cơ sở sản xuất, thì phải tới Chùa hoặc trước bàn thờ Sư Tổ để làm lễ “Tinh Điểm Khai Quang” trước khi đem biểu diễn. Sau khi lựa ngày tốt, các chú Lân – Rồng sẽ thực hiện Nghi Thức “Khai Quang Điểm Nhãn” với 1 dấu chấm CHÂU SA vào Giữa Trán hoặc Lưỡi để chính thức hoạt động. Cúng Tổ và điểm mắt rồi thì Lân – Rồng mới “sống dậy” và múa được; Khi Lân – Rồng đã cũ, thì người ta đốt cháy nó để “trả lại cho Trời”… Đấy là tích Điểm Nhãn mà các cụ đang gọi, nó là như vậy.
 

otocon2013

Xe hơi
Biển số
OF-181119
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
143
Động cơ
337,540 Mã lực
Lâu rồi em chưa đi không biết đã xong hết chưa nhỉ các cụ!
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em hộ cụ 3cu nhá :P=))=))


Khai Quang theo như chúng tôi được biết là một phần nằm trong Nghi Lễ An Vị Phật. Một số Phật tử khi mới thiết lập bàn thờ Phật trong gia đình, hay khi thỉnh tôn tượng của Phật hay Bồ Tát về thờ, thường mời quý Thầy đến làm lễ an vị Phật, trong đó có Nghi Thức Khai Quang. Cũng có khi Phật tử mang những tôn tượng này đến Chùa để nhờ 1 vị Thầy Khai Quang dùm.
Nghi Thức này bao gồm các điểm chính yếu như sau : Vị Thầy dùng cái Kính đàn (Tức là kính soi mặt mới mua về chưa có ai soi vào đó ), 1 chén nước và 3 nén hương. Tôn tượng đó được phủ bằng 1 tấm vải vàng, sẽ được vị Thầy chủ lễ vừa đọc kinh vừa từ từ kéo ra và làm những công việc cụ thể như chiếu kính vào bức tượng, rảy nước… đồng thời vừa đọc Chú vừa lấy tay vẽ chữ “Án” (OM) bằng tiếng Phạn (Theo người Atlantis : Thượng Ðế là đấng tối cao, ít khi được nói đến tên, mà chỉ tôn xưng là Ngài. Khi cần cầu đến Thượng Ðế thì chúm môi lại tròn như chữ o và phát âm thanh “o” để chỉ mặt trời, và ngậm miệng lại phát âm thanh “om” (Nhiều câu chú trong kinh Phật có chữ “Ôm”, ta thường đọc là “Úm” hoặc “Án”). Nếu được như thế thì đó là căn nguyên của tiếng “Om” trong khi thiền vậy).
Nghi thức “Khai Quang” tựu chung là như vậy và quý Thầy của tất cả các tông phái Bắc Tông, Nam Tông và Mật Tông của VN đều sử dụng Nghi thức này nếu có yêu cầu của Phật tử.
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Em hộ cụ 3cu nhá
Khai Quang theo như chúng tôi được biết là một phần nằm trong Nghi Lễ An Vị Phật. Một số Phật tử khi mới thiết lập bàn thờ Phật trong gia đình, hay khi thỉnh tôn tượng của Phật hay Bồ Tát về thờ, thường mời quý Thầy đến làm lễ an vị Phật, trong đó có Nghi Thức Khai Quang. Cũng có khi Phật tử mang những tôn tượng này đến Chùa để nhờ 1 vị Thầy Khai Quang dùm.
Nghi Thức này bao gồm các điểm chính yếu như sau : Vị Thầy dùng cái Kính đàn (Tức là kính soi mặt mới mua về chưa có ai soi vào đó ), 1 chén nước và 3 nén hương. Tôn tượng đó được phủ bằng 1 tấm vải vàng, sẽ được vị Thầy chủ lễ vừa đọc kinh vừa từ từ kéo ra và làm những công việc cụ thể như chiếu kính vào bức tượng, rảy nước… đồng thời vừa đọc Chú vừa lấy tay vẽ chữ “Án” (OM) bằng tiếng Phạn (Theo người Atlantis : Thượng Ðế là đấng tối cao, ít khi được nói đến tên, mà chỉ tôn xưng là Ngài. Khi cần cầu đến Thượng Ðế thì chúm môi lại tròn như chữ o và phát âm thanh “o” để chỉ mặt trời, và ngậm miệng lại phát âm thanh “om” (Nhiều câu chú trong kinh Phật có chữ “Ôm”, ta thường đọc là “Úm” hoặc “Án”). Nếu được như thế thì đó là căn nguyên của tiếng “Om” trong khi thiền vậy).
Nghi thức “Khai Quang” tựu chung là như vậy và quý Thầy của tất cả các tông phái Bắc Tông, Nam Tông và Mật Tông của VN đều sử dụng Nghi thức này nếu có yêu cầu của Phật tử.
Cám ơn cụ pain. Nhưng văn bản đó cũng nằm trong các sách nói về Phật Pháp cả, chứ không phải không có. Cụ cứ google là ra hết, hoặc vào trang giacngo của phật giáo nhà mềnh là ra ngay.

Để hiểu dễ nhất thì các cụ có thể hiểu theo kiểu thường dân mà ai không hiểu về phật pháp cũng hiểu theo cách đơn giản nhất là: Khai là bắt đầu.
Quang là ánh sáng. Vì vậy Khai Quang có nghĩa là lễ dâng cúng Đức Phật. Khi một tượng Phật được đắp và tô vẽ xong, đem tượng Phật đặt đúng vị trí rồi lựa ngày tổ chức lễ Khai Quang cho tượng Phật, sau đó mới bắt đầu thờ cúng tượng Phật.Còn hình thức làm như thế nào thì nhiều. Mỗi cao tăng đều có cách riêng của mình nhưng đều tuân thủ các nghi lễ của Phật Pháp cả. Hôm lễ Hô thần nhập tượng tại khu điện thờ Pháp chủ - Bái đính là do thầy Thích Phổ Tuệ thực hiện. Thầy Thích Phổ Tuệ là một sư thầy mà em rất ngưỡng mộ cả về công đức và tài trí.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cám ơn cụ pain. Nhưng văn bản đó cũng nằm trong các sách nói về Phật Pháp cả, chứ không phải không có. Cụ cứ google là ra hết, hoặc vào trang giacngo của phật giáo nhà mềnh là ra ngay.

Để hiểu dễ nhất thì các cụ có thể hiểu theo kiểu thường dân mà ai không hiểu về phật pháp cũng hiểu theo cách đơn giản nhất là: Khai là bắt đầu.
Quang là ánh sáng. Vì vậy Khai Quang có nghĩa là lễ dâng cúng Đức Phật. Khi một tượng Phật được đắp và tô vẽ xong, đem tượng Phật đặt đúng vị trí rồi lựa ngày tổ chức lễ Khai Quang cho tượng Phật, sau đó mới bắt đầu thờ cúng tượng Phật.Còn hình thức làm như thế nào thì nhiều. Mỗi cao tăng đều có cách riêng của mình nhưng đều tuân thủ các nghi lễ của Phật Pháp cả. Hôm lễ Hô thần nhập tượng tại khu điện thờ Pháp chủ - Bái đính là do thầy Thích Phổ Tuệ thực hiện. Thầy Thích Phổ Tuệ là một sư thầy mà em rất ngưỡng mộ cả về công đức và tài trí.

Em nghe nói 3 lần Hô thần nhập tượng đều không linh, không biết sự thật ra sao?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top