Lâu mới thấy món này cụ NST tham gia nhỉ. hihi. Cổ vũ gì ở đây cụ? Hay cổ vũ cho anh em nhà họ Xuân? . Nhưng cái này cụ chém cũng có tý em quan tâm ợ. Mà cũng đúng một phần. Do quê em ở NB nên cũng có biết mấy món ở đấy.Cụ nghe ai đồn đới?
Cái này các cụ không theo dõi ngay từ đầu rồi dự án của người ta là " KHU DU LỊCH TÂM LINH" nó rõ ràng thế mà nhiều cụ cứ mơ hồ nhỉ?
Tiếp theo cái thằng Bái Đính này là khu Tràng An, và nguyên con "Kênh đào" hay gọi là " Sông đào" cũng được dài chừng 30Km nối từ trung tâm thành phố Ninh Bình lên tới Bái Đính, cái này giang hồ đồn đại là Ninh Bình khơi long mạch , mà công nhận long mạch chưa khơi xong nhà cháu thấy đất Ninh Bình đã bắt đầu phát rồi đấy chứ, tiền cứ đổ về ầm ầm
- Nếu nói về Long Mạch ở Ninh Bình thì phải nói đến núi Dũng Đương, thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình. Ở đây có nghĩa là núi chắn dòng nước mạnh chảy từ trên dội xuống, phía tây có núi chạy dài bao quanh, phía đông bắc là dòng sông Hoàng Long, phía đông nam là đồng bằng thoáng đãng. Gần núi Dũng Đương có núi Lương Sơn và Côn Lĩnh, 3 dãy núi này hợp lại tạo thành lũy đá khổng lồ để che bọc kinh thành Hoa Lư cũ ngày trước của vua Đinh. Vì thế nên hai vua Đinh Tiên Hoàng đế và Lê Đại Hành đã chọn núi này làm Tiền đồn, vọng các tiền tiêu cho kinh thành Hoa Lư cổ
- Còn theo dã sử dân gian thì động Thiên Tôn được phát hiện vào khoảng thời Hùng Vương thứ 12. Đến thời nhà Đường tay Cao Biền đi dò tìm các hình thế long mạch ở khu vực này để yểm triệt mà hắn cho rằng long mạch đế vương của người Giao Chỉ chắc chắn nằm ở khu vực Ninh Bình. Đồng thời cho lập đền thờ Thánh Trấn Vũ Thiên Tôn ở động núi Dũng Đương.
- Ngày trước mỗi lần cất quân đi chinh phục các sứ quân là vua Đinh tới động Thiên Tôn để cầu thần phù hộ và luôn thành công. Nên khi lên ngôi hoàng đế thì vua Đinh nhớ lại công trạng của Thần và đã phong cho Thần là “An Quốc Tôn Thần” và cho sửa sang lại động và xây đền thờ ở phía đông của động gọi là “An Quốc Tôn Thần từ”, tức đền Hàng Tổng ngày nay.
- Về sau đến đời vua Lý Côntg Uẩn tuy chuyển về Thăng Long nhưng vua vẫn cho xây dựng nơi đây nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn và nhiều lần sắc phong cho thần Trấn Vũ Thiên Tôn.
- Đến triều Trần và các triều đại phong kiến tiếp theo, khu vực cố đô Hoa Lư đều được các vua Trần sắc phong nhiều. Đến bg vẫn còn các sắc phong đó.
- Chính vì thế tại sao mà ở đây có nhiều di tích từ thời Lý là vì thế. Chứ mấy chú nhà họ Xuân cũng chả ngô ngọng đâu mà không biết. Nên không tự dưng đầu tư ầm ầm vào mấy món đấy. Riêng về abc như thế nào thì chắc chắn toàn cao thủ nghiên cứu thôi. Nên nhiều cụ cứ nói hòn đất mà không biết nói năng là hơi quá về một lĩnh vực mà mình rất muốn khám phá đấy.
- Những thông tin đấy có rất nhiều. Nhưng để nghía sâu về NB còn nhiều cái nữa. Em đang bận chém sau vậy. Nhưng đúng là chưa bg NB phất như bg cũng vì nhiều nguyên nhân mà từ những cái liên quan đến tâm linh chiếm tới 80% ợ. Em hóng thế cho vui. Có gì các cụ chỉ giáo em thêm
P/S: Theo em được biết thì các lờ đờ nào đến NB mà không vào đây thì ăn không ngon, ngủ không yên. Nên nhiều khi TTg có gọi lờ đờ NB về gấp TW họp thì các lờ đờ cũng phải qua đây vái lạy rồi mới đi cho an tâm
Chỉnh sửa cuối: