[Funland] Bạch Giao Hương

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,974
Động cơ
363,377 Mã lực
Tuổi
125
Tên một loại cây rất hay, có nơi gọi là cây Sau trắng, có nơi gọi là cây Sau Sau.., cây này có phải cây lá đỏ không các Kụ nhỉ? có Kụ nào biết về cây này không cho em xin ít thông tin ạ, cây này liệu có dễ trồng không? sao ở Thủ Đô không trồng ít cây này ở trong công viên hay các khu công cộng nhỉ? em thấy là nó khá là đẹp :) lá non thấy bảo cuốn nem thính vào bia lắm ;))
IMG_3281.jpg
Hình này theo tôi nghĩ cụ nhầm với cây phong. Cây sau sau (Liquidambar formosana) lá chỉ có 3 thùy, trong khi cây trong hình có lá 5 thùy. Việt Nam có 13 loài phong (Acer spp.), trong đó 6 loài lá đơn không thùy, 7 loài lá 3-7 thùy, nhưng chỉ có Acer oliverianumAcer campbelii (VN ta có cả 2 phân loài A. campbelii subsp. campbeliiA. campbellii subsp. flabellatum) là có lá có từ 5 thùy trở lên. Tôi nghĩ đây là hình của Acer campbelii, loài phổ biến rộng hơn trong số 2 loài vừa đề cập.
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,420
Động cơ
112,644 Mã lực
Hình này theo tôi nghĩ cụ nhầm với cây phong. Cây sau sau (Liquidambar formosana) lá chỉ có 3 thùy, trong khi cây trong hình có lá 5 thùy. Việt Nam có 13 loài phong (Acer spp.), trong đó 6 loài lá đơn không thùy, 7 loài lá 3-7 thùy, nhưng chỉ có Acer oliverianumAcer campbelii (VN ta có cả 2 phân loài A. campbelii subsp. campbeliiA. campbellii subsp. flabellatum) là có lá có từ 5 thùy trở lên. Tôi nghĩ đây là hình của Acer campbelii, loài phổ biến rộng hơn trong số 2 loài vừa đề cập.
Hình ảnh lá này là em search lấy trên mạng, em cũng thấy ảnh lá cây này giống như cây phong, ở nhật thì giống lá cây Momiji,
Còn cây em muốn hỏi là cây SS chứ ko phải cây phong lá đỏ ạ
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,974
Động cơ
363,377 Mã lực
Tuổi
125
Hình ảnh lá này là em search lấy trên mạng, em cũng thấy ảnh lá cây này giống như cây phong, ở nhật thì giống lá cây Momiji,
Còn cây em muốn hỏi là cây SS chứ ko phải cây phong lá đỏ ạ
Momiji là cây phong [lá đỏ] Nhật Bản (Acer palmatum), lá 5-7 thùy nhưng các thùy có khía răng cưa kép xẻ sâu rõ nét, còn cây trong hình có 5 thùy nhưng khía là dạng tai bèo và nông.
 
Chỉnh sửa cuối:

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,420
Động cơ
112,644 Mã lực
Momiji là cây phong [lá đỏ] Nhật Bản (Acer palmatum), lá 5-7 thùy nhưng các thùy có khía răng cưa kép xẻ sâu rõ nét, còn cây trong hình có 5 thùy nhưng khía là dạng tai bèo và nông.
Loại SS lá 3 thùy và 1 thùy khác nhau như thế nào? Nó có quả không hình dáng quả nó ra sao ạ?
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,184
Động cơ
479,495 Mã lực
Tên một loại cây rất hay, có nơi gọi là cây Sau trắng, có nơi gọi là cây Sau Sau.., cây này có phải cây lá đỏ không các Kụ nhỉ? có Kụ nào biết về cây này không cho em xin ít thông tin ạ, cây này liệu có dễ trồng không? sao ở Thủ Đô không trồng ít cây này ở trong công viên hay các khu công cộng nhỉ? em thấy là nó khá là đẹp :) lá non thấy bảo cuốn nem thính vào bia lắm ;))
IMG_3281.jpg
Liquidambar_formosana_01-400x533.jpg
Cây Sau Sau này lần đầu em biết cách đây độ 10 năm, dịp lễ hội đền Kỳ Cùng trên Lạng Sơn có ông bạn mời lên ăn lẩu. Lá sau sau non màu vàng ấm, vị khá lạ, khó tả nhưng ăn ngon! Ông bạn có chỉ cho cây đó, loại thân gỗ, mọc thẳng như cây xoan, khá cao. Nó mà dạng cây bụi là em bứng về luôn.
Việt Nam mình nhiều cây vừa là thực phẩm vừa làm thuốc, ngon bổ rẻ. Từ cây dạng thảo, cây bụi đến thân gỗ. Nhà em ươm được mấy chậu xương khỉ, gấu nấu canh ăn thay rau suốt, hoa cũng đẹp:
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,974
Động cơ
363,377 Mã lực
Tuổi
125
Loại SS lá 3 thùy và 1 thùy khác nhau như thế nào? Nó có quả không hình dáng quả nó ra sao ạ?
Sau sau ở ta có các loài L. formosana (3 thùy), L. orientalis (du nhập ????, 5 thùy - loài này sách của Phạm Hoàng Hộ viết là có ở miền bắc, nhưng không chỉ rõ nơi lấy mẫu/sinh sống, các tài liệu thực vật học thế giới chỉ ghi nhận nó ở tây nam Thổ Nhĩ Kỳ và đảo Rhodes của Hy Lạp), L. chingii (2 dạng lá: dạng nguyên/1 thùy, và dạng 3 thùy - trước đây có danh pháp Semiliquidambar chingii). Lưu ý rằng một vài loài lá đơn khác mà hiện nay xếp trong chi Liquidambar thì trước đây xếp trong chi riêng là Altingia, tên gọi chung của chúng là tô hạp.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,550
Động cơ
61,718 Mã lực
Thanks mợ. Thế mà mấy bố cứ bảo uống vào cứng như thép :))
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,420
Động cơ
112,644 Mã lực
Cây Sau Sau này lần đầu em biết cách đây độ 10 năm, dịp lễ hội đền Kỳ Cùng trên Lạng Sơn có ông bạn mời lên ăn lẩu. Lá sau sau non màu vàng ấm, vị khá lạ, khó tả nhưng ăn ngon! Ông bạn có chỉ cho cây đó, loại thân gỗ, mọc thẳng như cây xoan, khá cao. Nó mà dạng cây bụi là em bứng về luôn.
Việt Nam mình nhiều cây vừa là thực phẩm vừa làm thuốc, ngon bổ rẻ. Từ cây dạng thảo, cây bụi đến thân gỗ. Nhà em ươm được mấy chậu xương khỉ, gấu nấu canh ăn thay rau suốt, hoa cũng đẹp:
Nghe thấy lá non vặt nhúng lẩu là em thik rồi đấy ;)) kiếm mấy cây về hạ tán thấp xuống cho dễ hái, bật trồi là nhúng lẩu thôi :))
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,902
Động cơ
3,763,832 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phó tộng CX lại phải đi tìm hiểu ạ?
Thế nó là loài bản địa hay xâm lấn ạ?
Ảnh phụ trách cây phong, sau sau chắc thèng khác trồng thì phải "tìm hiểu" là đúng dồi. Mà có chiên da xác nhận đó là sau sau, một loài bản địa đới.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,260
Động cơ
344,178 Mã lực
Tuổi
44
Chắc phải có người mua thì họ mới bán chứ nhỉ thế nên em mới tìm hiểu, có khi kiếm mảnh vườn trên SS để chuột bạch quá ;))
Công viên Long Biên khai trương năm ngoái cũng trồng cây này nhiều. Bứng thân to về trồng. E nghĩ chắc các nhà vườn nhân giống nhiều
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,420
Động cơ
112,644 Mã lực
Công viên Long Biên khai trương năm ngoái cũng trồng cây này nhiều. Bứng thân to về trồng. E nghĩ chắc các nhà vườn nhân giống nhiều
Nếu được thì Mợ cho em xin ít ảnh cây hiện tại trồng ở công viên LB ạ :)
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,902
Động cơ
3,763,832 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vào FB cũng có người hỏi :D

Screenshot_20241014_211340_Facebook.jpg

Khe Sanh, Quảng Trị cũng có rừng sau sau.

le-minh-tuan-1704710339845.jpeg
z5047670557264d5d859f79e37f5ee6cd211f13dc55cdf-1704710392692.jpg
z50476607386837f2a38039c334ae85b84b01478ce3866-1704710346961.jpg


 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,550
Động cơ
61,718 Mã lực
Ơ sao lòng hồ ngập nước thế kia mà nó cũng sống được nhỉ.
Vào FB cũng có người hỏi :D

Screenshot_20241014_211340_Facebook.jpg

Khe Sanh, Quảng Trị cũng có rừng sau sau.

le-minh-tuan-1704710339845.jpeg
z5047670557264d5d859f79e37f5ee6cd211f13dc55cdf-1704710392692.jpg
z50476607386837f2a38039c334ae85b84b01478ce3866-1704710346961.jpg


 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,420
Động cơ
112,644 Mã lực
Ơ sao lòng hồ ngập nước thế kia mà nó cũng sống được nhỉ.
Em thấy một số loại cây ở hồ thủy điện đến mùa tích nước, nước ngập một thời gian mà cây vẫn sống bình thường chỉ bị rụng lá, phân hủy phần ngập chìm như là một cách làm cỏ tự nhiên hàng năm, nước rút thì cây lại càng thêm xanh tốt ;))
 

ngheden

Xe tải
Biển số
OF-28014
Ngày cấp bằng
30/1/09
Số km
329
Động cơ
985,082 Mã lực
Được cụ ạ. Cái cây này mọc trên đồi trên nương xung quanh nhà bà ngoại em nhiều lắm. Ngày xưa em toàn lấy lá gội đầu thơm tóc lắm.
[/QUOTE]
Nghe mê quá, mợ cho xin ít ảnh thực tế của cây này được không?
 

Phi40.15p

Xe máy
Biển số
OF-629226
Ngày cấp bằng
4/4/19
Số km
66
Động cơ
158,425 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Cây sau sau rất phổ biến ở quê cháu, cháu lớn lên ở vùng đồi núi nên ngày xưa đi chăn bò trèo cây này suốt. Đặc điểm của cây này lúc nhỏ thì thân vỏ khá trơn nhưng càng lớn càng đen và xù xì ( vỏ gần giống cây keo tai tượng). Thớ gỗ của cây nó rất xoắn và dẻo, cực kì khó cưa và xẻ khi gỗ khô. Tuy nhiên không có giá trị kinh tế vì rất dễ bị mối mọt nên quê cháu chủ yếu làm củi và làm công trình phụ chứ không mấy khi làm nhà bằng gỗ này hoặc do ít hiểu biết nên không thấy có kinh tế mấy (Trước trên đồi nhà cháu có 2 cây to tướng đường kính thân khoảng 1m)

Cây sau sau rụng lá theo mùa như cây phong, lá vàng và nâu đỏ khi rụng. Quả của nó có gai dạng như chôm chôm nhưng gai nó cứng hơn nhiều.

Dễ tìm nhất là các cụ có thể lên hồ Đại Lải- Vĩnh phúc, đi sâu vào khoảng 5km hướng sang Đèo Nhe - Thái Nguyên sẽ có nhiều.

Ảnh cháu copy trên mạng
1729068811721.png

1729068839449.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top