Em xin chém ăn theo chút ạ. Sau sau nếu cụ nào hay đi rừng núi rất dễ gặp ạ. Gần HN nhất là đường lên đỉnh Ba Vì, Tam Đảo hay Tây Thiên đều có. Trên núi cao, nhiệt độ thấp thì cây mọc tốt, lá chuyển màu đậm vào mùa lạnh. Trước em cũng cứ đùa đùa nhờ đánh một cây về trồng, mấy ông anh đều can ngăn vì cây rất khó trồng do điều kiện thổ nhưỡng (đất) núi cao khác đồng bằng nhiều, thêm nữa đến mùa đông lá cây chỉ chuyển sang hơi vàng, hiếm khi sang màu đỏ đậm được vì không đủ thời gian ủ lạnh.
Cây sau sau, sâu trắng, bạch giao, trao, chao, cổ yếm, chà phai (tiếng Mường), mâng deng (tiếng Dao), phong hương (tiếng Trung - do ngoại hình giống cây phong và có hương thơm. Các tên khác - tùy theo từng khu vực - trong tiếng Trung là Đài Loan hương giao thụ, phong thụ, phong tử thụ, phong tử, hương phong, bạch phong, bạch giao hương, kê phong thụ, kê trảo phong, linh phong, đại diệp phong, hương cô mộc, lộ lộ thông), tên khoa học
Liquidambar formosana, là cây thuộc khí hậu ôn đới ấm/miền núi cận nhiệt đới nên khó trồng tại vùng đồng bằng nhiệt đới/cận nhiệt đới. Sách
Cây cỏ Việt Nam tập 2 trang 529 của Phạm Hoàng Hộ ghi nhận loài này có trong khu vực từ miền bắc tới Huế, nhưng cho rằng cao độ sinh sống của nó là từ 1-600 m, trong khi
Thực vật chí Trung Hoa (Flora of China) ghi nhận cao độ sinh sống của nó là 500-800 m, trong rừng miền núi.
Loài bản địa khu vực miền nam bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Lào, miền bắc Việt Nam, miền trung và nam Trung Quốc (các tỉnh An Huy, Cam Túc, Chiết Giang, Giang Tây, Giang Tô, Hà Nam, Hải Nam, Hồ Bắc, Hồng Kông, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quý Châu, Thiểm Tây, Tứ Xuyên). Du nhập: Ấn Độ (Assam), miền đông dãy Himalaya.
Phạm Hoàng Hộ viết về việc sử dụng sau sau trong y học như sau:
Nhựa cầm máu, trị suyễn, giúp ho, lợi đàm, trị kinh nguyệt không đều, mất đái; lá trị ung thư; trái trị thấp khớp, đau lưng, bịnh da; chứa acid betulonic giúp gan chống độc.
Acid betulonic và các dẫn xuất của nó được phát hiện có một số đặc tính dược liệu, chẳng hạn như kháng virus, kháng khuẩn, kháng virus
Cytomegalovirus ở người (HCMV), chống viêm nhiễm, chống oxi hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch và tác dụng chống ung thư. Cụ thể, xem bài báo năm 2021:
Anticancer Potential of Betulonic Acid Derivatives (
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8037575/) trong tạp chí International Journal of Molecular Sciences.