[Funland] Bạch Giao Hương

a3k42

Xe buýt
Biển số
OF-59790
Ngày cấp bằng
23/3/10
Số km
659
Động cơ
446,886 Mã lực
Nơi ở
Long Biên Hà Nội
Vậy là nó không phải cây phong lá đỏ à cụ
Đây đây hihi nói về cây thì cụ phải hỏi em hihi. Cây này giống với cây phong lá đỏ. Khác ở chỗ là lá non ăn được và ăn rất ngon. Thường để ăn lẩu. Cây có mùi thơm rất quyến rũ. Lá bánh tẻ thì ngâm gạo nếp nấu xôi ôi là nó thơm và lên màu rất đẹp. Cây này ở trong rừng. Nếu cổ thụ thì cực to. Mật ong hoa cây này thơm ngào ngạt. thân cây màu trắng, lá xanh khi già chuyển đỏ. Lá cây phơi khô cho vào vỏ gối ngủ thì sáng dậy đau đầu mấy cũng mất tiêu luôn. Đêm ngủ mùi nó thơm gì đâu ấy sướng lắm ạ.
 

KA:18-78

Xe tăng
Biển số
OF-362092
Ngày cấp bằng
8/4/15
Số km
1,068
Động cơ
268,372 Mã lực
Nơi ở
tp Bắc Ninh
Cây này gỗ mềm và hay bị gãy cành nếu gió to, và cũng hay bị sâu đục thân, có vài đặc điểm về hình thức gioonga cây phong lá đỏ, nhưng tổng thể thì không phù hợp trồng đô thị...
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,370
Động cơ
3,262,753 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không phải cây cụ chủ hỏi đâu ạ :D
Cụ chủ hỏi cây sau sau, nhưng ảnh minh họa thì hình như ko phải. Tối muộn em ngại chạy ra, để mai em lượn thử chỗ ĐSQ xem cây đổi màu chưa.

"Về việc này, ông Nguyễn Đức Mạnh, phó tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội (đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc trồng và chăm sóc hàng phong lá đỏ tại tuyến đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng), cho hay hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn không phải là phong lá đỏ.

"Theo tôi tìm hiểu, đây là cây sau sau. Loài cây này có lá rất giống phong lá đỏ, tới mùa đông lá lại ngả sang màu đỏ nên nhiều người bị nhầm lẫn", ông Mạnh giải thích.

Ông Lê Huy Cường, chuyên gia thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, cũng xác nhận cây trồng ở khu Ngoại giao đoàn là sau sau, một loài cây bản địa của Việt Nam."



 

CCB

Xe tăng
Biển số
OF-857747
Ngày cấp bằng
22/4/24
Số km
1,199
Động cơ
28,489 Mã lực
Tên một loại cây rất hay, có nơi gọi là cây Sau trắng, có nơi gọi là cây Sau Sau.., cây này có phải cây lá đỏ không các Kụ nhỉ? có Kụ nào biết về cây này không cho em xin ít thông tin ạ, cây này liệu có dễ trồng không? sao ở Thủ Đô không trồng ít cây này ở trong công viên hay các khu công cộng nhỉ? em thấy là nó khá là đẹp :) lá non thấy bảo cuốn nem thính vào bia lắm ;))
IMG_3281.jpg
Liquidambar_formosana_01-400x533.jpg
Cây chi phong chứ cụ nhỉ? Cây này một số đô thị sinh thái mạn Hoà Bình có trồng mà cụ.
 

CCB

Xe tăng
Biển số
OF-857747
Ngày cấp bằng
22/4/24
Số km
1,199
Động cơ
28,489 Mã lực
Ở chỗ Đỗ Nhuận ạ? để em đạp ra đấy ngắm thực tế xem như nào, sao Thủ đô lại ít trồng cây này nhỉ? hay là cây giống đắt :)
Nào cụ độp ra thì ới em nhá, làm luôn ít lá vào cuốn nem thính bia Hải Xồm 🤪
 

timeout

Xe điện
Biển số
OF-35577
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
2,830
Động cơ
495,215 Mã lực
Em xin chém ăn theo chút ạ. Sau sau nếu cụ nào hay đi rừng núi rất dễ gặp ạ. Gần HN nhất là đường lên đỉnh Ba Vì, Tam Đảo hay Tây Thiên đều có. Trên núi cao, nhiệt độ thấp thì cây mọc tốt, lá chuyển màu đậm vào mùa lạnh. Trước em cũng cứ đùa đùa nhờ đánh một cây về trồng, mấy ông anh đều can ngăn vì cây rất khó trồng do điều kiện thổ nhưỡng (đất) núi cao khác đồng bằng nhiều, thêm nữa đến mùa đông lá cây chỉ chuyển sang hơi vàng, hiếm khi sang màu đỏ đậm được vì không đủ thời gian ủ lạnh.
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
7,485
Động cơ
111,486 Mã lực
Cây chi phong chứ cụ nhỉ? Cây này một số đô thị sinh thái mạn Hoà Bình có trồng mà cụ.
Cây phong lá đỏ hình như không phải cây này ạ ;)) cây phong hình như có đợt HN nhập về trồng thí điểm ở phố đèn đỏ TDH được đâu năm thì giổ đi :))
 

7663A18

Xe tăng
Biển số
OF-17175
Ngày cấp bằng
9/6/08
Số km
1,694
Động cơ
526,436 Mã lực
Cây này là cây rừng, rễ cọc đâm sâu nên khả năng trồng ở HN là tèo. Vì HN mực nước ngầm rất nông.
Mùa xuân sau tết cây này ra chồi nhiều, cụ nào đi Lạng Sơn thời gian này rất dễ mua. Nấu mẻ với chút thịt băm ăn ghém ngon tuyệt.
Hồi nhỏ thả vịt ra đồng sớm quá vịt hay dẫm phải nọc rắn bị què. Đem lá cây này lót ổ cho nó nằm thì khỏi.
Vào dịp tết thanh minh trên vùng Lạng Sơn, Cao Bằng thường lấy lá bánh tẻ để nhuộm xôi ăn thơm lắm.
Vào mùa đông lá cây ngả màu vàng đến đỏ tùy thời tiết, càng lạnh khô càng đỏ. ở chùa Thanh Mai ở Hải Dương, hồ Cấm Sơn có rừng sau sau ngả vàng rất đẹp.
Góp vui với các cụ/mợ ảnh rừng phong đỏ năm 2020 là một năm lá phong chuyển đỏ rất đẹp. Địa điểm hồ Nà Tâm, Hoàng Đồng, tp Lạng Sơn.
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
7,485
Động cơ
111,486 Mã lực
Cây này là cây rừng, rễ cọc đâm sâu nên khả năng trồng ở HN là tèo. Vì HN mực nước ngầm rất nông.
Mùa xuân sau tết cây này ra chồi nhiều, cụ nào đi Lạng Sơn thời gian này rất dễ mua. Nấu mẻ với chút thịt băm ăn ghém ngon tuyệt.
Hồi nhỏ thả vịt ra đồng sớm quá vịt hay dẫm phải nọc rắn bị què. Đem lá cây này lót ổ cho nó nằm thì khỏi.
Vào dịp tết thanh minh trên vùng Lạng Sơn, Cao Bằng thường lấy lá bánh tẻ để nhuộm xôi ăn thơm lắm.
Vào mùa đông lá cây ngả màu vàng đến đỏ tùy thời tiết, càng lạnh khô càng đỏ. ở chùa Thanh Mai ở Hải Dương, hồ Cấm Sơn có rừng sau sau ngả vàng rất đẹp.
Góp vui với các cụ/mợ ảnh rừng phong đỏ năm 2020 là một năm lá phong chuyển đỏ rất đẹp. Địa điểm hồ Nà Tâm, Hoàng Đồng, tp Lạng Sơn.
Cây này trồng vùng đất đồi chắc là được nhỉ? Cây vanh tầm 120 đánh thẳng mùa này liệu có an toàn không ạ? Em cần Kụ có kinh nghiệm biết về đánh trồng cây này thì chia sẻ thêm thông tin để em bế mấy cây về trồng cho có việc :))
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,370
Động cơ
3,262,753 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lão cho em xin thông tinh về cây Sòi đi, có ảnh thị phạm thì cho em vài kiểu, em chưa nghe tên cây Sòi bao giờ chỉ nghe tên cây Sồi :), có thể có nhiều tên gọi khác nhau chăng :) em ko thích cây bonsai, em thích cây bự cho Thọ Thỏ móm còn ngồi dưới gốc tán nhau ;))
Hehe, cây này em đảm bảo cụ gặp nhiều rồi. Em có mấy cái ảnh, nhưng ở máy cũ, lấy tạm ảnh trên mạng vậy. Cây lá nhỏ, cuống dài, đuôi lá nhọn, mọc so le vòng tròn, nên trông đầu cành như một bông hoa. Đến mùa, lá cây cũng chuyển vàng rồi đỏ ối cả cây.

BdoSa33YGmxVw2shFwzlJyqxnle7yU9qFCk8PL2E.jpg

soi-trang.jpg
cay-soi.jpg
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,951
Động cơ
361,683 Mã lực
Tuổi
124
Em xin chém ăn theo chút ạ. Sau sau nếu cụ nào hay đi rừng núi rất dễ gặp ạ. Gần HN nhất là đường lên đỉnh Ba Vì, Tam Đảo hay Tây Thiên đều có. Trên núi cao, nhiệt độ thấp thì cây mọc tốt, lá chuyển màu đậm vào mùa lạnh. Trước em cũng cứ đùa đùa nhờ đánh một cây về trồng, mấy ông anh đều can ngăn vì cây rất khó trồng do điều kiện thổ nhưỡng (đất) núi cao khác đồng bằng nhiều, thêm nữa đến mùa đông lá cây chỉ chuyển sang hơi vàng, hiếm khi sang màu đỏ đậm được vì không đủ thời gian ủ lạnh.
Cây sau sau, sâu trắng, bạch giao, trao, chao, cổ yếm, chà phai (tiếng Mường), mâng deng (tiếng Dao), phong hương (tiếng Trung - do ngoại hình giống cây phong và có hương thơm. Các tên khác - tùy theo từng khu vực - trong tiếng Trung là Đài Loan hương giao thụ, phong thụ, phong tử thụ, phong tử, hương phong, bạch phong, bạch giao hương, kê phong thụ, kê trảo phong, linh phong, đại diệp phong, hương cô mộc, lộ lộ thông), tên khoa học Liquidambar formosana, là cây thuộc khí hậu ôn đới ấm/miền núi cận nhiệt đới nên khó trồng tại vùng đồng bằng nhiệt đới/cận nhiệt đới. Sách Cây cỏ Việt Nam tập 2 trang 529 của Phạm Hoàng Hộ ghi nhận loài này có trong khu vực từ miền bắc tới Huế, nhưng cho rằng cao độ sinh sống của nó là từ 1-600 m, trong khi Thực vật chí Trung Hoa (Flora of China) ghi nhận cao độ sinh sống của nó là 500-800 m, trong rừng miền núi.
Loài bản địa khu vực miền nam bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Lào, miền bắc Việt Nam, miền trung và nam Trung Quốc (các tỉnh An Huy, Cam Túc, Chiết Giang, Giang Tây, Giang Tô, Hà Nam, Hải Nam, Hồ Bắc, Hồng Kông, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quý Châu, Thiểm Tây, Tứ Xuyên). Du nhập: Ấn Độ (Assam), miền đông dãy Himalaya.
Phạm Hoàng Hộ viết về việc sử dụng sau sau trong y học như sau:
Nhựa cầm máu, trị suyễn, giúp ho, lợi đàm, trị kinh nguyệt không đều, mất đái; lá trị ung thư; trái trị thấp khớp, đau lưng, bịnh da; chứa acid betulonic giúp gan chống độc.
Acid betulonic và các dẫn xuất của nó được phát hiện có một số đặc tính dược liệu, chẳng hạn như kháng virus, kháng khuẩn, kháng virus Cytomegalovirus ở người (HCMV), chống viêm nhiễm, chống oxi hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch và tác dụng chống ung thư. Cụ thể, xem bài báo năm 2021: Anticancer Potential of Betulonic Acid Derivatives (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8037575/) trong tạp chí International Journal of Molecular Sciences.
 

Marda49

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
1,047
Động cơ
339,158 Mã lực
Cây sau sau này ở mạn miền núi Quảng Trị mọc như rừng luôn!
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
7,485
Động cơ
111,486 Mã lực
Hehe, cây này em đảm bảo cụ gặp nhiều rồi. Em có mấy cái ảnh, nhưng ở máy cũ, lấy tạm ảnh trên mạng vậy. Cây lá nhỏ, cuống dài, đuôi lá nhọn, mọc so le vòng tròn, nên trông đầu cành như một bông hoa. Đến mùa, lá cây cũng chuyển vàng rồi đỏ ối cả cây.

BdoSa33YGmxVw2shFwzlJyqxnle7yU9qFCk8PL2E.jpg

soi-trang.jpg
cay-soi.jpg
Cây này có thể mua cây bự gốc tầm cái phích thì có thể mua ở vùng nào và trồng nó có khó tính ko ạ?
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,951
Động cơ
361,683 Mã lực
Tuổi
124
Cây này là cây rừng, rễ cọc đâm sâu nên khả năng trồng ở HN là tèo. Vì HN mực nước ngầm rất nông.
Mùa xuân sau tết cây này ra chồi nhiều, cụ nào đi Lạng Sơn thời gian này rất dễ mua. Nấu mẻ với chút thịt băm ăn ghém ngon tuyệt.
Hồi nhỏ thả vịt ra đồng sớm quá vịt hay dẫm phải nọc rắn bị què. Đem lá cây này lót ổ cho nó nằm thì khỏi.
Vào dịp tết thanh minh trên vùng Lạng Sơn, Cao Bằng thường lấy lá bánh tẻ để nhuộm xôi ăn thơm lắm.
Vào mùa đông lá cây ngả màu vàng đến đỏ tùy thời tiết, càng lạnh khô càng đỏ. ở chùa Thanh Mai ở Hải Dương, hồ Cấm Sơn có rừng sau sau ngả vàng rất đẹp.
Góp vui với các cụ/mợ ảnh rừng phong đỏ năm 2020 là một năm lá phong chuyển đỏ rất đẹp. Địa điểm hồ Nà Tâm, Hoàng Đồng, tp Lạng Sơn.
Đỗ Mục (杜牧, 803-852) trong Sơn hành (山行):
停車坐愛楓林晚, 霜葉紅於二月花
(Đình xa tọa ái phong lâm vãn, Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa = Dừng xe vì yêu thích rừng phong buổi chiều, Lá đẫm sương còn đỏ hơn hoa tháng hai)
là để chỉ lá cây phong hương/sau sau đổi sang màu đỏ trong mua thu, làm cả rừng phong hương có màu đỏ.
 

h_mdc

Xe điện
Biển số
OF-16441
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
2,411
Động cơ
530,304 Mã lực
Từ Yên Minh về Hà Giang em nhin thấy nhiều cây này, giống nhưng không phải cây phong. Còn ngọn non ăn với lẩu em ăn ở Lạng Sơn hỏi họ lá cây gì thì họ nói là cây dổi? Mấy khu nghỉ mát ở Ba Vì em cũng thấy trồng.
 

7663A18

Xe tăng
Biển số
OF-17175
Ngày cấp bằng
9/6/08
Số km
1,694
Động cơ
526,436 Mã lực
Cây này trồng vùng đất đồi chắc là được nhỉ? Cây vanh tầm 120 đánh thẳng mùa này liệu có an toàn không ạ? Em cần Kụ có kinh nghiệm biết về đánh trồng cây này thì chia sẻ thêm thông tin để em bế mấy cây về trồng cho có việc :))
Em chưa thấy ai trồng cây này cụ ạ. Thường là nó mọc tự nhiên rồi đồng bào phát quang các cây khác để nó ưu tiên phát triển thôi ạ.
 

bluesa86

Xe hơi
Biển số
OF-856687
Ngày cấp bằng
5/4/24
Số km
105
Động cơ
1,579 Mã lực
Tuổi
36
Tên một loại cây rất hay, có nơi gọi là cây Sau trắng, có nơi gọi là cây Sau Sau.., cây này có phải cây lá đỏ không các Kụ nhỉ? có Kụ nào biết về cây này không cho em xin ít thông tin ạ, cây này liệu có dễ trồng không? sao ở Thủ Đô không trồng ít cây này ở trong công viên hay các khu công cộng nhỉ? em thấy là nó khá là đẹp :) lá non thấy bảo cuốn nem thính vào bia lắm ;))
IMG_3281.jpg
Liquidambar_formosana_01-400x533.jpg
Cây này chỗ em gọi là cây Sau Sau, nhưng không trồng được ở thành phố bác ạ. Chỗ nào mát mẻ thì trồng dễ hơn. Như kiểu Sóc Sơn, Tam Đảo thì trồng dễ. Đến mùa cây này lá đỏ như ở Nhật Bản, Hàn Quốc rất đẹp.
 

7663A18

Xe tăng
Biển số
OF-17175
Ngày cấp bằng
9/6/08
Số km
1,694
Động cơ
526,436 Mã lực
Đỗ Mục (杜牧, 803-852) trong Sơn hành (山行):
停車坐愛楓林晚, 霜葉紅於二月花
(Đình xa tọa ái phong lâm vãn, Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa = Dừng xe vì yêu thích rừng phong buổi chiều, Lá đẫm sương còn đỏ hơn hoa tháng hai)
là để chỉ lá cây phong hương/sau sau đổi sang màu đỏ trong mua thu, làm cả rừng phong hương có màu đỏ.
Cụ nghiên cứu rộng quá
Em chỉ nhớ đoạn của Đại thi hào nhà ta thôi ạ
"Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san"
 

Đông Gioăng

Xe tăng
Biển số
OF-834575
Ngày cấp bằng
28/5/23
Số km
1,225
Động cơ
53,563 Mã lực
Cụ chủ hỏi cây sau sau, nhưng ảnh minh họa thì hình như ko phải. Tối muộn em ngại chạy ra, để mai em lượn thử chỗ ĐSQ xem cây đổi màu chưa.

"Về việc này, ông Nguyễn Đức Mạnh, phó tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội (đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc trồng và chăm sóc hàng phong lá đỏ tại tuyến đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng), cho hay hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn không phải là phong lá đỏ.

"Theo tôi tìm hiểu, đây là cây sau sau. Loài cây này có lá rất giống phong lá đỏ, tới mùa đông lá lại ngả sang màu đỏ nên nhiều người bị nhầm lẫn", ông Mạnh giải thích.

Ông Lê Huy Cường, chuyên gia thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, cũng xác nhận cây trồng ở khu Ngoại giao đoàn là sau sau, một loài cây bản địa của Việt Nam."



Phó tộng CX lại phải đi tìm hiểu ạ?
Thế nó là loài bản địa hay xâm lấn ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top