[Funland] << Bác sỹ cũng chỉ là người >>

telefunken

Xe tải
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
488
Động cơ
130,046 Mã lực
Tuổi
33
Bài viết cho một thời kỳ , một giai đoạn đặc biệt của lịch sử . Tất cả chúng ta không phải thần thánh mà đều là con người , hàng ngày làm việc với những lo toan bình thường . Thế nhưng lại có câu thời thế tạo anh hùng . mỗi khi có sự kiện nào đó thì những con người bình thường đó có thể trở nên cao cả . Trong chiến tranh , người lính trở nên anh hùng , trong dịch bệnh thì đến lượt ngành y toả sáng , dốc sức cứu chữa người bệnh . Điểm chung là lúc gian nguy , họ vào trận không hề tính toán , nhưng XH không được phép vì thế mà coi đó là hiển nhiên . Phải có những chính sách đãi ngộ , động viên tương xứng , đó là việc của CQ
Chúng ta thi thoảng gặp các bác thương binh chạy xe 3 bánh , chiến tranh đã qua lâu , nhưng hình như họ vẫn cảm thấy thiệt thòi nên có những hành động phản cảm , chưa kể có những kẻ lợi dụng , nhưng ngẫm nghĩ chuyện gì nó cũng có 2 mặt , nếu CQ làm tốt thì mọi việc cũng sẽ ổn
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,969
Động cơ
1,070,196 Mã lực
2017 của cụ có nhẽ nào sơ sót vậy? VĐ tuyệt đối không có chuyện đưa phong bì TRƯỚC khi điều trị. Cấm tuyệt đối, ông nào nhận xác định mất việc. Nhận SAU thì có, nhưng cơ chế nó khác xưa. Tuỳ tâm người bệnh, thấy hài lòng thì cho không thì thôi. Bệnh nhân tự nhắc nhau, thi thoảng y tá điều dưỡng cũng nói khéo, nhưng hoàn toàn không bắt buộc. Nhiều người hoàn cảnh khó khăn còn được hỗ trợ ngược lại, lấy từ chính cái quỹ này hoặc bệnh viện hỗ trợ nếu thuộc đối tượng chính sách.

Tuy nhiên cơ chế để thu tiền bệnh nhân thì thoáng lắm. Cái quái gì cũng có option tốt hơn dưới dạng xã hội hoá, từ dao mổ, nẹp kim loại, thuốc gây mê cho đến cái bóng đèn thắp sáng cho bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Cái thì giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, vết thương chóng lành hơn, cái thì tỷ lệ an toàn cao hơn... Tất nhiên ai ko có tiền thì dùng option cơ bản, không sao cả.
Thế em mới nói là cái pb sao mà bỏ được hoàn toàn.
Có cái nó không công khai thôi.
Giờ người bênh đưa pb vẫn nhận thì lại rủ rỉ tai nhau thế là cứ vẫn vậy.
Và em nhấn mạnh bất cứ bv nào mà không có nạn pb nó là do quán triệt từ GĐ bệnh viện đó chứ không phải do bà BT YT kia.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,251
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Thế em mới nói là cái pb sao mà bỏ được hoàn toàn.
Có cái nó không công khai thôi.
Giờ người bênh đưa pb vẫn nhận thì lại rủ rỉ tai nhau thế là cứ vẫn vậy.
Và em nhấn mạnh bất cứ bv nào mà không có nạn pb nó là do quán triệt từ GĐ bệnh viện đó chứ không phải do bà BT YT kia.
Nó là phần gốc và ngọn.

Gốc là hơn 10 năm trước, nạn phong bì bùng nổ đến nhức nhối, câu hỏi là: bác sĩ sống bằng gì với đồng lương thấp thế nếu không nhờ phong bì. Giải quyết gốc thì phải thay đổi cơ chế, "xã hội hoá" được cái phong bì kia thành những giá trị cụ thể: thêm dịch vụ, thêm chất lượng và nhận tiền có hoá đơn đàng hoàng. Chị Tiến đã làm xong cái này.

Phần ngọn, tức là dù thu nhập bao nhiêu đi nữa thì nếu có phong bì, bác sĩ vẫn nhận, đó là thực tế. Tuy nhiên nó không còn là lý do để có sự phân biệt đối xử, khi tuyệt đại đa số các bệnh viện đều thực hiện không nhận TRƯỚC khi điều trị. Nhân viên y tế sẽ không biết ai cho ai không để phân biệt đối xử. Phần còn lại đúng như cụ nói, là của giám đốc BV. Nếu họ quyết tâm dẹp hẳn cũng được.

Nói riêng về văn hoá người Việt, hai nghề giáo viên với bác sĩ vẫn là 2 nghề được coi là cao quý, phụ huynh hay bệnh nhân luôn có cảm giác chịu ơn nên bằng cách này hay cách khác luôn muốn được gửi quà cảm ơn. Nhà cháu thường xuyên được "chia" quà bệnh nhân tặng, những người đã khỏi bệnh nhiều năm lâu lâu qua cảm ơn ông anh nhà cháu, hoa quả đặc sản lúc nào cũng đầy nhà ông ấy. Không nhận họ giận, nhiều khi chỉ là mấy thứ hoa trái bốn mùa họ tự tay hái, tiện qua HN thì chạy qua nhà gửi người nhà. Lắm lúc đùa ông anh, thằng nào thù anh nó cho chất độc rồi giả vờ là người bệnh biếu thì em toi, vì nhà anh có ăn mấy đâu. Mỗi ngày trung bình 5-10 ca phẫu thuật, hơn 2 chục năm hành nghề thì ra hơn 3 vạn bệnh nhân. 10% số đó mỗi năm quan tâm bác sĩ 1 lần thôi thì trung bình mỗi ngày 10 túi quà rồi. Nhiều khi họ vẫn giữ quan hệ vì biết sớm muộn sẽ có người thân phải vào viện, quan hệ với bác sĩ có bao giờ thiệt.
 

TeslaBee

Xe buýt
Biển số
OF-729959
Ngày cấp bằng
21/5/20
Số km
559
Động cơ
85,416 Mã lực
Tuổi
44
Xã hội phân công lao động rồi, mỗi người một nghề một ví trí.
Cái nữa làm gì là do cá nhân chọn lựa, không ai dí súng vào đầu bắt làm cả.
Có cái nghề Bác sỹ nó khác ở chỗ nó liên quan đến tính mạng con người nên cũng được xh tôn trọng.
Nếu ai có tay nghề cao thì thu nhập cũng chả tầm thường (Một là làm cho các bệnh viện tư nhân, hoặc có phòng khám bên ngoài).
Nói chung chả có gì đao to búa lớn ở đây cả mà phải kêu gào khóc lóc.
Em vang cho cụ không vì đoạn bôi đậm ý. Từ đầu dịch tới giờ, 2 năm rồi, có nhân viên y tế nào "kêu gào khóc lóc" không, hay họ bất đắc dĩ phải đóng vai thiên thần? Dù họ ko có đủ đồ bảo hộ, khẩu trang y tế và bữa ăn họ cũng tin tưởng là sẽ được cung cấp. Ngày này qua ngày nọ và cái làm các nvyt cùng cả XH bực mình lên những bài như thế này chính là thái độ coi thường, vô ơn với những người thay vì được ở nhà phải ra tuyến đầu gánh nguy hiểm cho những người như cụ ngồi sau bàn phím typing những thứ vô cảm như thế.

Mà cụ là người dưng, phím xong rồi quên, nhưng ông Bộ YT đáng lẽ phải đấu tranh cho quyền lợi ngành mình và TRẢ TIỀN ĐÚNG NHƯ HẸN thì không làm gì đã có thái độ y như của cụ và đánh giá thấp y bác sỹ đến mức ra CV ai "tự ý bỏ việc" là rút chứng chỉ nghề! Sau đó một loạt các Sở ra CV "không giải quyết" cho các Đơn Xin nghỉ việc để ép người ta vào lý do mà Bộ đưa ra. Đấy mới là giọt nước tràn ly để người ta ra những bài như thế này. Nên again, cái bôi đen của cụ và cách xử lý của Bộ YT là quá ư nhẫn tâm, vô ơn, và phản cảm trong hoàn cảnh này!

Cuối cùng, BÁC SỸ CŨNG CHỈ LÀ NGƯỜI - Vì vậy hãy đối xử với nhau như người với người, tức là người khác làm gì tốt cho mình thì cần phải Cảm ơn, làm sai thì Xin lỗi. Và khi đã đi làm thì phải đúng luật mà làm vì ai trong chúng ta cũng là Công dân của một đất nước có Hiến pháp, pháp luật!
 
Chỉnh sửa cuối:

ChiPhongKhoa

Xe tải
Biển số
OF-727895
Ngày cấp bằng
4/5/20
Số km
232
Động cơ
70,385 Mã lực
Tuổi
45
em thấy bác Sơn thứ trưởng BYT là người xông , lăn xả nơi tuyến đầu mà không hiểu sao bác kí 2 công văn đều gây dư luận vậy ( CV thuốc trị Covid, CV kỷ luật NVYT xin nghỉ việc). Chả nhé bác ý bị ép ký???
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,969
Động cơ
1,070,196 Mã lực
Em vang cho cụ không vì đoạn bôi đậm ý. Từ đầu dịch tới giờ, 2 năm rồi, có nhân viên y tế nào "kêu gào khóc lóc" không, hay họ bất đắc dĩ phải đóng vai thiên thần? Dù họ ko có đủ đồ bảo hộ, khẩu trang y tế và bữa ăn họ cũng tin tưởng là sẽ được cung cấp. Ngày này qua ngày nọ và cái làm các nvyt cùng cả XH bực mình lên những bài như thế này chính là thái độ coi thường, vô ơn với những người thay vì được ở nhà phải ra tuyến đầu gánh nguy hiểm cho những người như cụ ngồi sau bàn phím typing những thứ vô cảm như thế.

Mà cụ là người dưng, phím xong rồi quên, nhưng ông Bộ YT đáng lẽ phải đấu tranh cho quyền lợi ngành mình và TRẢ TIỀN ĐÚNG NHƯ HẸN thì không làm gì đã có thái độ y như của cụ và đánh giá thấp y bác sỹ đến mức ra CV ai "tự ý bỏ việc" là rút chứng chỉ nghề! Sau đó một loạt các Sở ra CV "không giải quyết" cho các Đơn Xin nghỉ việc để ép người ta vào lý do mà Bộ đưa ra. Đấy mới là giọt nước tràn ly để người ta ra những bài như thế này. Nên again, cái bôi đen của cụ và cách xử lý của Bộ YT là quá ư nhẫn tâm, vô ơn, và phản cảm trong hoàn cảnh này!

Cuối cùng, BÁC SỸ CŨNG CHỈ LÀ NGƯỜI - Vì vậy hãy đối xử với nhau như người với người, tức là người khác làm gì tốt cho mình thì cần phải Cảm ơn, làm sai thì Xin lỗi. Và khi đã đi làm thì phải đúng luật mà làm vì ai trong chúng ta cũng là Công dân của một đất nước có Hiến pháp, pháp luật!
Cụ vang em ok.
Nhưng cụ có nghĩ khi mặc cái áo khoác trắng vào người bản thân người bác sỹ họ cũng đã thấy mình khác với những người xung quanh, được cả xã hội tôn trọng không ?
Cái nữa đó là một nghề đặc thù.
Cũng như ngày xưa đánh giặc, toàn dân xung phong ra trận có nghĩ phải được cài gì mới đi ?
Dịch cũng vậy, có cái khác là không phải ai cũng ra trận được lúc này.
Nếu CP không làm như vậy thì lấy ai mà ra trận chống dịch ?
Nên các vị phải hiểu, các vị có ra trận thì mới có ngày các vị quay trở lại công việc của mình để kiếm tiền.
Tôi tin chả có vị bác sỹ nào khó khăn đến mức đi chống dịch mà không có tiền nuôi gia đình, chả qua những kẻ từ chối là những kẻ sợ chết, nếu sợ chết thì thời bình cũng đừng mang cái danh đó đi mà kiếm tiền.
 

gld

Xe container
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
5,837
Động cơ
865,112 Mã lực
Tuổi
54
Xinh, mồm rộng, suy ra nhiều thứ khác như tâm hồn rộng mở
 

ChiPhongKhoa

Xe tải
Biển số
OF-727895
Ngày cấp bằng
4/5/20
Số km
232
Động cơ
70,385 Mã lực
Tuổi
45
bx em đi diều trị covid trực tiếp ! lương tháng hơn 3tr thì các cụ tin không ? Ko đủ tiền mua thêm đồ bảo hộ tự trang bị cho mình ! :(
Em cũng thấy bảo là đi hỗ trợ chống dịch thì bị cắt hết phúc lợi ỏ BV nên chỉ còn lương+ trợ cấp ở nơi chống dịch nên cũng chẳng có bao nhiêu. Mà thấy có bạn kêu là trợ cấp từ đi chống dịch Bắc Giang còn chưa nhận dc nên bảo sao NVYT chả kêu.
 

drinkingman

Xe tải
Biển số
OF-91844
Ngày cấp bằng
16/4/11
Số km
445
Động cơ
406,754 Mã lực
Em cũng thấy bảo là đi hỗ trợ chống dịch thì bị cắt hết phúc lợi ỏ BV nên chỉ còn lương+ trợ cấp ở nơi chống dịch nên cũng chẳng có bao nhiêu. Mà thấy có bạn kêu là trợ cấp từ đi chống dịch Bắc Giang còn chưa nhận dc nên bảo sao NVYT chả kêu.
như trường hợp bx em là vì dịch bệnh không có làm chuyên môn ! chỉ có lương cơ bản thôi ! còn hình như phụ cấp ( chưa lãnh ) thì được những ... 1tr5/ tháng . Ở Tp HCM thì thành phố có hứa cho 10tr ( chỉ 1 lần cho những ai làm việc đủ 22 ngày công ) . Nhiều anh em nvyt bị thành F0 , họ khỏe có khi vẫn ở lại làm bt cho đủ tua ( không biết có phải do cố gắng để không bị trừ tiền không ?). Gia đình em cũng may là vẫn ổn, em chỉ động viên Vợ cái quan trọng hàng đầu là an toàn ! chứ em nghe lóm có chị em khác nói chuyện với bà xã than thở : Con nhỏ ăn hết 5 hộp sữa / tháng ! chồng thì nghỉ việc ăn 30% lương , lương đi chống dịch thì vài triệu ! ôi buồn quá !
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,907
Động cơ
212,508 Mã lực
Đãi ngộ xứng đáng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch

TS. Bùi Đức Thụ, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia bày tỏ.


Dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng, thậm chí quá tải cho lực lượng tuyến đầu. Với những cống hiến của đội ngũ y bác sĩ trong phòng, chống dịch, theo ông, họ có xứng đáng được hưởng chính sách phụ cấp cao hơn mức bình thường?

Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp,tình trạng quá tải nơi tuyến đầu gia tăng, đặc biệt tại điểm nóng TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Lực lượng tại chỗ không đủ, phải điều động lực lượng ở các tỉnh thành khác hỗ trợ. Tôi được biết, không ít nơi, một bác sĩ phải phụ trách hàng trăm bệnh nhân, làm việc lên đến 12 - 14 giờ mỗi ngày, thậm chí còn dài hơn. Đây là một vấn đề rất lớn cần xem xét và có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Khi đã huy động mọi nguồn lực, nhân lực mà vẫn gây quá tải, cần phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý cho cán bộ ngành y hoạt động ở tuyến đầu. Chỉ như vậy họ mới duy trì được sức khoẻ, làm việc lâu dài được. Chúng ta vinh danh, ghi nhận công lao, đóng góp của họ là rất đúng và rất cần thiết. Nhưng bên cạnh động viên về mặt tinh thần cũng cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ về vật chất thực sự xứng đáng.

Cụ thể cần áp dụng những cơ chế chính sách gì cho phù hợp, thưa ông?

Trước tiên, cần phải đảm bảo cho họ ăn uống đủ chất hàng ngày, như vậy mới có đủ sức khoẻ làm việc bền bỉ, lâu dài được. Theo định mức hiện tại, đối với ngành y tế là 120 nghìn đồng/người/ngày, chia làm 3 bữa, trong đó có cả trực đêm. Trong điều kiện bình thường đã ít ỏi, trong điều kiện dịch bệnh càng không đảm bảo. Đến khi họ nhiễm bệnh, trở thành bệnh nhân COVID-19, lại chỉ được tiền ăn 80 nghìn đồng mỗi ngày.

Cơ chế, chính sách như vậy không ổn, nên phải rà soát lại định mức chi tiêu, sinh hoạt, căn cứ vào từng lĩnh vực và thời gian, cường độ lao động của từng đối tượng. Họ là đối tượng đặc thù ở tuyến đầu chống dịch chứ không phải làm nhiệm vụ trong điều kiện bình thường. Vì thế không thể lấy định mức chi tiêu thông thường áp dụng cho trường hợp đặc biệt, khi cường độ, thời gian lao động của họ tăng đột biến như vậy.

Ngoài ăn uống, sinh hoạt hàng ngày là chính sách phụ cấp, thu nhập cho đội ngũ y, bác sĩ nơi tuyến đầu cũng cần phải xem xét thấu đáo. Chống dịch là trong điều kiện đặc biệt, đặc thù. Họ cống hiến nhiều thì phải được thụ hưởng tương xứng. Như vậy, về chế độ phụ cấp, thu nhập không thể áp dụng theo cơ chế ngoài giờ, vượt giờ trung bình được, mà cần phải tăng lên mức hợp lý.

Theo ông, phải lấy nguồn tiền ở đâu để phục vụ công tác phòng, chống dịch cũng như tăng phụ cấp, thu nhập cho lực lượng tuyến đầu?

Chính phủ đã báo cáo và tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV mới đây đã cho phép thực hiện một loạt cơ chế đặc thù trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Về tài chính, ngoài kinh phí được ghi trong dự toán, phân bổ từ đầu năm, Quốc hội đã cho phép có thể sử dụng ngân sách dự toán cho các khoản khác chưa cần dùng đến, điều chuyển, sử dụng cho việc phòng chống dịch.

Chúng ta cũng thường bố trí từ 3 - 5% tổng chi ngân sách vào quỹ dự phòng. Theo Luật Ngân sách Nhà nước, quỹ dự phòng ngân sách này để sử dụng cho phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hoả hoạn và những vấn đề phát sinh bất khả kháng. Mấy chục nghìn tỷ đồng quỹ dự phòng, Chính phủ có quyền sử dụng để xử lý những vấn đề bất khả kháng xảy ra như trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Với nguồn quỹ dự phòng ngân sách của các địa phương cũng vậy. Ngoài ra cũng có thể sử dụng các quỹ tài chính khác, kêu gọi đồng bào trong, ngoài nước cùng nhau hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh.

Trường hợp cần thiết, có thể cho phép ứng dự toán năm sau, tức năm 2022 để phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Vừa qua, Quốc hội cũng đã cho phép sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của năm 2020 để phục vụ cho việc phòng, chống dịch… Như vậy, cơ chế chính sách về tài chính đến giờ không vướng. Nguồn kinh phí cho phòng, chống dịch cũng không phải khó khăn khi đã có nhiều cơ chế mở. Trong 8 tháng đầu năm 2021, mặc dù nền kinh tế khó khăn, nhưng thu ngân sách của ta cũng đạt khá, chi thấp hơn thu, nên nguồn vẫn còn dôi dư, đủ điều kiện ứng phó với đại dịch.

Nguồn có, chính sách có, nhưng vì sao số tiền hỗ trợ đến người dân cũng như lực lượng tuyến đầu vẫn chậm, thưa ông?

Đúng là vừa qua có hiện tượng như vậy. Kinh phí đáp ứng được nhu cầu, quan điểm, chính sách cũng rất rõ ràng, nhưng thực tế lại có việc chậm trễ như vậy. Bên cạnh lực lượng tuyến đầu, nhiều người dân cũng phản ánh, đến bây giờ cũng không được nhận số tiền trợ cấp theo quy định.

Thưa ông, vì sao lại có hiện tượng này?

Theo tôi, trước tiên do việc thiếu hướng dẫn cụ thể về cơ chế, chính sách. Ví dụ, trong bối cảnh lực lượng y, bác sĩ tuyến đầu làm việc với cường độ lao động như vậy, nhưng lại chậm trình cấp có thẩm quyền, áp dụng cơ chế đặc thù, với chính sách đãi ngộ thoả đáng cho họ. Việc này phải làm càng nhanh càng tốt. Đồng thời, chế độ chi tiêu cũng phải chỉnh sửa kịp thời để có cơ sở pháp lý thực hiện.

Khi đã có cơ chế, định mức rồi, phải hướng dẫn cho họ làm, cứ ban hành chính sách rồi không hướng dẫn thì không được. Qua nhiều năm công tác ở Quốc hội, tôi thấy việc ban hành chính sách rất cần thiết, nhưng phải cụ thể, chi tiết, phải hướng dẫn để thực hiện.

Làm gì để tránh tình trạng trên thông, dưới tắc, theo ông?

Để khắc phục tình trạng này, phải giao rõ thẩm quyền, trách nhiệm cho cán bộ trong thực thi công vụ, thực thi chế độ chi tiêu trong định mức mới này. Khi đã có cơ chế rồi, đã hướng dẫn rồi thì anh phải thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Cảm ơn ông.

https://tienphong.vn/dai-ngo-xung-dang-cho-luc-luong-tuyen-dau-chong-dich-post1375494.tpo
Nếu là e, em sẽ xin mời nhà báo phỏng vấn thêm ông Vũ Thành Tự Anh xem tại sao ông í còn treo tên trong cái bộ sậu hiện tại cải cách sau đại dịch, cụ ạ
 

VW Golf 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-785525
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
752
Động cơ
37,134 Mã lực
Tuổi
24
Giống như tất cả nhân sự các ngành nghề khác, họ cũng có hàng tá hóa đơn phải trả đều đều. Thậm chí, “tiền” đối với họ là cả 1 gánh nặng. Học viên lớp tiếng Pháp của mình hầu hết là sinh viên Y, các bạn đều giản dị và tiết kiệm vì lý do quen thuộc: em làm gì có tiền đâu cô.
Trường Đại học nào cũng đầy những mệt mỏi, nhưng làm sao thấm với trường Y. Sinh viên ở đây vốn chỉ có 2 mùa – mùa ôn thi + mùa thi. Thời gian đâu mà đi làm thêm kiếm tiền?
Trước khi họ chọn ngành Y, ngành Y viết hoa, cũng như bao sinh viên khác, họ đều trả lời câu hỏi: Tại sao mình lại lao đầu vào Y?
Nếu bỏ qua những tuyên ngôn đẹp đẽ như trên khẩu hiệu, tôi đánh cuộc câu trả lời là: Tôi chọn Y vì tôi đủ giỏi và vì ngành này có thu nhập cao, như ông A bà B mà tôi biết hoặc bố mẹ tôi biết.
Đấy là câu trả lời được viết bằng mọi ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ký tự giun dế và ký tự latin, tôi tin là như thế.

Còn ngành Y, cũng như ngành Giáo, là nơi tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, cụ thể là bệnh nhân và học sinh, thì nó nhiều điều tiếng là phải rồi.
So sánh ngoài lề: Bác hay nghe họ chê những Apple hay Sám sùng, những Android và IOS. Tôi cũng vậy, và tôi cũng khen + chê đội này các kiểu.

Bác đã bao giờ nghe ai đó chê Siemens hay GE hay Philipps hay Medtronic?
Hay Draeger?
Toàn các nhà sản xuất thiết bị y tế hàng đầu.
Hay chê + khen Falcon X và Blue Virgin?
Chắc chắn có rất nhiều điều tiếng chê khen các nhà sản xuất này, nhưng nó chỉ nằm trong phạm vi các bên liên quan thôi, người tiêu dùng dạng End-user như tôi và bác, không biết đến và cũng không cần biết đến.

Thế nên, tôi hoàn toàn tôn trọng + kính nể các cán bộ y tế, và cố gắng thấu hiểu những gì đang xảy ra trong các bệnh viện và các cơ sở chữa bệnh. Cái phóng sự Ranh giới hôm rồi, là 1 phóng sự tuyệt vời để trả lời câu hỏi trên.

Và cũng không so sánh những công việc khác nhau, nhất là khi dịch bệnh như thế này.

PS: Chị Triệu Nguyễn Huyền Trang rất hấp dẫn.
 
Chỉnh sửa cuối:

doanphucgt

Xe điện
Biển số
OF-321969
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
2,959
Động cơ
517,250 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
Trong thời kỳ này mới biết đội ngũ y bác sĩ vất vả lắm, cường độ là việc cao, áp lực lớn. Vậy nên ta cũng nên đánh giá một cách khách quan và công bằng cho họ chút, không nên để "một vài con sâu làm rầu nồi canh" mà ảnh hưởng tới toàn bộ cái nghề y cao quý được. Họ thì học lâu hơn bình thường, thực tập cũng lâu hơn, học phổ thông thì chắc chắn là thuộc hệ giỏi rồi tuy nhiên, khi đi làm thì lương nhà nước thì bèo bọt....nói chung em thấy họ xứng đáng được hưởng nhiều thứ ưu đãi hơn.
 

tony tí

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587202
Ngày cấp bằng
28/8/18
Số km
4,298
Động cơ
178,899 Mã lực
Nơi ở
Phía Đông nước Lào
Thích câu này: “Ba năm xây chùa không ai biết, một viên gạch vỡ cả làng hay”….
Em thấy người mình cái vụ làm thì chẳng ra gì nhưng mà soi mói, phán xét thì...ghê.
Câu này người hành nghề Y phải hiểu nhất. bạn cứu sống 1 ngàn người nhưng chỉ 1 case tắc trách là done. Qúa bình thường.
 

Hưngchột

Xe buýt
Biển số
OF-584085
Ngày cấp bằng
8/8/18
Số km
541
Động cơ
141,948 Mã lực
Tuổi
44
Thằng méo nào cũng phải ăn mới sống được
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
13,250
Động cơ
674,294 Mã lực
Nhiều người ko mất tiền là ko yên tâm, nên đôi khi cứ tìm mọi cách để nhét bằng được pb cho ybs đấy.
 

otothanglong

Xe điện
Biển số
OF-65579
Ngày cấp bằng
5/6/10
Số km
4,598
Động cơ
494,489 Mã lực
Em xin đăng lại bài của một nữ tác giả (...rất xinh :) ). Bài viết của bạn theo em phần nào đã nói lên tâm tư của lực lượng bác sỹ, NVYT trong tình cảnh đang phải căng mình chống dịch nhưng sự quan tâm của xã hội còn phần nào chưa thỏa đáng.#:-s#:-s#:-s

Bác sĩ cũng là người!
(From: Trieu Nguyen Huyen Trang)

Theo dõi những sự kiện tiêu cực về ngành Y suốt nhiều năm, mình tự hỏi: Tại sao y bác sĩ luôn là miếng mồi ngon cho dư luận? Theo mình, vì chúng ta có quá nhiều ảo tưởng về nghề bác sĩ nói riêng và nhân lực ngành Y nói chung.
Ta ghim mãi hình ảnh họ là thiên thần áo trắng. Nhưng thực tế, bác sĩ cũng-là-người.

Phàm là người cõi trên, ai cũng tao nhã và không màng vật chất. Vì không có áp lực tài chính nên thiên thần cứ đủng đỉnh vậy thôi, mang hết sức lực vung vãi cho đời và không có nhu cầu đòi hỏi gì cả. Bác sĩ thì không.
Giống như tất cả nhân sự các ngành nghề khác, họ cũng có hàng tá hóa đơn phải trả đều đều. Thậm chí, “tiền” đối với họ là cả 1 gánh nặng. Học viên lớp tiếng Pháp của mình hầu hết là sinh viên Y, các bạn đều giản dị và tiết kiệm vì lý do quen thuộc: em làm gì có tiền đâu cô.
Trường Đại học nào cũng đầy những mệt mỏi, nhưng làm sao thấm với trường Y. Sinh viên ở đây vốn chỉ có 2 mùa – mùa ôn thi + mùa thi. Thời gian đâu mà đi làm thêm kiếm tiền?
Gần hết thanh xuân gửi lại nơi Giảng đường, thư viện và những phòng bệnh, nhưng để ra nghề và có một công việc tốt, các bạn vẫn phải tiếp tục học lên cao. Và rất lâu, rất lâu sau đó nữa mới có những đồng lương (hy vọng là) xứng đáng. Rồi họ cũng sẽ có con nhỏ, có bố mẹ già, có những nỗi lo cơm áo. Chưa kể…

Thiên thần luôn dịu dàng và nhẹ nhàng trong lời ăn tiếng nói lẫn hành vi. Lý do ư? Vì họ có đũa thần, vẩy 1 cái là có thể bắt chúng ta im miệng hoặc đứng yên một chỗ. Bác sĩ thì không.
Trước một bài báo tố cáo sự “thiếu nhân tính” của đào tạo Y học bên Pháp, một bà Trưởng khoa đã trả lời rằng: “Chúng tôi không thể làm khác, sinh viên cần hiểu thế nào là sự khắc nghiệt của nghề Y. Họ cần rèn luyện rất nhiều về tâm lý.” Bởi vì sao?
Trưởng thành rồi, ai cũng chịu áp lực đồng thời của công việc và cuộc sống cá nhân. Nhưng gánh nặng đè lên vai bác sĩ đều lớn hơn hầu hết những ngành nghề khác. Thời gian bên gia đình ít ỏi, công việc căng thẳng cường độ cao và đòi hỏi họ phải học tập không ngừng.
Khi đi làm, họ cần xử lý những tình huống khẩn cấp lẫn oái oăm. Bác sĩ, NVYT phải tiếp xúc hàng trăm người mỗi ngày. Từ kẻ nhà giàu kệch cỡm đến người ít học. Từ thanh niên ngơ ngác đến cụ già lãng tai. Người lịch sự, hiểu biết và nhã nhặn có bao nhiêu? Trong khi kẻ thiếu kiên nhẫn, húng ch* và ít chữ lại quá nhiều.
Có lần mình đi khám thai ở Viện Sản TW, ngồi nhìn các cô các bà nói chuyện max volume, gác chân lên ghế. Y tá gọi 8 vạn lần không vào khám. Không tôn trọng người khác, không có ý thức nhưng lại bắt người ta phải 1 dạ 2 thưa và luôn nhe răng cười với mình. Ảo tưởng!

Tu luyện thành tiên thì ngày xuống Hoàng tuyền sẽ không còn nữa. Thiên thần biết mình sẽ bất tử nên tự do lượn lờ khắp chốn nhân gian. Bác sĩ thì không.
Khắc sâu lời thề Hippocrates và cái tâm của nghề, bác sĩ vẫn làm việc bao năm đâu cần ca ngợi. Nhưng suốt 2 năm chao đảo vì đại dịch cũng là ngần ấy thời gian bác sĩ, y tá vắt kiệt sức mình. Họ có sợ chết không? Có. Nhưng họ có trốn việc hay đình công không? Không!
Chữa bệnh cứu người, nhưng rồi bác sĩ cũng sẽ chết như mọi kiếp người. Và trong đại dịch, ngành Y đã có những mất mát. Tuy vậy, Giám đốc những bệnh viện lớn hay Hiệu trưởng các trường Y,… vẫn vừa khóc vừa gửi những đồng nghiệp và sinh viên của họ đi khắp những vùng dịch.
Ở tuyến đầu, họ đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vẫn là họ, lại ở tuyến cuối, cùng những tiếng kêu than và xác chết bủa vây. Thử hỏi, trong điều kiện làm việc đầy căng thẳng và nỗi đau như vậy, điều gì thứ thúc đẩy họ làm việc? Đó là trách nhiệm và lòng trắc ẩn – thứ tồn tại ở một con người. Tuyệt đối không phải dựa vào vài lời tung hô hay khen ngợi sáo rỗng.


Vì bác sĩ cũng là người nên hãy đối xử đúng cách với họ. Đừng trông chờ sự thánh thiện không tì vết, đừng đợi những nụ cười công nghiệp hay nguồn sức lực vô biên để phục vụ chúng ta. Ai cũng cần đóng góp chút gì đó để chống dịch, đâu chỉ có ngành Y.
Hy vọng rằng qua đại dịch, mỗi người đều ý thức rõ hơn về vai trò của ngành Y, thông cảm và trân trọng hơn những bác sĩ và nhân viên Y tế. Mong rằng họ sẽ được đãi ngộ xứng đáng và được nhìn nhận như một người bình thường. Được làm viêc bằng cái tâm, được bao dung và tôn trọng. Đừng có kiểu:“Ba năm xây chùa không ai biết, một viên gạch vỡ cả làng hay”….
Sau bao vất vả lẫn hiểm nguy, ngành Y vẫn cứ là miếng mồi ngon cho cả xã hội xâu xé. Đến khi nào chúng ta mới hiểu: Bác sĩ cũng là người?

P/s: Cám ơn tác giả, chỉ cần nhìn ảnh thì biết là em...
Triệu Nguyễn Huyền Trang.png
rất xinh rồi :)
Nói BS sao không hỏi mấy ac nghệ sĩ toàn kêu gọi từ thiện và bỏ tiền túi ra làm từ thiện, vậy tiền mọc từ đâu ??? mà các ac nghệ sĩ giàu vậy :))
 

Hương Ecocare

Xe hơi
Biển số
OF-790273
Ngày cấp bằng
12/9/21
Số km
168
Động cơ
26,230 Mã lực
Tuổi
31
Em rất yêu nghề y. Trước vì một vài lý do không theo, giờ cứ tiếc mãi :(
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top