Một giả thuyết nữa là
Cách đây 4,5 tỉ năm, Thái dương hệ chỉ là một đám mây khổng lồ gồm bụi và khí, quay quanh tâm Ngân hà. Khi mặt trời và các hành tinh lần lượt được hình thành từ đám mây này (do tác động của lực hấp dẫn), chúng cũng có vận tốc quay ban đầu. Hơn nữa, khi các khối chất liệu trên lạnh đi và cô đặc lại, chúng quay càng ngày càng nhanh hơn, theo định luật bảo toàn momen góc, như bác gì đã nói. Khi không còn cô đặc thì vận tốc quay không tăng nữa và được duy trì cho đến ngày nay. Hầu hết hành tinh trong Thái dương hệ như Trái đất đều quay ngược chiều kim đồng hồ (từ tây sang đông). Tuy nhiên có một ít ngoại lệ, trong đó có Kim Tinh: hành tinh này quay theo chiều đông-tây. Nguyên nhân chính có thể là do giả thuyết thứ hai.
Cách đây 65 triệu năm, Trái đất bị một thiên thạch đường kính khoảng 6 dặm đụng vào, gây nên sự tuyệt chủng của khủng long và nhiều sinh vật khác. Nếu trước đó Trái đất bị đụng bởi một thiên thạch lớn hơn nhiều như kích thước mặt trăng chẳng hạn thì rất có thể va chạm đó đã làm Trái đất bắt đầu quay, ngừng quay, hoặc quay nhanh hơn, hoặc quay ngược lại. Có lẽ điều đó đã xảy ra với Kim Tinh, và cả Thiên Vương Tinh. Người ta cho rằng ngày xưa TVT đã bị va chạm mạnh đến nỗi nó bị "đổ xuống", nên nó quay dọc từ nam lên bắc chứ không phải tây sang đông.
Nhưng Trái đất không chỉ quay theo quán tính, nó còn bị một số tác động bên ngoài khác, mà rõ rệt nhất là mặt trăng. Lực hấp dẫn của mặt trăng gây nên thủy triều trên Trái đất như một cái phanh vô hình làm giảm dần tốc độ quay của nó. Nhưng vì tác động này quá nhỏ (cứ mỗi thế kỷ một ngày dài thêm khoảng 1,5-2 miligiây!) nên nó không thể làm Trái đất dừng lại, ít nhất là trong vòng hàng triệu năm nữa.