Ở cuối Place Jacques-Cartier này họ dựng một cây cột thật cao. Bên trên họ để tượng người anh hùng dân tộc nước Anh - Đô đốc Nelson. Như em đã nói ở post trước, việc họ dựng tượng của Nelson ở đây cũng lạ. Vì ông Đô đốc tài năng này chẳng có tý công trạng nào với xứ Canada này, thậm chí còn chưa đến đây bao giờ. Hơn thế nữa, nhìn thấy tượng đô đốc Nelson là những người Pháp lại thấy hổ thẹn, khi lúc quốc gia họ mạnh nhất, lúc cả châu Âu đều nếm mùi thuốc súng của Napoleon...thì chính Napoleon lại thua đau đớn Nelson trong trận Trafalgar khi bị chìm 21/33 tàu trong khi quân Anh chẳng bị chìm chiếc tàu nào. Chiến thắng Trafalgar này cũng mở ra địa vị Bà chúa biển cho nước Anh. Và ngày hôm nay họ đặt ở đây khác nào sỉ nhục dân Francophile. Chắc vì thế nên họ đặt cái tượng tít trên cao phòng thế lực thù địch giật đổ chăng? Nói vui vậy thôi, ở quảng trường Trafalgar giữa London họ cũng đặt tượng Nelson tít trên cao như vậy
Nhân tiện nói đến Đô đốc Nelson em lại chém với các bác vài dòng về trận Trafalgar
Cái tên Trafalgar thực ra nó là cái tên một mỏm đất ở trên eo biển Manche . Nơi mà xảy ra một cuộc hải chiến lừng lẫy nhất trong lịch sử biển. Chiến thắng Trafalgar cùng với tác giả của nó: Đô đốc Nelson và con tàu Victoria của ông đã trở thành huyền thoại, thành niềm tự hào của dân Ăng lê và những quốc gia mới nổi sau chận chiến này phải cúi đầu công nhận địa vị “Chúa biển” của nước Anh. Trận Trafalgar đã trở thành một ví dụ kinh điển trong các sách viết về nghệ thuật quân sự.
Thế vậy trận Trafalgar Anh đánh nhau với ai? Nelson là ông nào mà hoành tráng thế?
Ngay sau khi nắm chính trường Pháp và chiếm được phần lớn châu Âu. Napoleon đã đuổi hàng hóa và các công ty của Anh ra khỏi châu Âu. Điều này làm thêm mối mâu thuẫn giữa 2 dân tộc Pháp – Anh càng thâm thù thêm. Hơn nữa Napoleon còn mạnh dạn tuyên bố
“Chỉ cần 3 ngày sẽ quét sạch sương mù khỏi eo biển Manche” Ý nói sẽ quét sạch Hải quân Anh, lực lượng HQ được cho là mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Để thực hiện cuộc xâm lược này Napoleon cho tập trung một lượng quân đội, tàu thuyền khổng lồ ở Boulogne ( đối diện với Anh) ngoài ra ông còn cho tập trung quân đội ở Antwerp (Bỉ) nữa. Tập trung quân ở Boulogne thì người Anh chỉ cười. Nhưng tập trung quân ở Antwerp thì coi như xong cmnr vì Antwerp là nơi dễ tấn công Anh nhất. Tập trung quân ở đó coi như lưỡi gươm đã tuốt ra khỏi vỏ, không chiến không được.
Napoleon cũng không phải người vừa, lượng trước được sức mạnh của Hải quân Anh nên ông cho tập trung cả liên quân Pháp – Tây Ban Nha với số lượng tầu hùng hậu (33 tàu) so với HQ Anh có 27 tàu. Nhưng ở đây ông đã tính sai một nước đó là không tính đến Nelson – Vị đô đốc tài ba nhất trong lịch sử Thế giới.
Nelson một con người bình dị, các sử gia đánh giá ông “Là người nhân hậu, người cha đáng kính, có kiến thức uyên bác và tâm hồn đa cảm của người nghệ sĩ’ Và lạ kỳ thay là “Sói biển” Nelson này lúc bình thường thì lại say sóng. Chỉ khi tiếng va chạm loảng xoảng của vũ khí, tiếng đạn rít vù vù, con tàu nghiêng trong khói lửa thì “Sư tử” mới tỉnh giấc, vươn mình xòe ra những móng vuốt khủng khiếp của nó. Lúc này Nelson mới chính là mình, là nguời được ngay kẻ thù của mình ngưỡng mộ. Napoleon đã từng nói “Ông ta chính là nguời mà ta cần”
Hồi đó châu Âu có một cuốn sách “Nghệ thuật của các hạm đội tàu chiến” của Paul Gost (người Pháp). Được ca ngợi là giáo khoa của Lịch sử Hải quân. Trong đó Gost nêu rõ “Đôi hình lý tưởng là đội hình đánh theo hàng dọc, và trong trận chiến bên nào giữ vững được đội hình là người sẽ giành chiến thắng. Tất nhiên là đô đốc Willeneuve người luôn coi Gost là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh, làm trái lời Gost là tự sát...sẽ sắp xếp đội hình giáo điều kiểu đó.
Nhưng Nelson lại khác, ông dek phải tay mơ và quan điểm là chiến trận phải biến hóa khôn lường kẻ thù mới bị bất ngờ. Và quan trọng nhất ông cũng giống như Napoleon có cùng phép dùng binh “Chia cắt lực lượng địch mà đánh”. Nhưng Napoleon chỉ dùng được trên bộ, còn Nelson dùng trên biển. Và ông áp dụng ngay vào trận Trafalgar này.
Nói chung cũng dell biết bọn chúng đánh nhau như thế nào, chắc cũng súng đạn, đấu kiếm rồi đầu rơi máu chảy, cháy tàu, chìm tàu... nhưng kết quả là hạm đội của Pháp – Tây Ban Nha bị tiêu diệt sạch. 4 viên đô đốc của Pháp và Tây Ban Nha phải dâng gươm hàng (Trong đó có thống đốc chỉ huy Willeneuve).
Về phía quân Anh tổn thất lớn nhất là đô đốc Nelson đã hy sinh trên tàu Victoria của ông khi dính một viên đạn.
Cùng ngày với chiến thắng của quân Anh ở Trafalgar thì Napoleon cũng có chiến thắng ở Ulm ( Autria) Tin thất bại ở Trafalgar bay về Ulm lập tức làm nguội lạnh không khí chiến thắng nơi đây. Hào quang chiến thắng trên sông Danube đã bị dìm trong biển. Thât bại ở Trafalgar làm ô uế chiếc vương miện của Hoàng đế Pháp. Và quan trọng là ông không còn hạm đội để nuôi mộng đánh Anh nữa. Napoleon điên đầu nhưng rồi cũng AQ mình “Ta không còn hạm đội nữa nhưng ông ta cũng đã tèo” (Ông ta ở đây là Nelson). Và chính thất bại này nó lại mỉa mai cho câu nói
“Hai đánh một không chột cũng què” Khi hai hạm đội Pháp và Tây Ban Nha lại thua một hạm đội Anh bị chỉ huy bởi một người vừa què vừa chột (Nelson bị chột một mắt và què một tay trước trận chiến)
Hạm đội hải quân Hoàng gia Anh ca khúc khải hoàn trở về. Nhưng không rực rỡ như trước. Mặc dù chiến thắng này quá vinh quang, quá xứng đáng. Đại bác trên các chiến hạm gầm lên những đợt tiễn biệt vị thống soái Hải quân vĩ đại. Kỳ hạm Victoria treo cờ đen, biến giá pháo thành tang lễ đưa vị chỉ huy lỗi lạc của Hải quân Anh về tổ quốc.
Người dân Anh đón mừng chiến thắng với một mắt cười và một mắt khóc. Quốc tang và quốc lễ được cử hành đồng thời. Hoàng đế Anh cho an táng Nelson với những nghi lễ trang trọng nhất. Thủy thủ anh hạ cột buồm con tàu Orient ( tàu Pháp bị Anh bắt trong trận này) làm quan tài cho vị chỉ huy của họ. Nelson được mai táng tại điện Wesminter – nơi chôn cất các vĩ nhân của Anh quốc.
Để kỷ niệm chiến thắng Trafalgar, người Anh dựng một cái cột giữa quảng trường trung tâm. Bên trên là tượng của đô đốc Nelson oai vệ nhìn ra biển. Dưới cái cột là 4 con sư tử được đúc bằng chiến lợi phẩm từ những khẩu đại bác của tàu Pháp bị Nelson bắt.
Còn số phận của con tàu Victoria thì sao? Sau trận Trafalgar con tàu Victoria không ra biển nữa, không phải do nó hư hỏng nhiều. Mà người Anh họ muốn giữ con tàu gắn liền với chủ nhân của nó. Tàu Victoria được kéo về Fortsmount đứng đó hiên ngang đón khách du lịch vào thăm quan. Hàng năm cứ đến đúng ngày chiến thắng Trafalgar (quên cmn ngày rồi
) họ lại mở tiệc trên con tàu đó.