[CCCĐ] Ba thế hệ đi Tây

soiso

Xe hơi
Biển số
OF-556054
Ngày cấp bằng
1/3/18
Số km
141
Động cơ
154,057 Mã lực
Tuổi
44
Đi tiếp theo đường mòn tự do, đến cái nhà hàng này thấy có dấu đồng. Em dừng lại ngó quanh, chẳng thấy di tích gì có mỗi cái nhà hàng. Đầu tiên em nghĩ ngay đến việc chắc ông chủ nhà hàng này hối lộ quan chức Boston để đặt cái dấu đồng trước cửa nhằm thu hút khách đây. Nhưng khi mở cuốn sách Lonely Planet ra đọc thì không phải các bác ạ.

Toà nhà này là toà nhà thương mại cổ nhất Boston, nó được xây dựng năm 1718 và nó được gọi là Old corner Bookstore (Hiệu sách góc phố cổ) Tính đến nay nó đã 301 tuổi. Ban đầu nó là toà nhà ở rồi chuyển đổi công năng sang là nơi bán thuốc lá, cửa hàng may đo, nàh hàng, bán bánh Pizza...Nhưng nó nổi tiếng nhất là vào thế kỷ 19 nó trở thành trung tâm phát hành sách với những cuốn sách rất nổi tiếng như: Bức thư của Scarlet, Cuộc cưỡi ngựa lúc nửa đêm của Paul Rivere...nhưng quan trọng nhất nơi đây phát hành đầu tiên cuốn "Túp lều bác Tôm" của nữ nhà văn Harriet Beecher Stowe. Trong đó bà đã vạch trần sự vô lương của chế độ nô lệ. Nó tạo ra làn sóng chống đối và là nguồn cảm hứng cho những ngừoi tiên phong giải phóng nô lệ.











Cạnh đó là quán cafe Starbuck, nhìn hệ thống Starbucks này em lại tiếc cho anh Vũ Trung Nguyên. Anh cũng khát khao, cũng muốn dựng một đế chế cafe trên khắp thế giới....nhưng sa vào mấy thứ dị đoan rồi mất ý chí. Để rồi cho đến nay đi khắp thế giới em phải uống thứ cafe dở ẹc




Tây sạch thế
 

mcvl

Xe hơi
Biển số
OF-152450
Ngày cấp bằng
12/8/12
Số km
109
Động cơ
356,659 Mã lực
Đi tây thôi các cụ ơi
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
517
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
Tiếp đi cụ ơi....
 

cclass

Xe buýt
Biển số
OF-8816
Ngày cấp bằng
24/8/07
Số km
879
Động cơ
544,512 Mã lực
Bài của cụ hay và chi tiết quá, em cũng sắp sang Mỹ, cụ TungNguyenMD cho em hỏi cái SIM T-Mobile cụ mua ở VN dùng có ổn không, mua qua cửa hàng nào cho em xin ít thông tin nhé. Cảm ơn cụ
 

Jeep2017

Xe tăng
Biển số
OF-525697
Ngày cấp bằng
7/8/17
Số km
1,704
Động cơ
187,249 Mã lực
Cây cầu Brooklyn này nó nổi tiếng không phải vì nó to nhất thế giới, hay cao nhất thế giới hoặc dài nhất thế giới...... Mà nó nổi tiếng vì nó mang trong lòng nó một câu chuyện về những ý chí, nỗ lực và tình yêu của con người.

Vào năm 1867, kỹ sư gốc Đức tên là Roebling có ý định xây dựng một cây cầu bắc qua sông Đông. Tưởng rằng ý tưởng của ông phải được hoan hô nhiệt liệt.... Nhưng không, ở đâu cũng có những kẻ hẹp hòi đố kỵ, những kẻ dek làm gì cả chỉ ăn tục nói phét là giỏi, nhưng dã man hơn nưuax chúng còn dìm chết những ý tưởng sáng tạo mới.

Bọn chúng đưa ra đủ lý do khó khăn, cho rằng đây là một công trình bất khả thi và không thực tế. Dù cây cầu có được xây dựng, toàn bộ công trình sẽ sớm sụp đổ xuống sông Đông. Hơn nữa, nó chưa bao giờ được thực hiện trước đây và nó cũng không thể thực hiện, vì thế bọn chúng khuyên Roebling hãy quên ý tưởng ấy đi. Dù nản lòng, Roebling vẫn không ngừng mơ ước về cây cầu. Ông nghĩ về nó mọi lúc mọi nơi, và từ sâu thẳm trái tim mình, ông biết nó có thể thực hiện.

Sau một hồi thuyết phục, ông cũng được Hội đồng thành phố cấp 5 củ USD để xây cầu. Lúc này thì báo chí vào cuộc ca ngợi công trình này như một công trình thế kỷ chào mừng 100 năm quốc khánh Hoa kỳ. Họ còn ví công trình này như kênh đào Suez, cáp ngầm xuyên đại tây dương hay tuyến đường sắt xuyên lục địa. Và việc này đã bịt miệng những kẻ chọc gậy bánh xe.

Roebling là tổng công trình sư, ông quyết tâm xây cầu này với công nghệ mới. Roebbling chủ trương dùng cáp xây kiểu cầu dây văng, và dùng thép để xây cầu đây là điều đột phá vì trước đây các cây cầu khác chỉ xây bằng sắt. Tuy nhiên, không may, trong một tai nạn, Roebling bị thương ở chân, tưởng bình thường nhưng ông lại chết vì bị uốn ván.

Con trai ông là Washington thay thế ông tiếp tục thi công cầu. Nhưng cũng thật không may, trong một tai nạn lao động, anh bị dập tuỷ và bị liệt.

Bất chấp sự tàn tật của mình, Washington không bao giờ nản lòng. Trong anh vẫn luôn có khát vọng cháy bỏng hoàn thành cây cầu và tâm trí anh nhạy bén hơn bao giờ hết. Anh đã cố gắng truyền cảm hứng và nhiệt huyết cho một số người bạn của mình, nhưng họ đã quả nản lòng với nhiệm vụ này.

Nằm trên giường bệnh, nhưng Washington không nản lòng, anh ra hiệu cho vợ gọi những người kỹ sư đến. Và thông qua vợ anh, anh chỉ đạo và cùng cới các kỹ sư hoàn thành nốt cây cầu trong 11 năm nằm trên giường bệnh.

Ngày khai trương, khánh thành cây cầu, tổng thống Hoa Kỳ cũng có mặt. Cứ tưởng rằng ông sẽ là người đi qua cây cầu đầu tiên, nhưng không, tổng thống Hoa kỳ đã tôn vinh người vợ của Washington, bà Emily Warren Roebling vinh dự là người đầu tiên đi bộ qua cây cầu. Và đó là biểu tượng cho ý chí, nỗ lực và tình yêu của con người.














có phải là chiếu cầu dây văng đầu tiên trên thế giới?
 

thailx

Xe hơi
Biển số
OF-699183
Ngày cấp bằng
12/9/19
Số km
162
Động cơ
98,679 Mã lực
Tuổi
40
lâu không thấy bác Tùng post nữa nhỉ, post nữa đi bác ơi
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cám ơn các cụ! Mấy hôm trước em bận quá, nay em xin tiếp.

Hôm em đến trời mưa lâm thâm, tuy mùa hè, nhưng do Boston ở miền bắc nên khá lạnh các bác ạ. Tự nhiên cảm giác nó gần gũi, giống thời tiết của mùa xuân Việt Nam lắm. Tuy khác về ý thức hệ, nhưng Việt và Mỹ cũng có nhiều điểm chung. Cùng đứng lên đánh đuổi ngoại xâm, dành độc lập. Nó chỉ khác nhau về con đường đi sau này mà thôi. Nước Mỹ đã khôn khéo chọn được một con đường mà giúp họ đi thẳng lên cường quốc số 1 thế giới. Cái hay là họ tự xây dựng lên một thể chế mà phù hợp nhất với hoàn cảnh của họ, con người của họ, không mượn, chắp vá rồi du nhập những tư tưởng ngoại bang. Và dĩ nhiên để được như thế họ có những con người thông minh, tiến bộ ngay từ buổi đầu dựng nước










 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Nói tiếp về duyên nợ Mỹ - Việt, người Pháp thường có câu "Với chữ nếu, ta có thể bỏ cả Paris vào chiếc hộp". Vâng nếu như cụ Bùi Viện ngay trong chuyến đi đầu tiên của mình mà có quốc thư hay một văn bản uỷ nhiệm nào thì rất có thể lịch sử Việt Nam chúng ta đã khác.

Nói đến Bùi Viện, đầu tiên chúng ta nghĩ ngay đến con phố, nơi có những bạn tây ba lô nhậu nhẹt nhảy múa suốt đêm...Không hiểu do vô tình hay không, nhưng cụ Bùi Viện là một trong những thánh Phượt đầu tiên của Việt Nam.

Vào đầu năm 1873, tình hình trong nước ta cực kỳ nguy khốn. Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm hoàn toàn, Bắc Kỳ đang bị đe doạ. Tính mạng quốc gia như ngàn cân treo sợi tóc. Vua Tự Đức lực bất tòng tâm, giáo mác cung tên sao địch nổi súng trường, đại bác. Nên ngài phải nghĩ tới việc phái đại sứ ra nước ngoài để tìm con đường canh tân, nhờ người ngoài giúp đỡ để giảm bớt áp lực của Pháp.

Nhưng nhìn lại quần thần còn ai? Người có hoài bão, có chí lớn và có kiến thức như Nguyễn Trường Tộ thì đã mất. Nhìn vào đám quan lại trong triều đình tuy đỗ đạt cao thật đấy nhưng toàn loại hủ nho, bảo thủ. Bất đắc dĩ ngài phải cho vời một vị qua trẻ mới đỗ có Cử Nhân đó là Bùi Viện.

Nhận một nhiệm vụ chung chung, đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, nước nào cũng không biết, gặp ai cũng không hay, và cũng đen cho Bùi Viện là cụ chưa được lý tưởng CS soi rọi, nếu không ngài quay cmn về Việt Nam lật đổ vua rồi làm tổng. bí. thư đầu tiên cũng chưa biết chừng :D

Có thể coi cụ Bùi Viện là vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Việt Nam đi ra nước ngoài. Nhưng vị đại sứ này đi một mình, không có quốc thư, không có tuỳ tùng.Vị đại sứ được quyền tự lựa chọn nước mình đến và hoàn toàn tự quyết định mọi vấn đề trao đổi và thảo luận.....Chắc hẳn trên thế giới không có một vị đại sứ nào mà nghèo khó, không biết điểm đến, không kế hoạch như cụ. Có lẽ đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử ngoại giao quốc tế.

Ấy thế như cụ đâu có đi Mỹ một lần, mà tận những hai lần. Với điều kiện, hiểu biết thời đó thì dân chúng ta tôn cụ là thánh phượt cũng chẳng sai.

Chuyến đầu tiên, lênh đênh trên biển hơn chục ngày, cụ cập bến Hongkong. Thế quái nào nửa chữ tiếng Anh không biết mà cụ quen được một nhà báo Mỹ. Qua ông nhà báo này cụ biết được nước Mỹ đã đứng lên đánh đuổi thực dân, giành độc lập và có khả năng kết giao giúp đỡ.

Từ đó cụ sang Nhật, đến cảng Yokohama rồi xuống tàu đi Mỹ. Tàu cập bến Cựu Kim Sơn (San Francisco) từ đây cụ tiếp tục hành trình đi về đông cho tới tận Hoa Thịnh Đốn (Washington DC) Khỏi phải nói cũng hình dung ra thời đó mà đi được như thế phải trải qua bao khó khăn vất vả như thế nào. Thế nhưng gặp Tổng thống Mỹ đâu có dễ, cụ lại phải chờ đợi, vận động sau gần 1 năm mới được tổng thống Mỹ lúc giờ là ông 50 đô la (Ulysses S. Grant) tiếp.

Tình hình nước Mỹ lúc này vừa thoát ra khỏi cuộc nội chiến. Họ cũng đang muốn vươn ra thế giới và đặc biệt là châu Á. năm 1858 họ đã ký hiệp ước mở được những hải cảng quan trọng ở Nhật Bản. Và vào đầu những năm 70 thế kỷ 19 Mỹ định nhảy vào Triều Tiên nhưng không đạt kết quả. Nay tự nhiên cụ Bùi Viện đến nhờ giúp đỡ Mỹ cũng rất muốn. Nhưng cụ Bùi Viện không có quốc thư uỷ nhiệm nào để đủ tư cách ký hiệp ước cả. Cụ liền lên tàu quay về nước để lấy quốc thư uỷ nhiệm với hy vọng giúp được đất nước thoát khỏi ách ngoại xâm.

Cách đây chưa đến 150 năm, nhưng lúc giờ đi lại cũng khác. Chẳng có con Boing nào để cụ Bùi Viện bay về, cũng chẳng có các hãng bưu chính như Fedex, UPS hay DHL để gửi cái quốc thư uỷ nhiệm sang cho cụ. Cụ lên tàu quay về lấy mỗi cái quốc thư mà khi quay lại đã mất hơn 1 năm.

Năm 1875 cụ quay lại nước Mỹ mang theo quốc thư của vua Tự Đức với nhiều hy vọng về một tương lại sáng lạn cho dân tộc mình. Nhưng không may cho cụ và vận nước chưa đến. Lúc này tình hình thế giới đã nhiều thay đổi. các cường quốc đã phân chia thuộc địa xong. Khi Pháp đã chắc chân thì Mỹ cũng không muốn mất lòng Pháp và cũng chưa đủ lực để đưa quân ra nước ngoài. Mãi 18 năm sau cho đến năm 1893 Mỹ mới quay lại châu Á với Philippin

Bùi Viện thất vọng trở về, một con người dũng cảm có thừa, quyết tâm rất cao và cũng thật tài ba sáng tạo, tuy không biết tiếng Anh nhưng cụ vẫn tìm cách vận động để được yết kiến tổng thống Mỹ. Nhưng không may là tình hình quốc tế lúc đó không cho Mỹ can thiệp ở nước ngoài. Chứ không rất có thể lịch sử Việt Nam chúng ta hoàn toàn đã khác. Và biết đâu bây giờ em đi Mỹ cũng đỡ mất gần 4 triệu một người phí xin Visa















 
Chỉnh sửa cuối:

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,550
Động cơ
4,664 Mã lực
Nói tiếp về duyên nợ Mỹ - Việt, người Pháp thường có câu "Với chữ nếu, ta có thể bỏ cả Paris vào chiếc hộp". Vâng nếu như Bùi Viện ngay trong chuyến đi đầu tiên của mình mà có quốc thư hay một văn bản uỷ nhiệm nào thì rất có thể lịch sử Việt Nam chúng ta đã khác.

Nói đến Bùi Viện, đầu tiên chúng ta nghĩ ngay đến con phố, nơi có những bạn tây ba lô nhậu nhẹt nhảy múa suốt đêm...Không hiểu do vô tình hay không, nhưng cụ Bùi Viện là một trong những thánh Phượt đầu tiên của Việt Nam.

Vào đầu năm 1873, tình hình trong nước ta cực kỳ nguy khốn. Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm hoàn toàn, bắc kỳ đang bị đe doạ. Tính mạng quốc gia như ngàn cân treo sợi tóc. Vua Tự Đức lực bất tòng tâm, giáo mác cung tên sao địch nổi súng trường, đại bác. Nên ngài phải nghĩ tới việc phái đại sứ ra nước ngoài để tìm con đườnng canh tân, nhờ ngừoi ngoài giúp đỡ để giảm bớt áp lực của Pháp.

Nhưng nhìn lại quần thần còn ai? Người có hoài bão, có chí lớn và có kiến thức như Nguyễn Trường Tộ thì đã mất. Nhìn vào đám quan lại trong triều đình tuy đỗ đạt cao thật đấy nhưng toàn loại hủ nho, bảo thủ. Bất đắc dĩ ngài phải cho vời một vị qua trẻ mới đỗ có Cử Nhân đó là Bùi Viện.

Nhận một nhiệm vụ chung chung, đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, nước nào cũng không biết, gặp ai cũng không hay, và cũng đen cho Bùi Viện là cụ chưa được lý tưởng CS soi rọi, nếu không ngài quay cmn về Việt Nam lật đổ vua rồi làm tổng. bí. thư đầu tiên cũng chưa biết chừng :D

Có thể coi cụ Bùi Viện là vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Việt Nam đi ra nước ngoài. Nhưng vị đại sứ này đi một mình, không có quốc thư, không có tuỳ tùng.Vị địa sứ được quyền tự lựa chọn nước mình đến và hoàn toàn tự quyết định mọi vấn đề trao đổi và thảo luận.....Chắc hẳn trên thế giới không có một vị đại sứ nào mà nghèo khó, không biết điểm đến, không kế hoạch như cụ. Có lẽ đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử ngoại giao quốc tế.

Ấy thế như cụ đâu có đi Mỹ một lần, mà tận những hai lần. Với điều kiện, hiểu biết thời đó thì dân chúng ta tôn cụ là thánh phượt cũng chẳng sai.

Chuyến đầu tiên, lênh đênh trên biển hơn chục ngày, cụ cập bến Hongkong. Thế quái nào nửa chữ tiếng Anh không biết mà cụ quen được một nhà báo Mỹ. Qua ông nhà báo này cụ biết được nước Mỹ đã đứng lên đánh đuổi thực dân, giành độc lập và có khả năng kết giao giúp đỡ.

Từ đó cụ sang Nhật, đến cảng Yokohama rồi xuống tàu đi Mỹ. Tàu cập bến Cựu Kim Sơn (San Francisco) từ đây cụ tiếp tục hành trình đi về đông cho tới tận Hoa Thịnh Đốn (Washington DC) Khỏi phải nói cũng hình dung ra thời đó mà đi được như thế phải trải qua bao khó khăn vất vả như thế nào. Thế nhưng gặp Tổng thống Mỹ đâu có dễ, cụ lại phải chờ đợi, vận động sau gần 1 năm mới được tổng thống Mỹ lúc giờ là ông 50 đô la (Ulysses S. Grant) tiếp.

Tình hình nước Mỹ lúc này vừa thoát ra khỏi cuộc nội chiến. Họ cũng đang muốn vươn ra thế giới và đặc biệt là châu Á. năm 1858 họ đã ký hiệp ước mở được những hải cảng quan trọng ở Nhật Bản. Và vào đầu những năm 70 thế kỷ 19 Mỹ định nhảy vào Triều Tiên nhưng không đạt kết quả. Nay tự nhiên cụ Bùi Viện đến nhờ giúp đỡ Mỹ cũng rất muốn. Nhưng cụ Bùi Viện không có quốc thư uỷ nhiệm nào để đủ tư cách ký hiệp ước cả. Cụ liền lên tàu quay về nước để lấy quốc thư uỷ nhiệm với hy vọng giúp được đất nước thoát khỏi ách ngoại xâm.

Cách đây chưa đến 150 năm, nhưng lúc giờ đi lại cũng khác. Chẳnng có con Boing nào để cụ Bùi Viện bay về, cũng chẳng có cấc hãng bưu chính như Fedex, UPS hay DHL để gửi cái quốc thư uỷ nhiệm sang cho cụ. Cụ lên tàu quay về lấy mỗi cái quốc thư mà khi quay lại đã mất hơn 1 năm.

Năm 1875 cụ quay lại nước Mỹ mang theo quốc thư của vua Tự Đức với nhiều hy vọng về một tương lại sáng lạn cho dân tộc mình. Nhưng không may cho cụ và vận nước chưa đến. Lúc này tình hình thế giới đã nhiều thay đổi. các cường quốc đã phân chia thuộc địa xong. Khi Pháp đã chắc chân thì Mỹ cũng không muốn mất lòng Pháp và cũng chưa đủ lực để đưa quân ra nước ngoài. Mãi 18 năm sau cho đến năm 1893 Mỹ mới quay lại châu Á với Philippin

Bùi Viện thất vọng trở về, một con người dũng cảm có thừa, quyết tâm rất cao và cũng thật tài ba sáng tạo, tuy không biết Anh nhưung cụ vẫn tìm cách vận động để được yến kiến tổng thống Mỹ. Nhưng không may là tình hình quốc tế lúc đó không cho Mỹ can thiệp ở nước ngoài. Chứ không rất có thể lịch sử Việt Nam chúng ta hoàn toàn đã khác. Và biết đâu bây giờ em đi Mỹ cũng đỡ mất gần 4 triệu một người phí xin Visa















Đúng thời điểm cụ Bùi Viện nhà ta đi Mỹ cũng là lúc cụ Fogg trong "Vòng quanh thế giới trong 80 ngày" bắt đầu chuyến phượt bằng tàu biển hehe, có nhẽ 2 cụ siêu Phượt thủ này gặp nhau trên chuyến tàu nào đó trong chặng từ Hongkong sang Nhật rồi sang Mẽo chăng cụ TungNguyenMD ???
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đó là vụ ngoại giao đầu tiên giữa Việt và Mỹ không thành. Nhưng còn vụ thương mại đầu tiên cũng không thành. Chuyện này nó xảy ra trước đó nhiều, ngay từ thời kỳ đầu nước Mỹ lập quốc. Đó là ý định mua giống gạo VN của tổng thống Mỹ Jefferson

Khi bước chân vào nhà trắng, ngồi trong phòng bầu dục, việc đầu tiên chẳng phải gây dựng phe cánh, đốt lò hay ca ngợi "Đã bao giờ nước Mỹ được như thế này chưa?".... mà việc đầu tiên của Jefferson là tìm cách nuôi con gì? trồng cây gì cho ngừoi dân Mỹ đỡ khổ.

Vào những năm cuối TK 18, vua Gia Long có đưa con trai là Hoàng tử Cảnh sang Pháp. Cùng lúc này Jefferson đang làm đại sứ Mỹ ở Pháp nên có thể ông đã tiếp xúc với đoàn ngừoi Việt và Hoàng tử Cảnh chăng? Chẳng thế mà ông viết:

"Lúa cạn Đàng trong (Cochin China) nổi tiếng là trắng, thơm và sinh sản tốt. Dường như nó kết hợp được cả hai giống lúa tốt mà chúng ta biết. Nếu có thể đem về Mỹ trồng được thì rất tốt. Chúng ta có thể loại trừ các ao tù gây hại cho sức khoẻ cộng đồng...."

Cách mạng Pháp nổ ra mọi liên lạc với Paris bị gián đoạn. Mãi đến sau này tàu Mỹ mới cập bến cảng Đàng Trong mua ít thóc giống đem về. Nhưng đen cho dân tộc ta (lại đen) vận nước vẫn chưa tới, lúc này Minh Mạng trị vì với chính sách bài phương tây nên việc buôn bán với Mỹ không được coi trọng và kết quả là chẳng đem lại được gì. Và cũng chẳng thể ký được một hiệp ước thương mại giữa hai chính phủ.













 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đúng thời điểm cụ Bùi Viện nhà ta đi Mỹ cũng là lúc cụ Fogg trong "Vòng quanh thế giới trong 80 ngày" bắt đầu chuyến phượt bằng tàu biển hehe, có nhẽ 2 cụ siêu Phượt thủ này gặp nhau trên chuyến tàu nào đó trong chặng từ Hongkong sang Nhật rồi sang Mẽo chăng cụ TungNguyenMD ???
Vâng biết đâu được đấy, có thể hai cụ ngồi ở Hongkong làm vài lon San Miguel rồi ấy chứ cụ nhỉ? :))
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Thôi em ngắm đường phố Boston tiếp, chứ cứ viết về duyên nợ Việt - Mỹ nguy hiểm bỏ mẹ, có ngày lên phường ngồi mà chẳng biết tại sao :D


Này thì xe bán tải ở Mỹ. Toàn những con xe to khủng như thế này. Đi ở Mỹ mấy tuần mà em chẳng gặp con Ford Ranger thần thánh doanh số án số 1 ở Vn mình gì cả các bác ạ. Toàn gặp bọn RAM, GMC, Ford F150 thôi







Còn xe đạp thì xếp ngay ngắn trên vỉa hè








Bãi đỗ xe khu dân cư, chỉ được đỗ từ 6h tối đến 8h sáng




 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Hình như đây là xe rút hầm cầu







Tưởng Mỹ thế nào chứ Maserati hơi ít so với VN nhé. Ở VN Maserati chạy đầy đường, kể cả những ông ở chung cư thu nhập thấp cũng chạy Maserati, thế mới tài :D








Đi bộ khá mỏi chân, đi một đoạn phải nghỉ



 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cũng có lúc Đường mòn tự do chẳng phải là hàng chỉ đỏ mà họ làm như cái đường vá víu thế này









Còn đây mới là sợi chỉ đỏ thẳng tắp










 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Khu này là khu cổ nhất của Boston cũng là khu cổ nhất của cả nước Mỹ, tất nhiên đất ở đây là đất vàng cmnr. Nhưng họ vẫn để không gian xây hẳn rất nhiều công viên như thế này các bác ạ. Nhìn cái công viên này em lại nghĩ đến Vườn hoa Hàng Trống và Công viên Thái hà ở mình. Cũng may, cám ơn những bạn Thiên Chúa Giáo. Nhờ các bạn đó mà thành phố có 2 cái công viên xinh đẹp. Chứ không chỗ đó nó thành trung tâm thương mại và chia lô bán nền rồi













 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đặc sản của Boston này là tôm hùm các bác nhé. Còn đây là nhà hàng chuyên bán tôm hùm, nhưng sớm quá họ chưa phục vụ và chưa bán tôm hùm cho đem về








 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đang loay hoay chụp cảnh đường phố thì có một bà tây vỗ vai tôi bảo "Ra cái cột kia mà chụp kìa" Thế nhưng theo cái cột chỉ dẫn này thì đi làm sao bây giờ các bác?













 

levuhoanglamvn

Xe hơi
Biển số
OF-357761
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
132
Động cơ
262,703 Mã lực
Cảm ơn cụ bài viết rất bổ ích
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
943
Động cơ
210,559 Mã lực
Hình như đây là xe rút hầm cầu







Tưởng Mỹ thế nào chứ Maserati hơi ít so với VN nhé. Ở VN Maserati chạy đầy đường, kể cả những ông ở chung cư thu nhập thấp cũng chạy Maserati, thế mới tài :D








Đi bộ khá mỏi chân, đi một đoạn phải nghỉ



Không phải xe rút hầm cầu mà là xe của công ty điện thoại, chắc đang chỉnh sửa đường giây cáp ngầm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top