Nói tiếp về duyên nợ Mỹ - Việt, người Pháp thường có câu "Với chữ nếu, ta có thể bỏ cả Paris vào chiếc hộp". Vâng nếu như Bùi Viện ngay trong chuyến đi đầu tiên của mình mà có quốc thư hay một văn bản uỷ nhiệm nào thì rất có thể lịch sử Việt Nam chúng ta đã khác.
Nói đến Bùi Viện, đầu tiên chúng ta nghĩ ngay đến con phố, nơi có những bạn tây ba lô nhậu nhẹt nhảy múa suốt đêm...Không hiểu do vô tình hay không, nhưng cụ Bùi Viện là một trong những thánh Phượt đầu tiên của Việt Nam.
Vào đầu năm 1873, tình hình trong nước ta cực kỳ nguy khốn. Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm hoàn toàn, bắc kỳ đang bị đe doạ. Tính mạng quốc gia như ngàn cân treo sợi tóc. Vua Tự Đức lực bất tòng tâm, giáo mác cung tên sao địch nổi súng trường, đại bác. Nên ngài phải nghĩ tới việc phái đại sứ ra nước ngoài để tìm con đườnng canh tân, nhờ ngừoi ngoài giúp đỡ để giảm bớt áp lực của Pháp.
Nhưng nhìn lại quần thần còn ai? Người có hoài bão, có chí lớn và có kiến thức như Nguyễn Trường Tộ thì đã mất. Nhìn vào đám quan lại trong triều đình tuy đỗ đạt cao thật đấy nhưng toàn loại hủ nho, bảo thủ. Bất đắc dĩ ngài phải cho vời một vị qua trẻ mới đỗ có Cử Nhân đó là Bùi Viện.
Nhận một nhiệm vụ chung chung, đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, nước nào cũng không biết, gặp ai cũng không hay, và cũng đen cho Bùi Viện là cụ chưa được lý tưởng CS soi rọi, nếu không ngài quay cmn về Việt Nam lật đổ vua rồi làm tổng. bí. thư đầu tiên cũng chưa biết chừng
Có thể coi cụ Bùi Viện là vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Việt Nam đi ra nước ngoài. Nhưng vị đại sứ này đi một mình, không có quốc thư, không có tuỳ tùng.Vị địa sứ được quyền tự lựa chọn nước mình đến và hoàn toàn tự quyết định mọi vấn đề trao đổi và thảo luận.....Chắc hẳn trên thế giới không có một vị đại sứ nào mà nghèo khó, không biết điểm đến, không kế hoạch như cụ. Có lẽ đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử ngoại giao quốc tế.
Ấy thế như cụ đâu có đi Mỹ một lần, mà tận những hai lần. Với điều kiện, hiểu biết thời đó thì dân chúng ta tôn cụ là thánh phượt cũng chẳng sai.
Chuyến đầu tiên, lênh đênh trên biển hơn chục ngày, cụ cập bến Hongkong. Thế quái nào nửa chữ tiếng Anh không biết mà cụ quen được một nhà báo Mỹ. Qua ông nhà báo này cụ biết được nước Mỹ đã đứng lên đánh đuổi thực dân, giành độc lập và có khả năng kết giao giúp đỡ.
Từ đó cụ sang Nhật, đến cảng Yokohama rồi xuống tàu đi Mỹ. Tàu cập bến Cựu Kim Sơn (San Francisco) từ đây cụ tiếp tục hành trình đi về đông cho tới tận Hoa Thịnh Đốn (Washington DC) Khỏi phải nói cũng hình dung ra thời đó mà đi được như thế phải trải qua bao khó khăn vất vả như thế nào. Thế nhưng gặp Tổng thống Mỹ đâu có dễ, cụ lại phải chờ đợi, vận động sau gần 1 năm mới được tổng thống Mỹ lúc giờ là ông 50 đô la (Ulysses S. Grant) tiếp.
Tình hình nước Mỹ lúc này vừa thoát ra khỏi cuộc nội chiến. Họ cũng đang muốn vươn ra thế giới và đặc biệt là châu Á. năm 1858 họ đã ký hiệp ước mở được những hải cảng quan trọng ở Nhật Bản. Và vào đầu những năm 70 thế kỷ 19 Mỹ định nhảy vào Triều Tiên nhưng không đạt kết quả. Nay tự nhiên cụ Bùi Viện đến nhờ giúp đỡ Mỹ cũng rất muốn. Nhưng cụ Bùi Viện không có quốc thư uỷ nhiệm nào để đủ tư cách ký hiệp ước cả. Cụ liền lên tàu quay về nước để lấy quốc thư uỷ nhiệm với hy vọng giúp được đất nước thoát khỏi ách ngoại xâm.
Cách đây chưa đến 150 năm, nhưng lúc giờ đi lại cũng khác. Chẳnng có con Boing nào để cụ Bùi Viện bay về, cũng chẳng có cấc hãng bưu chính như Fedex, UPS hay DHL để gửi cái quốc thư uỷ nhiệm sang cho cụ. Cụ lên tàu quay về lấy mỗi cái quốc thư mà khi quay lại đã mất hơn 1 năm.
Năm 1875 cụ quay lại nước Mỹ mang theo quốc thư của vua Tự Đức với nhiều hy vọng về một tương lại sáng lạn cho dân tộc mình. Nhưng không may cho cụ và vận nước chưa đến. Lúc này tình hình thế giới đã nhiều thay đổi. các cường quốc đã phân chia thuộc địa xong. Khi Pháp đã chắc chân thì Mỹ cũng không muốn mất lòng Pháp và cũng chưa đủ lực để đưa quân ra nước ngoài. Mãi 18 năm sau cho đến năm 1893 Mỹ mới quay lại châu Á với Philippin
Bùi Viện thất vọng trở về, một con người dũng cảm có thừa, quyết tâm rất cao và cũng thật tài ba sáng tạo, tuy không biết Anh nhưung cụ vẫn tìm cách vận động để được yến kiến tổng thống Mỹ. Nhưng không may là tình hình quốc tế lúc đó không cho Mỹ can thiệp ở nước ngoài. Chứ không rất có thể lịch sử Việt Nam chúng ta hoàn toàn đã khác. Và biết đâu bây giờ em đi Mỹ cũng đỡ mất gần 4 triệu một người phí xin Visa