[CCCĐ] Ba thế hệ đi Tây

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Bắt đầu đi về quá khứ trên con đường hiện tại quanh những khu phố cổ. Cái may mắn của nước Mỹ là ngoài 2 cuộc chiến (Chiến tranh giành độc lập và Nội chiến) ra họ không có cuộc chiến nào xảy ra trên đất nước họ nữa, nên họ giữ được khá nguyên vẹn từ ngôi nhà, dấu tích.... Mà cũng chẳng phải chiến tranh. Lịch sử cho thấy những nước như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam... sự phá hoại di tích nó diễn ra trong thời bình. Đầu tiên thì với những tư duy kiểu như "Phá tàn dư của chế độ phong kiến", "bài trừ văn hoá nô dịch"..... rồi cho đến thời nay phá đi một công trình cổ xây mới chỉ vì chỗ đó là đất vàng hay đơn giản là xây lại thì tham những được.













 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trong công viên này có 3 bức tượng biểu trưng cho Boston, đó là: Tôn giáo, Học tập và công nghiệp. Chắc kiểu như câu: "Sống học tập và làm việc theo gương Chúa Jesus vĩ đại" vậy :D


















 

Westman

Xe hơi
Biển số
OF-525200
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
153
Động cơ
175,150 Mã lực
Tuổi
40
E hóng tiếp.
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Các bác đến đây cứ nhìn theo con đường lát hai hàng gạch này mà đi. Đến khi nào nó có cái dấu đồng thì ngẩng mặt lên ngó nghiêng xung quanh, kiểu gì cũng có di tích gì đấy liên quan dến cuộc cách mạng.













 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Di tích đầu tiên em ngó nghiêng được đó là toà nhà bang Massachusetts. Toà nhà này được xây dựng sau khi nước Mỹ giành độc lập và đến nay vẫn dùng. Toà nhà này có mấy đặc điểm khá đặc biệt như:

- Đây là nơi làm việc của cả hai nhánh: lập pháp và hành pháp.

- Không như ở một số nước, Uỷ ban nhân dân mới to, còn HDND chẳng là cái dek gì. Thì ở đây nơi trung tâm dưới cái mái vòm vàng kia là nơi làm việc của Thượng viện bang. Thống đốc banng và bộ máy hành pháp nằm cánh tây toà nhà, hạ viện bang nằm cánh đông toà nhà.

- Cái cánh cửa chính chỉ được mở vào 3 dịp lễ:

1. Tổng thống Hoa kỳ đến thăm

2. Lễ rước cờ, khi những người con của Massachusetts đi tham chiến trở về

3. Khi Thống đốc bang rời nhiệm sở. vào ngày làm việc cuối cùng, ngài Thống đốc đi một vòng trong văn phòng, bbawst tay chào hỏi nhân viên đã hỗ trợ ông trong suốt quá trình làm việc. Sau đó ông đi qua cánh cửa chính giữa rồi đi thẳng xuống đường, đi về phía công viên với ý nghĩa về với quần chúng nhân dân.








Toà nhà này thiết kế rất đẹp nhưng nếu xét về độ to lớn thì có khi nó thua cả cái UBND cấp xã của VN mình :D



 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Boston là nơi đầu tiên mà người Anh sang lập khu định cư và sinh sống, nên có rất nhiều ảnh hưởng từ Thanh giáo nhưng Mỹ là đất nước tự do tôn giáo nên họ không cho DLV hay bò đỏ gì đó vào ném đá những tôn giáo có ý niệm khác họ. Nhà thờ Park Street này là một trong những giáo phái kiểu như thế.
Đây là nhà thờ của giáo phái CCCC nếu VN mình thì nghĩ đến bọn Con cháu các cụ :D nhưng ở Mỹ thì nó là 4 chữ C viết tắt của: Conservative Congregational Christian Conference tạm dịch là Giáo hội Chúa bảo thủ. Em ko biết tìm từ nào để dịch sát hơn, nên đành phải giải thích dài dòng chút vậy
Giáo hội 4 này ảnh hưởng sự cởi mở của các giáo phái Tin lành đặc biệt là Thanh giáo, nhưng họ cũng giữ những tính bảo thủ của Ki tô giáo (Christianity) thời kỳ đầu như: Cấm phá thai, phản đối tình dục truớc hôn nhân, không chấp nhận LGBT..... đại khái là thế. bác nào muốn tìm hiểu sâu chắc phải sang đây cải đạo.










 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Bên trong những nhà thờ Tin lành bao giờ cũnng đơn giản hơn nhà thờ Công giáo La mã (Catholic). Hôm em đến họ còn che cả bàn thờ đi để cho bọn trẻ con thi vẽ trong này. Nói về nhà thờ ở Mỹ rất hay là họ làm được rất nhiều việc thiết thực và có ích cho xã hội. Có lẽ cái khác biệt nhất của người phương đông và phương tây là phương pháp tư duy. Trong khi người phương đông bị bí bách gò bó về tư tưởng bởi các nhà độc tài (vua chúa) thì phương tây họ chủ trương khai phóng giáo dục. Các nhà thờ họ mở các trường dòng, ngoài việc dạy thần học ra, họ còn dạy cả khoa học, nghệ thuật nữa. Và một trong những sự đóng góp rất lớn của nhà thờ ở Mỹ là dạy tiếng Anh miễn phí cho những người nhập cư hướng dẫn cho học cách dần dần hoà nhập vào xã hội mới.

Nhà thờ Park Street này ngoài những việc trên, còn là nơi chứa thuốc súng trong cuộc chiến 1812, Nhà thờ đầu tiên lên tiếng chống lại chế độ nô lệ....thế nên nó được đưa vào một trong những điểm dừng trên Con đường tự do chứ chẳng phải nó chạy chọt gì cả













 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Bảo tàng đầu tiên mà gia đình em đi là bảo tàng Người da đỏ. Như em đã nói, trong thế kỷ 18 một trong những vết nhơ của người Mỹ là đánh đuổi và chiếm đất của người da đỏ. Đến bây giờ nước Mỹ hối hận, muốn phục hồi những giá trị truyền thống của người da đỏ và họ đã xây bảo tàng này như lời khẳng định cho việc đó.


Nhìn bên ngoài bảo tàng được thiết kế giống như một khối đá lớn











Mỹ không chỉ đánh đuổi và chiếm đất của người da đỏ đâu cụ ạ, mà là giết, diệt chủng luôn nên ngày nay ở Bắc Mỹ rất ít thấy người da đỏ.
Cái này thì Mỹ tệ hơn Tây Ban Nha. Ở Peru, Bolivia, Ecuador hiện nay vẫn còn hàng chục triệu người da đỏ.
Ông Evo Morales, tổng thống Bolivia, người da đỏ.


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Nếu như Philadelphia là thủ đô đầu tiên của nước Mỹ thì Boston là quê hương cách mạng, tiếng súng Lexington của họ cũng giống như khởi nghĩa Bắc Sơn hay Nam kỳ khởi nghĩa của ta vậy. Thế nhưng không như ta, phong trào khởi nghĩa bị dìm trong biển máu thì nhân dân cần lao Mỹ lại đi đến được thắng lợi cuối cùng mà chẳng dưới sự lãnh đạo tài tình hay soi sáng dẫn đường của bất kỳ đảng phái nào. Thế mới tài :D










 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cách mạng Mỹ

Thôi thì đứng trên quê hương cách mạng Mỹ, em cũng phải viết vài dòng về cuôch cách mạng này cái

Nếu như chúng ta theo định nghĩa: Cách mạng là thay cái cũ bằng cái mới tiến bộ hơn thì cuộc cách mạng Mỹ này là một trong số ít những cuộc cách mạng chính trị đạt được đúng yêu cầu đó.
Đây là cuộc cách mạng đem lại sự tiến bộ vượt bậc cho loài người khi mà trên một vùng đất thuộc địa, sau khi giành được độc lập, người ta đặt ra một thể chế Cộng hoà mới chưa từng có trên thế giới. Và đến hôm nay sau hơn 200 năm vẫn tồn tại đứng vững và là hình mẫu cho rất nhiều quốc gia khác noi theo. Đó mới là cuộc cách mạng thật sự của loài người.


Thời kỳ thuộc địa, đêm trước cách mạng và tại sao Boston lại trở thành quê hương của cách mạng?


Thời kỳ thuộc địa


Philadelphia là thành phố đông dân nhất thời thuộc địa, nhưng Boston mới chính là hải cảng sầm uất nhất, là cửa ngõ thông thương của xứ thuộc địa này ra thế giới. Nên khi ở bên kia ờ đại dương, các chính sách của Vua Anh nó tác động đến nồi cơm của Boston đầu tiên.

Vùng đất New England nói chung và Massachusetts nói riêng này đất đai cằn cỗi, mùa đông kéo dài nên khó sinh sống bằng nghề trồng trọt. Thế nhưng bù lại ở đây có khá nhiều gỗ sồi để đóng tàu, những cây thông, cây phong cao đủ để làm trụ và cột buồm.... Nên ngành đóng tàu khá phát triển. Cuối thời kỳ thuộc địa 1/3 số tàu mang cờ Anh được đóng tại Massachusets.

Chính vì ngành đóng tàu phát triển nên các hãng tàu ở vùng này nhanh chóng thiết lập đường dây buôn bán tam giác vàng với những mặt hàng kinh khủng

Đầu tiên những con tàu ở New England đem rượu rhum của vùng này đến ven bờ biển châu Phi bán và mua nô lệ từ đây về. Sau khi nhổ neo từ châu Phi, họ cập bến các bang miền nam như South Carolina hay xa hơn là Brasil để bán nô lệ và mua mật đường. Sau đó họ quay về Massachusetts này với những con tàu đầy đường mật về bán lại cho các nhà sản xuất rượu rhum tại đây. Và chính nhờ sự buôn bán kinh khủng này mà nó đem lại sự thịnh vượng cho vùng đất.

Thế nhưng chính trị thế giới lúc đó và chính tại mẫu quốc của họ - nước Anh lại không yên ổn. Sau khủng hoảng chính trị: hết nội chiến rồi cách mạng Glorious.... rồi đến chiến tranh Anh - Pháp nhằm chiếm đất của nhau trên chính xứ thuộc địa bắc Mỹ này. Kết cục quân Anh thắng, đế quốc của họ tăng hơn gấp đôi tại bắc Mỹ, trong đó có nhiều vùng đất mới với những người nói tiếng Pháp, những người da đỏ, những người Công giáo La mã (Catholic).... Và để quản lý những vùng đất mới này cần thêm đội ngũ công chức đông đảo và phải thay đổi cách quản lý.

Cùng với việc trải qua thời kỳ hậu chiến phải cần rất nhiều tiền để tái thiết, thế nên vua Anh và quốc hội thông qua chính sách mới là tăng thuế cũ và áp một loạt các thuế mới.

Đầu tiên là áp thuế với nhập khẩu mật đường. Như tôi đã nói ở trên mật đường đem về, rượu rhum đem đi, trên đường tranh thủ buôn nô lệ....nó đang là nồi cơm của khu vực này bây giờ đánh thuế đương nhiên xứ thuộc địa này không chịu. Thế nên hải quân Anh được lệnh cử tàu chiến đến cảng Boston bắt giữ những tàu buôn lậu và khám xét những cơ sở tình nghi. Dân thuộc địa phản đối, nhưng phản đối mồm sao so được với súng ống

Sau luật thuế mật đường tiếp tục đến đạo luật con tem.

Quốc hội Anh quy định, tất cả các mặt hàng từ nhỏ đến lớn đều phải dán tem, đánh thuế do nhân viên thuế vụ Hoàng gia thu. tưởng vụ này êm nhưng người dân quyết không chịu, toàn xứ thuộc địa từ Massachusetts đến South Carolina dân chúng vùng dậy, thành lập tổ chức "Những đứa con của tự do" phản đối đạo luật này và những đám đông buộc các nhân viên hải quan, thuế vụ Hoang gia phải rời bỏ văn phòng và tiêu huỷ con tem. Dẫn đến quốc hội Anh phải họp và thu hồi đạo luật con tem và điều chỉnh đạo luật thuế mật đường. Thế nhưng thiếu tiền thì lấy đâu ra ngoài thuế? Thế là các đạo luật Townshend được đặt theo tên của vị bộ .trưởng bộ tài chính Anh có sáng kiến tận thu này

Các đạo luật Townshend này đánh thuế lên hàng hoá nhập khẩu từ Anh, bao gồm từ các hàng thiết yếu như: giấy, vải...cho tới các mặt hàng cao cấp như thuỷ tinh và trà. Lập tức nổi lên phong trào tẩy chay hàng hoá Anh. Tại Boston khi nhân viên thu thuế đến thì những người dân gây bạo động. Và lính Anh bắt buộc phải nổ súng. Khói súng tan người ta thấy ba người dân Boston nằm chết trên mặt đất. Vụ việc này được gọi là "Thảm sát Boston"

Đây là vụ đổ máu đầu tiên khi xung đột giữa mẫu quốc và xứ thuộc địa. Lập tức quốc hội Anh lại họp và rút lại gần hết các đạo luật Townshend trừ đạo luật trên trà
















 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đêm trước cách mạng


Boston không chỉ là nơi có hải cảng sầm uất, họ còn có ngôi trường ĐH nổi tiếng thế giới là trường ĐH Harvard. Nơi đây chuyên đào tạo những vị chính khách, tổng thống sau này....Nhưng thời kỳ thuộc địa nó đào tạo ra các nhà cách mạng.

Bất kỳ nhà cách mạng nào từ tư sản đến vô sản đều phải xuất thân là trí thức mới có tài và có tầm lãnh đạo cách mạng được, chứ tầng lớp nhân dân, giai cấp công nhân hay nông dân thì biết cái mẹ gì mà làm cách mạng, họ chỉ là công cụ để cho những nhà cách mạng kia lợi dụng thôi. Sau khi thành công rồi, có thành quả rồi thì những người công nhân, nông dân đó lại trở về với cái nhà máy, với mảnh ruộng của họ tiếp tục cày cấy, làm việc và cuộc sống chẳng có gì khác trước.

Và từ trong đêm trường của thời kỳ thuộc địa, một nhà cách mạng mới xuất hiện, đó là Samuel Adams.

Tốt nghiệp Harvard năm 1740, Adams từng là công chức, nhân viên thuế vụ dưới thời thuộc địa. Nhưng ông dám đứng lên "tự đạp đổ nồi cơm", "đốt sổ hưu" của mình mà xúi giục dân đi làm cách mạng

Năm 1772, Adams lập ra "Uỷ ban liên lạc" để nêu lên các quyền hạn và những khiếu nại của dân thuộc địa. Khi vua Anh ban hành sắc lệnh trả lương cho các vị pháp quan từ tiền thu thuế của người dân địa phương. Uỷ ban của Adams phản đối và liên lạc với các địa phương khác cùng phản đối vấn đề này. Từ đây Uỷ ban của Adams đã làm được việc rất quan trọng là liên kết những địa phương khác, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng sau này



Tượng Samuel Adams ở Boston












 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Tiệc trà Boston (Boston Tea party)



Vào cuối thế kỷ 18, trà là một loại hàng hoá xa xỉ ở xứ thuộc địa này. Các nhà buôn nhập trà từ Anh về qua hệ thống phân phối của những thương nhân bản địa rồi đến tay người tiêu dùng. Thế nhưng vào năm 1773, công ty Đông Ấn của nước Anh gặp khó khăn về tài chính nên đã cầu cứu chính phủ Anh và được đồng ý giao cho độc quyền xuất khẩu trà sang các xứ thuộc địa. Và cái chết người ở đây là công ty này được phép phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng mà không qua hệ thống phân phối sẵn có. Như vậy là một loạt các thương nhân bản địa bị ảnh hưởng, bị bể nồi cơm cmnr.

Con giun xéo lắm cũng quằn, các thương nhân thuộc địa đã liên kết với các nhóm cấp tiến để hô hào độc lập. Dọc các bờ biển Đại Tây Dương, các đại lý của công ty Đông Ấn phải đóng cửa. Những lô hàng trà mới chở qua bị cất vào kho. Tuy nhiên tại Boston, công ty Đông Ấn lại ngang nhiên thách thức phong trào cách mạng với sự ủng hộ của viên thống đốc. Họ chuẩn bị những lô hàng cập cảng Boston bất chấp sự chống đối.

Vào đêm 16/12/1773 Samuel Adams chỉ huy một nhóm người cải trang thành dân da đỏ Mohawk leo lên 3 chiếc tàu Anh đang đậu tại cảng và hất các thùng trà xuống biển.

Lập tức công ty Đông Ấn kiện lên chính phủ Anh. Lúc này chính quyền Anh bắt buộc phải trừng phạt, nếu không thì khác gì thừa nhận rằng mình không kiểm soát được các thuộc địa. Thế nên quốc hội Anh quyết định đưa ra "Những đạo luật áp chế và không chấp nhận được" nhằm trừng phạt Boston và đưa đám dân thuộc địa chống đối kia phải đi vào nề nếp.

Đầu tiên là đóng cửa cảng Boston cho đến khi số trà phải được bồi thường. Cả thành phố trông vào mỗi cái cảng, ra lệnh đóng cửa cảng này thì khác gì cắt đứt cuống họng của Boston.

Tiếp theo là đạo luật thiết quân luật, không cho hội họp nếu không được thống đốc cho phép. Và thêm nữa đạo luật đồn trú cho phép binh lính Anh có thể vào bất kỳ nhà nào ăn ở không cần sự cho phép của chủ nhà. Sau này có lẽ quá ngán cái luật này mà trong tuyên ngôn nhân quyền/ Hiến pháp Hoa kỳ quy định chủ nhà có quyền đuổi bbaast kỳ người lính nào ra khỏi nhà.

Tưởng rằng đạo luật này ra sẽ kìm chế được bọn thuộc địa cứng đầu. Nhưng không, Hội nghị lục địa Mỹ lần thứ nhất họp tại Philadelphia. 12/13 bang cử đại biểu tham dự. Và 55 đại biểu này ra nghị quyết rằng: chẳng việc dell gì phải tuân theo quân Anh cả. Và người dân thuộc địa được quyền tự định đoạt mọi chuyện bao gồm thuế, và tự tổ chức chính quyền của họ.

Quan trọng nhất là Hội nghị này thành lập được tổ chức "Liên hiệp các thuộc địa" tiền đề cho chính quyền liên bang sau này. Nhưng trước mắt họ đã đoàn kết dựa vào nhau đề chống lại những áp bức từ mẫu quốc. Và một khi bó đũa đã chụm lại thì rất khó bẻ gãy.

Liên hiệp các thuộc địa này thúc đẩy các tổ chức mới ở địa phương, đưa các nhân vật tiến bộ và có xu hướng độc lập lên lãnh đạo thay cho những người bảo hoàng. Họ thúc ép những người lừng khừng gia nhập phong trào cách mạng, xây dựng quân đội, tích luỹ quân sự và hướng dư luận vào ngọn lửa cách mạng.

Lục địa bắc Mỹ lúc này như một thùng thuốc súng đã sấy khô chỉ chờ có mồi lửa là bùng cháy. Và mồi lửa đã đến đó chính là "Tiếng súng Lexington"



Cảng Boston ngày nay


















 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Tiếng súng Lexington


Nếu như không có tiếng súng Lexington - tên một ngôi làng nhỏ nằm ngoại thành Boston thì có lẽ nước Mỹ bây giờ cũng như Canada và rất có thể nó khjoong phát triển được thành cường quốc số 1 thế giới. Thế nhưng Chúa đã an bài, cho đến tận bây giờ ngừoi ta còn không biết ai là người nổ súng trước trong vụ việc này. Và một loạt thuyết âm mưu ra đời cho rằng chính Chúa đã làm ra một tiếng nổ và từ đó thay đổi cả lịch sử nước Mỹ và toàn bộ lịch sử nhân loại

Ngày 19/4/1775, tướng Thomas Gage tư lệnh quân đội Hoàng gia ở Boston nghe tin ở Concord, ngôi làng cách doanh trại quân Anh khoảng 20 miles đang tích trữ rất nhiều thuốc súng cũng như súng ống, vũ khí...ôngh cử thiếu tá John Pitcaim đến Concord để tịch thu số vũ khí đó.
Nhưng thế dek nào tin này lại để lọt ra ngoài, và Paul Revere - một người thợ bạc địa phương biết được và cưỡi ngựa suốt ngày suốt đêm đến Concord để báo cho dân quân biết. Trên đường đi ông cúng ghé qua Lexington báo cho hai nhà cách mạng là Samuel Adams và John Hancock thoát khỏi đó

Đến sáng ngày 19/4/1775 Thiếu tá John Pitcaim trên đường đến Concord, đi qua Lexington thì chạm trán với 70 dân quân Mỹ do đại uý John Parker chỉ huy.

Hai bên gườm gườm nhìn nhau một lúc và cùng ra lệnh cho lính mình không được bắn trước. Nhưng chẳng hiểu tiếng súng ở đâu nổ ra, thế là hai bên cùng khai hoả. Kết cục là quân Anh chết mất 8 người và bị thương 10 người. Sau này Ralph Waldo Emerson làm câu thơ mô tản tiếng súng này là "Một tiếng súng mà cả thế giới đều nghe" Và đây là cuộc chạm trán đầu tiên giữa lính Anh và dân quân Mỹ

Lính Anh tiếp tục đi tới Concord, nhưng do được Paul Revere báo trước nên người Mỹ đã đem hết vũ khí đi. Tức giận quân Anh nổi lửa đốt ngôi làng này. Nhưng không ngờ khi lửa vừa cháy lên thì họ rơi vào ổ phục kích của dân quân Mỹ. Lính Anh vội vã rút lui, nhưng trên đường họ bị tập kích, khi về tới Boston thì họ đã bị chết mất 250 lính. Về phía Mỹ vụ này mất 93 người




Tượng Paul Revere và nhà của ông













Đằng trước là một quảng trường nhỏ mang tên vợ ông Rachel Revere



 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cuộc cách mạng bắt đầu


Trong khi tiếng súng ở Lexington và Concord còn chưa lắng xuống thì tại Philadelphia Hội nghị lục địa Mỹ lần 2 bắt đầu họp. Trong hội nghị này họ bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh, đưa toàn bộ dân quân lục địa thành lực lượng chính thức. Đồng thời cử đại tá George Washington của Virginia làm tư lệnh các lực lượng của Mỹ tại lục địa.

Cùng lúc đó trên chiến trên đồi Bunker quân Mỹ tuy thua nhưng nó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng nếu được tổ chức tốt thì hoàn toàn có thể đánh bại được quân Anh, một quân đội tinh nhuệ nhất thế giới lúc bấy giờ. Đây là cuộc xung đột đầu tiên cấp trung đoàn giữa quân Mỹ và quân Anh. Trong trận chiến này quân Mỹ với 1.800 người tham gia thương vong 449 người. Quân Anh tuy chiếm được đồi Bunker nhưng thương vong nặng hơn 1.060 người/ 2.600 lính tham gia trận đánh.

Vừa đánh vừa đàm cũng là chiến lược của Hội nghị lục địa lần thứ 2 đưa ra. Lúc này họ vẫn muốn bảo hoàng. Họ gửi kiến nghị Nhành ô liu (Olive branch) tới vua Anh. Nhằm thỉnh cầu nhà vua ngăn chặn những hành động thù địch cho tới khi tìm được thoả thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên vua Goerge đệ tam lai đưa ra một tuyên cáo "già néo đứt dây" rằng các thuộc địa ở bắc Mỹ đanng trong tình trạng nổi loạn.

















 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Độc lập


Tháng 1 năm 1776 Thomas Paine - Một nhà tư tưởng chính trị từ Anh qua Mỹ viết một cuốn sách chỉ có 50 trang với tựa đề Common Sense. Trong đó ông phê phán, công kích chủ nghĩa quân chủ thế tập với những lời rất nặng nề như "Một con người lương thiện còn có giá trị cho xã hội hơn tất cả bọn lưu manh đội vương miện trên cõi đời này". Ông trình bày 2 lựa chọn hoặc tiếp tục thần phục một ông vua độc tài và một chính quyền mục ruỗng, hoặc tự do độc lập với một nước cộng hoà tự lực, tự cường.

Cuốn sách này bán được 100.000 cuốn, lưu hành khắp xứ lục địa và từ đó nó góp phần đúc kết ước muốn được ly khai.

Ngày 10/5/1776, một năm sau khi Hội nghị lục địa lần thứ 2 họp, nghị quyết ly khai đã được thông qua và ngày 4/7/1776 bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ ra đời. Bản tuyên ngôn độc lập này không chỉ công bố một quốc gia non trẻ "rũ bùn đứng dậy sáng loà" mà nó còn đưa ra một triết lý mới về sự tự do của con người mà sau này sẽ trở thành động lực cho toàn thế giới.

Như vậy là sau tác phẩm "Second treatise on government" (Chuyên luận thứ 2 về chính phủ) của John Locke thì cuốn "Common Sense" (Trách nhiệm cộng đồng) của Thomas Paine đã góp phần tạo ra sự độc lập của nước Mỹ
















 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Các liên minh


Trong cuộc chiến này, người Anh thì chọn liên minh là các bộ lạc da đỏ. Chắc cũng hứa hẹn cho độc lập hay tự trị hoặc rượu ngon gái đẹp gì đó..... Thế nhưng người Mỹ lại có sẵn một đồng minh mà chẳng phải hứa hẹn gì nhiều, thế mới may. Đó là nước Pháp.

Đang akay vì thua quân Anh, mất toàn bộ thuộc địa ở bắc Mỹ cùng với phương châm coi kẻ thù của kẻ thù là bạn. Nên khi Mỹ cử Benjamin Franklin sang thì Pháp vội vànng bắt tay ngay với Mỹ.

Ngay từ năm 1776 Pháp đã gửi 14 tàu chiến cùng vũ khí đạn dược cho Mỹ và hầu như toàn bộ vũ khí của Mỹ đều do Pháp cấp. Đến năm 1778, Pháp và Mỹ ký hiệp ước đồng minh đầu tiên. Trong đó Pháp công nhận nền độc lập của các quốc gia thuộc địa trong lục địa Mỹ. Pháp còn hào phóng nhượng bộ về thương mại. và qua trọng nhất hai nước cùng ký kết sẽ không ngưng chiến cho đến khi Mỹ giành độc lập được từ Anh. Không bên nào được bắt tay với Anh nếu như bên kia không đồng ý và mỗi bên ssẽ đảm bảo sở hữu đất đai của bên kia trên lãnh thổ Mỹ. Đây là hiệp ước quân sự đầu tiên mà Mỹ ký kết.

Cuộc liên minh Pháp - Mỹ này làm chiến tranh mở rộng. Tháng 6/1778 tàu Anh bắn vào tàu Pháp, hia nước tuyên chiến. Lợi dụng tình hình, ngư ông đắc lợi, năm 1779 Tây Ban Nha cũng nhảy vào tuyên chiến với Anh hy vọng đòi được lãnh thổ thuộc địa đã mất trong cuộc chiến bảy năm (nhưng không trở thành đồng minh của Mỹ). Năm 1780 Anh tuyên chiến với Hà Lan vì nước này tiếp tục thương mại với Mỹ. Với sực lực căng ra ở mọi cuộc chiến với một khối liên minh đồ sộ nên nước Anh bị suy yếu khá nhiều.













 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Gilbert du Motier de La Fayette


Chúng ta chỉ biết tới La Fayette như là một trung tâm mua sắm ở Paris, một vài người biết tới ông như cha đẻ của lá cờ tam tài (trong cách mạng Pháp) với 3 mầu Trắng: biểu tượng hoàng gia, xanh: biểu tượng của nhân dân và đỏ: biểu tượng của cách mạng. Mà sau này nước Pháp lấy ba mầu cờ đó tượng trưng cho: Tự do, bình đẳng, bác ái.

Thế nhưng rất ít người biết Hầu tước La Fayette là một người bạn lớn của nhân dân Mỹ, một biểu tượng cho tình hữu nghi Pháp - Mỹ....

Sinh ra trong gia đình quý tộc lớn lên ông tham gia Hội Tam điểm, rồi ngay từ những ngày đầu cách mạng, khi nước Pháp còn chưa tham chiến thì ông đã đứng cùng hàng ngũ quân dân Mỹ chiến đấu với hàm thiếu tướng.

Đầu tiên ông chỉ là một vị cố vấn tham mưu cho Washington, nhưng sau này khi được đề cử chỉ huy cấp sư đoàn, ông đã "dũng cảm và đầy nhuệ khí chiến đấu" (lời Washington) ngoài nhưunxg chiến thắng lẫy lừng như Gloucester, Monmouth rồi cuộc vây hãm Yorktown... ra ông còn có công lớn khi thuyết phục bộ lạc da đỏ Oneida đang liên minh với quân Anh mà chuyển sang liên minh với quân Mỹ dẫn đến những thắng lợi cuối cùng



Bia tưởng niệm ông với những lời có cánh tại Boston Common













 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Chiến thắng và giành độc lập


Tháng 7 năm 1780 vua Pháp lúc giờ là Louis XVI đã gửi sang Mỹ một đạo quân viễn chinh 6.000 lính. Ngoài ta hạm đội của Pháp còn quấy rối việc vận chuyển của Anh trên biển cùng với ngăn chặn tiếp tế cho lực lượng quân Anh ở Virginia. Lúc này lực lượng thuỷ bộ cua liên quân Pháp và Mỹ lên tới 18.000 quân, đánh nnhau với quân của Cornwallis từ hè sang thu. Sau cùng vào ngày 19/10/1781 sau cuộc vây hãm Yorktown tướng Anh Cornwallis không chịu nổi nên dẫn 8.000 lính Anh đầu hàng.

Đây là chiến thắng cực kỳ quan trọng nó góp phần vào kết thúc chiến tranh. Nhưng bọn thực dân bao giờ cũng ngoan cố :D chúng quyết đánh Mỹ đến ngừoi da đỏ cuối cùng :D

Mãi tới năm 1782 phái đoàn Mỹ dẫn đầu là Benjamin Franklin sang Paris đàm phán và tới tận ngày 3/9/1883 Thoả ước Paris mới được ký kết. Trong đó công nhận độc lập, tự do và chủ quyền của 13 cựu thuộc địa (bây giờ là 13 bang). Phía Anh giao cho Mỹ vùng đất Phía bắc tới Canada, phía tây tới sông Mississippi, phía nam giáp Florida (còn Florida trả cho Tây Ban Nha). toàn bộ vùng đất này đã trở thành tự do và độc lập. Nhưng vẫn còn nguyên công việc kết nối những bang này thành một quốc gia













 
Thông tin thớt
Đang tải
Top