- Biển số
- OF-53430
- Ngày cấp bằng
- 22/12/09
- Số km
- 9,951
- Động cơ
- 539,155 Mã lực
Em đã từng chém với các bác về nhánh lập pháp và hành pháp của Hoa Kỳ, trong lúc lang thang dạo một vòng Washington DC em chém nốt với các bác về nhánh tư pháp.
Khác với một số nước khác khi nghe đến điều IV Hiến pháp là cả một nỗi sợ. Thì cái điều III Hiến pháp Hoa kỳ nó lại đảm bảo quyền ngược lại. Đó là hệ thống tư pháp phải hoàn toàn độc lập, không ai được can dự, được chỉ đạo vào công việc của họ. Thế nên khi nghe thấy vị Thủ. Tướng chỉ đạo toà án phải xử lý nghiêm vụ này....các bạn Mỹ hẳn là ngạc nhiên lắm.
Hệ thống tư pháp Hoa kỳ cũng lằng nhằng dây điện. Toà án Liên bang được thiết lập bởi hiến pháp và điều luật liên bang. Toà án tiểu bang được thiết lập cũng bởi hiến pháp và luật của mỗi tiểu bang. Toà liên bang cũng có tới 3 hệ thống và 1 toà tối cao.
1. Hệ thống toà sơ thẩm liên bang (U.S. District Courts)
Có tới 94 toà sơ thẩm liên bang, đảm bảo ít nhất mỗi bang có 1 toà sơ thẩm. Toà này thường nhận những vụ kiện phúc thẩm từ toà án bang hay những vụ liên quan giữa công dân, tổ chức các bang với nhau.
2. Hệ thống toà thượng thẩm liên bang (U.S. Circuit Court of Appeals)
Chỉ có 12 toà thượng thẩm liên bang được đánh số từ 1-11 và D.C Circuit (Thượng thẩm quận Columbia). Toà này xét xử phúc thẩm các vụ từ toà sơ thẩm liên bang gửi lên
3. Toà chuyên trách (Special Courts)
Toàn này chuyên xử những tranh chấp liên quan đến chuyên ngành và cái tên của từng toà nó cũng nói rõ về chuyên ngành gì như: Toà phá sản (Bankruptcy court), toà thương mại quốc tế (Court of International Trade)...
4. Toà án Tối cao (Supreme Court of the United States)
Toà này chủ yếu xử vụ kiện giữa các bang với nhau rồi theo dõi chính quyền hành pháp như thế nào còn tuýt còi vi phạm hoặc thụ lý những vụ kiện giữa các toà khác và chính quyền. Giống như vụ tổng thống Donald Trump chặn không cho những người Hồi giáo từ Trung đông nhập cảnh...hai thẩm phán ở toà án Maryland và Hawaii chặn lệnh đó. Toà Tối cao đứng ra giải quyết và cuối cùng đồng ý với Tổng thống.
Toà tối cao có xử các vụ phúc thẩm từ toà thượng thẩm lên không? Xin thưa có nhưng khó hơn lên trời khi được toà tối cao xử phúc thẩm. Với nguồn lực hạn chế chỉ có 9 thẩm phán nên khi có vụ yêu cầu phúc thẩm lại phán quyết của toà thượng thẩm liên bang thì phải có ít nhất 4/9 thẩm phán đồng ý xem xét thì toà tối cao mới xem lại hồ sơ.
Nine old men
Nhân sự một toà án tối cao của một cường quốc trên thế giới mà chỉ có 9 thẩm phán, quá ít để nhét con ông cháu cha vào những người này phải được Tổng thống đề cử và Thượng viện phê chuẩn. Sau khi tổng thống đề cử thì ứng viên đó phải ra trước thượng viện trả lời phỏng vấn và sau khi được phê chuẩn thì được làm thẩm phán trọn đời.
Tại sao lại trọn đời? Vì chỉ có làm trọn đời, ít bổ nhiệm lại, qua nhiều thời kỳ các tổng thống thì các vị thẩm phán này mới không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ đảng phái nào để giữ tính độc lập cho toà án là thế.
Hiến pháp cũng cho quyền luận tội và phế truất các thẩm phán. Trên thực tế trong suốt 230 năm nay chỉ có 13 người bị luận tội và 7 người bị phế truất. Thế nên nhìn vào bộ máy của toà án tối cao toàn thấy những ông bà già cao tuổi nhất đã 86 tuổi và cụ từ Nine old men có ý nghĩa đó
Khác với một số nước khác khi nghe đến điều IV Hiến pháp là cả một nỗi sợ. Thì cái điều III Hiến pháp Hoa kỳ nó lại đảm bảo quyền ngược lại. Đó là hệ thống tư pháp phải hoàn toàn độc lập, không ai được can dự, được chỉ đạo vào công việc của họ. Thế nên khi nghe thấy vị Thủ. Tướng chỉ đạo toà án phải xử lý nghiêm vụ này....các bạn Mỹ hẳn là ngạc nhiên lắm.
Hệ thống tư pháp Hoa kỳ cũng lằng nhằng dây điện. Toà án Liên bang được thiết lập bởi hiến pháp và điều luật liên bang. Toà án tiểu bang được thiết lập cũng bởi hiến pháp và luật của mỗi tiểu bang. Toà liên bang cũng có tới 3 hệ thống và 1 toà tối cao.
1. Hệ thống toà sơ thẩm liên bang (U.S. District Courts)
Có tới 94 toà sơ thẩm liên bang, đảm bảo ít nhất mỗi bang có 1 toà sơ thẩm. Toà này thường nhận những vụ kiện phúc thẩm từ toà án bang hay những vụ liên quan giữa công dân, tổ chức các bang với nhau.
2. Hệ thống toà thượng thẩm liên bang (U.S. Circuit Court of Appeals)
Chỉ có 12 toà thượng thẩm liên bang được đánh số từ 1-11 và D.C Circuit (Thượng thẩm quận Columbia). Toà này xét xử phúc thẩm các vụ từ toà sơ thẩm liên bang gửi lên
3. Toà chuyên trách (Special Courts)
Toàn này chuyên xử những tranh chấp liên quan đến chuyên ngành và cái tên của từng toà nó cũng nói rõ về chuyên ngành gì như: Toà phá sản (Bankruptcy court), toà thương mại quốc tế (Court of International Trade)...
4. Toà án Tối cao (Supreme Court of the United States)
Toà này chủ yếu xử vụ kiện giữa các bang với nhau rồi theo dõi chính quyền hành pháp như thế nào còn tuýt còi vi phạm hoặc thụ lý những vụ kiện giữa các toà khác và chính quyền. Giống như vụ tổng thống Donald Trump chặn không cho những người Hồi giáo từ Trung đông nhập cảnh...hai thẩm phán ở toà án Maryland và Hawaii chặn lệnh đó. Toà Tối cao đứng ra giải quyết và cuối cùng đồng ý với Tổng thống.
Toà tối cao có xử các vụ phúc thẩm từ toà thượng thẩm lên không? Xin thưa có nhưng khó hơn lên trời khi được toà tối cao xử phúc thẩm. Với nguồn lực hạn chế chỉ có 9 thẩm phán nên khi có vụ yêu cầu phúc thẩm lại phán quyết của toà thượng thẩm liên bang thì phải có ít nhất 4/9 thẩm phán đồng ý xem xét thì toà tối cao mới xem lại hồ sơ.
Nine old men
Nhân sự một toà án tối cao của một cường quốc trên thế giới mà chỉ có 9 thẩm phán, quá ít để nhét con ông cháu cha vào những người này phải được Tổng thống đề cử và Thượng viện phê chuẩn. Sau khi tổng thống đề cử thì ứng viên đó phải ra trước thượng viện trả lời phỏng vấn và sau khi được phê chuẩn thì được làm thẩm phán trọn đời.
Tại sao lại trọn đời? Vì chỉ có làm trọn đời, ít bổ nhiệm lại, qua nhiều thời kỳ các tổng thống thì các vị thẩm phán này mới không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ đảng phái nào để giữ tính độc lập cho toà án là thế.
Hiến pháp cũng cho quyền luận tội và phế truất các thẩm phán. Trên thực tế trong suốt 230 năm nay chỉ có 13 người bị luận tội và 7 người bị phế truất. Thế nên nhìn vào bộ máy của toà án tối cao toàn thấy những ông bà già cao tuổi nhất đã 86 tuổi và cụ từ Nine old men có ý nghĩa đó
Chỉnh sửa cuối: