- Biển số
- OF-53430
- Ngày cấp bằng
- 22/12/09
- Số km
- 9,211
- Động cơ
- 539,023 Mã lực
Philadelphia là thủ đô đầu tiên của nước Mỹ, quảng trường độc lập này là nơi khai sinh ra một quốc gia hùng cường nhất thế giới, nơi tôn vinh các giá trị quyền con người....nhờ có những cuộc Đại hội lục địa. Để dễn hiểu về lịch sử nước Mỹ, em chưa đi vào trong Dinh Độc lập ngay mà quay sang cái Toà nhà Thợ mộc cách đây vài trăm mét - Nơi diễn ra Hội nghị Lục đại đầu tiên.
Cái Toà nhà Thợ mộc là một toà nhà nhỏ, trước đây nó là nơi tụ họp của những người công nhân, thợ thủ công bàn bạc, chém gió và nói xấu cán bộ.....Nhưng có cái lạ: là một trong những toà nhà quan trọng trong việc lập quốc, nhưng đến tận bây giờ nó vẫn thuộc về sở hữu tư nhân các bác ạ. Tuy nhiên bây giờ những người công nhân không còn ngồi đây chém gió vào mỗi tối nữa mà nó trở thành Bảo tàng và vào cửa cũng hoàn toàn miễn phí.
Khi vùng đất bắc Mỹ này trở thành thuộc địa của Anh, các địa phương họ chẳng có bất cứ một liên kết hay ràng buộc gì với nhau hết. Nhưng chính chính sách của Anh làm họ cảm thấy mình phải liên kết lại với nhau để chống lại sự bất công đến từ bên kia bờ đại dương.
Cái mâu thuẫn đầu tiên là từ đất, với chủ trương phải chung sống hoà bình với ngừoi địa phương (Da đỏ), nên Vua Anh từ chối việc câc thuộc địa của mình mở rộng đất về phía tây. Trong khi dân thuộc địa thì muốn khai thác, mở rộng vùng đất. Hành động của Vua Anh khiến họ cảm thấy thiếu tôn trọng trong các quyền lợi căn bản của họ.
Tiếp theo là một loạt các đạo luật đường, đạo luật tem, đạo luật Townshend và đến đạo luật trà thì dường như thùng thuốc súng đã được sấy khô và chỉ chờ châm lửa. Nhưng cái akay nhất của dân thuộc địa là Quốc hội Anh cứ ngồi một chỗ ra hết đạo luật nọ kia cho dân thuộc địa như họ đóng thuế mà họ không có đại diện nào ở quốc hội.
Về chuyện này phải nói rằng cái cách quản lý và dụ dỗ dân chúng của Vương Quốc Anh thời đấy thua hẳn các quốc gia CS sau này. Nếu như Quốc hội Anh gây chia rẽ, đánh thuế bang nọ, giảm thuế bang kia, vỗ về mỵ dân....thì sẽ không có Hội nghị lục địa và cũng chẳng bao giờ có nước Mỹ.
Nói về vụ "tiệc trà", năm 1773 công ty Đông Ấn của Anh gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng nên cầu cứu chính phủ và xin xuất khẩu độc quyền trà sang các thuộc địa. Và để bảo vệ lợi ích nhóm, chính quyền cho phép công ty Đông Ấn bán hàng thẳng tới người tiêu dùng nhằm tối ưu hoá lợi nhuận chứ không thông qua các đại lý của thuộc địa. Trước thời điểm này thì nạn buôn lậu đang tung hoành buôn bán trà về Mỹ mà chẳng đóng một đồng thuế nào cho nước Anh. Và để bán được hàng, công ty Đông Ấn mời Hải quân đi dẹp buôn lậu.
Mâu thuẫn được đẩy lên cao, vào đêm 16/12/1973 Samuel Adams cùng vài người đồng chí trèo lên con tàu buôn trà và ném các thùng trà xuống biển.
Cay mũi vì bị vượt mặt, Vua Anh ra lệnh phong toả cảng Boston, quốc hội Anh thông qua luật không khoan nhượng với các thuộc địa bắc Mỹ. Một thành phố biển sầm uất như Boston mà bị phong toả cảng biển thì khác gì bị cắt đi cái cuống họng. Giọt nước đã tràn ly và Hội nghị lục địa lần thứ nhất ra đời tại chính toà nhà này.
12/13 bang thuộc địa (trừ Georgia) cử địa biểu tham dự đại hội này. Mặc dù rất bức xúc về chính sách của Mẫu quốc nhưng họ chưa có ý định làm cách mạng hay giải phóng gì cả.... Họ chỉ đưa ra những Đơn Thỉnh cầu Hoàng đế Anh George về 12 điểm cần thay đổi. Trong đó quan trọng nhất như: Bỏ quyền hạn quân đội Anh ở Mỹ, tôn trọng chính quyền thuộc địa do dân bầu. Bãi bỏ những thứ thuế vô lý....
Ngoài ra họ cũng kêu gọi người dân tẩy chay tất cả các hàng hoá của Anh cho đến khi Quốc hội Anh bỏ Đạo luật không khoan nhượng.
Thế nhưng cái quan trọng nhất của Đại hội này là họ đã có tổ chức, bầu ra được vị chủ tịch đầu tiên để dễ bề liên kết và tìm được tiếng nói chung cho các hội nghị lần sau
Cái Toà nhà Thợ mộc là một toà nhà nhỏ, trước đây nó là nơi tụ họp của những người công nhân, thợ thủ công bàn bạc, chém gió và nói xấu cán bộ.....Nhưng có cái lạ: là một trong những toà nhà quan trọng trong việc lập quốc, nhưng đến tận bây giờ nó vẫn thuộc về sở hữu tư nhân các bác ạ. Tuy nhiên bây giờ những người công nhân không còn ngồi đây chém gió vào mỗi tối nữa mà nó trở thành Bảo tàng và vào cửa cũng hoàn toàn miễn phí.
Khi vùng đất bắc Mỹ này trở thành thuộc địa của Anh, các địa phương họ chẳng có bất cứ một liên kết hay ràng buộc gì với nhau hết. Nhưng chính chính sách của Anh làm họ cảm thấy mình phải liên kết lại với nhau để chống lại sự bất công đến từ bên kia bờ đại dương.
Cái mâu thuẫn đầu tiên là từ đất, với chủ trương phải chung sống hoà bình với ngừoi địa phương (Da đỏ), nên Vua Anh từ chối việc câc thuộc địa của mình mở rộng đất về phía tây. Trong khi dân thuộc địa thì muốn khai thác, mở rộng vùng đất. Hành động của Vua Anh khiến họ cảm thấy thiếu tôn trọng trong các quyền lợi căn bản của họ.
Tiếp theo là một loạt các đạo luật đường, đạo luật tem, đạo luật Townshend và đến đạo luật trà thì dường như thùng thuốc súng đã được sấy khô và chỉ chờ châm lửa. Nhưng cái akay nhất của dân thuộc địa là Quốc hội Anh cứ ngồi một chỗ ra hết đạo luật nọ kia cho dân thuộc địa như họ đóng thuế mà họ không có đại diện nào ở quốc hội.
Về chuyện này phải nói rằng cái cách quản lý và dụ dỗ dân chúng của Vương Quốc Anh thời đấy thua hẳn các quốc gia CS sau này. Nếu như Quốc hội Anh gây chia rẽ, đánh thuế bang nọ, giảm thuế bang kia, vỗ về mỵ dân....thì sẽ không có Hội nghị lục địa và cũng chẳng bao giờ có nước Mỹ.
Nói về vụ "tiệc trà", năm 1773 công ty Đông Ấn của Anh gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng nên cầu cứu chính phủ và xin xuất khẩu độc quyền trà sang các thuộc địa. Và để bảo vệ lợi ích nhóm, chính quyền cho phép công ty Đông Ấn bán hàng thẳng tới người tiêu dùng nhằm tối ưu hoá lợi nhuận chứ không thông qua các đại lý của thuộc địa. Trước thời điểm này thì nạn buôn lậu đang tung hoành buôn bán trà về Mỹ mà chẳng đóng một đồng thuế nào cho nước Anh. Và để bán được hàng, công ty Đông Ấn mời Hải quân đi dẹp buôn lậu.
Mâu thuẫn được đẩy lên cao, vào đêm 16/12/1973 Samuel Adams cùng vài người đồng chí trèo lên con tàu buôn trà và ném các thùng trà xuống biển.
Cay mũi vì bị vượt mặt, Vua Anh ra lệnh phong toả cảng Boston, quốc hội Anh thông qua luật không khoan nhượng với các thuộc địa bắc Mỹ. Một thành phố biển sầm uất như Boston mà bị phong toả cảng biển thì khác gì bị cắt đi cái cuống họng. Giọt nước đã tràn ly và Hội nghị lục địa lần thứ nhất ra đời tại chính toà nhà này.
12/13 bang thuộc địa (trừ Georgia) cử địa biểu tham dự đại hội này. Mặc dù rất bức xúc về chính sách của Mẫu quốc nhưng họ chưa có ý định làm cách mạng hay giải phóng gì cả.... Họ chỉ đưa ra những Đơn Thỉnh cầu Hoàng đế Anh George về 12 điểm cần thay đổi. Trong đó quan trọng nhất như: Bỏ quyền hạn quân đội Anh ở Mỹ, tôn trọng chính quyền thuộc địa do dân bầu. Bãi bỏ những thứ thuế vô lý....
Ngoài ra họ cũng kêu gọi người dân tẩy chay tất cả các hàng hoá của Anh cho đến khi Quốc hội Anh bỏ Đạo luật không khoan nhượng.
Thế nhưng cái quan trọng nhất của Đại hội này là họ đã có tổ chức, bầu ra được vị chủ tịch đầu tiên để dễ bề liên kết và tìm được tiếng nói chung cho các hội nghị lần sau