[CCCĐ] Ba thế hệ đi Tây

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Nối về tình thần cộng đồng thì phải nói thật là cái mà em ấn tượng nhất khi đến Mỹ đó không phải là sự giàu có mà là tinh thần cộng đồng. Hoi đúng là coi trọng quyền riêng tư nhưng tinh thần cộng đồng rất cao. Nhà em biết ơn họ từ tinh thần cộng đồng này.
+ Hồi chập chững mới sang, tổ chức tình nguyệncủa nhà thờ họ đưa xe lên tận sân bay đến, sau đó còn có ngày Furniture Give Away, gia đình nào mới sang chưa ổn định, họ mới đến nhà thờ để lựa chọn một số đồ để mang về nhà. Những đồ này lại do những người không có nhu cần sử dụng nữa donate cho nhà thờ. Khi lựa chọn xong họ còn cho xe và người khuôn vào tận nhà. Hồi vợ em mới sang, ở ký túc xá tận tầng 4 mà ko có thang máy, hai người của nhà thờ hỳ hục bên cái tủ bằng cầu thang bộ lên tậng tầng 4. Sau này vợ em cứ kể chuyện này mãi phần vì biết ơn họ phần vì quá áy náy :)
+ Em đi học tiếng Anh, các lớp ở thư viện, ESL đều miễn phí, thậm chí họ còn có cả các dịch vụ hướng nghiệp, các hình thức mock interview
+ Lúc mới sang, thu nhập chính của cả nhà chỉ là học bổng $7/năm của vơ (sang năm thứ 2 vợ em học giỏi nên dc học bổng toàn phần 24K). owr đây quy định hộ gia đình có 2vc, 2 đứa con mà thu nhập dưới 40K là hộ nghèo, nên dc miễn phí ăn trưa và sách giáo khoa. Thế nên khi đăng ký họ gửi cho cái giấy bảo nhà mày dc hưởng Free lunch, lại còn kèm thêm câu "nếu mày ko thấy hài lòng" nói cho bọn tao biết. Nhưng 2 đứa nhà em ko quen đồ Mỹ nên hàu như chẳng dc lợi gì từ Free Lunch :). Buồn cười nhất là nó mặc định nhà em vẫn nghèo, nên năm nào cũng gửi giấy thông báo là dc Free Lunch. Hôm vừa rồi em phải gọi điện bảo là nhà tao giờ có thu nhập rồi, tao ko muốn nhận Free Lunch nữa, nó bào mày phải gửi thư trực tiếp xác nhận đúng là mày gửi, chứ gọi điện bọn tao ko chấp nhận :)
+ Em xin đi làm internship, qua tổ chức Workone của bang, tổ chức chuyên giúp đỡ và tạo công ăn việc làm. Họ tận tình móc nối cho đi thực tập, lại còn dc trả $10/giờ. Chính từ đây em mới quen biết và sau này mới xin dc làm giáo viên chính thức
+ Bà giáo em năm nay 75 tuổi, vẫn tình nguyện dậu tiếng Anh miễn phí ở thư viện. Hàng ngày bà lái xe 40km đến thư viện, bỏ tiền ra để trả tiền đậu xe và dậy tiếng Anh miễn phí

Còn rất rất nhiều điều ấn tượng khác nữa mà em ko thể liệt kê hết được
Em nghĩ mọi việc là do chúng ta đập phá các giá trị cũ. Phá đi tất cả giá trị văn hoá cả ngàn năm nay để xây dựng giá trị văn hoá mới theo học thuyết mới. Nhưng khi học thuyết đó sụp đổ, chúng ta không còn lý tưởng, không có chỗ dựa tinh thần. Tầng lớp tinh hoa của dân tộc không còn. Nên chúng ta sa ngã vào việc nâng cao giá trị đồng tiền, tôn thờ những giá trị phi nhân tính... Chẳng phải riêng nước ta, các cụ cứ nhìn những quốc gia CS đều như thế.
Em nhớ có lần đọc một câu chuyện. Mội nhà báo phỏng vấn một cụ già người Bulgaria hỏi xem cụ sợ nhất cái gì? Cụ trả lời cụ sợ nhất CS. Nhà báo ngạc nhiên hỏi: "Thế cụ không sợ chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai ư?" Cụ già nói: "Dịch bệnh, thiên tai chỉ một vài năm là hết. Chiến tranh thì chục năm cũng xong, nhưng CS nó làm suy thoái con người nhiều thế hệ, cả trăm năm sau chưa chắc đã hồi phục được"
Ngẫm lại cụ già nói chẳng sai tý nào
Cụ nói quá chuẩn .Cty em mới có 2 chuyên gia từ Serbia và Rumani sang VN làm việc. Em thật sự shock khi nghe họ kể về tệ nạn hối lộ ở đất nước họ chẳng khác gì VN mình. Ngay cả chuyện vào viện muốn có giường nằm ngay cũng phải hối lộ... thật sự em không thể tin nổi gần 30 năm họ chuyển đổi hệ thống mà xã hội vẫn tha hóa như vậy ....[/QUOTE]


Cám ơn các cụ, những câu chuyện thực tế của các cụ rất hay và bổ sung rất nhiều. Em định mời rượu nữa nhưng máy nó không cho ạ
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Toàn chặng bay nội địa này em chọn hãng hàng không Delta. Hãng hàng không này cũng giống mấy hãng ở VN là phải mua thêm để gửi hành lý. Ngoài tiền vé máy bay ra mỗi một người em phải trả 30 USD.
Vào tới phòng chờ nhìn thấy hai ông bà người Mỹ, chồng đọc sách, vợ đan len trong lúc chờ cũng thấy hay. Lâu lắm không nhìn thấy người đan len ở VN. Người đọc sách cũng đang ít dần hy vọng sẽ không tuyệt chủng giống đan len vậy






 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Chiếc máy bay em bay khá nhỏ, cỡ Airbus 320 hay bay ở VN. Nhưng ở Mỹ thì họ chỉ dùng Boing thôi các bác à. Cái hay dở của Airbus và Boing thì em không biết thằng nào hơn thằng nào. Nhưng thằng Boing này nó có wifi free các bác ạ.







 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ở John Wayne họ không làm check in vé nối chuyến cho em luôn. Đến Salt lake em phải ra quầy, hỏi cửa khởi hành rồi trước khi bay 1h ra đấy lấy boarding pass. Đến sân bay Salt Lake em chẳng biết đến Terminal nào mà loanh quanh mấy chục cửa chỉ có hãng Delta. Chắc terminal này của Delta luôn.











 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Máy bay này to hơn máy bay cũ, nhưng cũng là loại Boing em chưa đi bao giờ. Trên máy bay có đủ thứ màn hình giải trí....








 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Khi máy bay cất cánh và hạ cánh, wifi nó tắt đi. Lên tới độ cao ổn định, đèn wifi sáng lên là có thể dùng wifi được. Mà wifi rất nhanh lướt web như gió. Em móc cái điện thoại ra gọi đện về VN cho bạn bè cho nó oách. Gặp ai em cũng nói "Mày biết tao ở đâu không? Trên trời đấy" :D








 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đến sân bay Maryland, do khoảng cách tới Washington DC khá xa và em đến khá sớm. Nên lúc ngồi ở VN đặt vé máy bay thì em đặt xe đón từ sân bay về KS luôn. Xuống tới sân bay, gọi vào tổng đài, đọc số code rồi tài xế sẽ gọi lại. Và anh này xuất hiện rất nhanh như một cơn gió


Washington DC thẳng tiến






 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Con đường cao tốc ở Cali thì đông đúc, rộng rãi, nhộn nhịp, con đường cao tốc của vùng đông bắc này không rộng bằng nhưng suốt dọc đường em thấy toàn một mầu xanh của cây, cỏ. Không khô cằn như ở Cali và Nevada











 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Washington các bác cũng đã biết là tên của vị Chủ tiệm nước đầu tiên, vị cha già dân tộc của Mỹ. Nên bọn Mẽo này nó sùng bái lãnh đạo đến mức có tới 1 tiểu bang và một đặc khu lấy tên vị lãnh đạo này. Mặc dù cái tiểu bang Washington ở phía tây bắc kia nó chẳng liên quan mẹ gì tới ông Washington cả. Bang này đặt tên khi ông đã tèo và thậm chí ông Tơn còn chưa từng đến đây chứ đừng nói gì về việc là nơi xuất phát đi tìm đường cứu nước. Thế mà vẫn được đặt tên, thế mới tài.



[/url

]


]

 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Tên đầy đủ của Thủ đô này là Washington District of Columbia dịch ra tiếng Việt là Hoa Thịnh Đốn - Đặc khu Kha Luân Bố. Như thế thành phố này được vinh dự mang tên của một nhà lập quốc và một nhà phát kiến địa lý ra châu Mỹ. Chỉ có Mỹ mới đặt tên như thế, các bác thử tưởng tượng ở Vietnam mà đặt tên Thành phố Hồ Chí Minh – Vùng đất của Gia Long thì nó buồn cười đến nhường nào ;)


Cái sự thành lập ra thành phố này nó cũng có lý do của nó. Thủ đô đầu tiên của nước Mỹ là Philadelphia. Sau khi giành được độc lập rồi, chính phủ liên bang không muốn đóng tại thành phố của bang nào rồi mang tiếng đi ở nhờ, bị tác động chính sách….nên ép 2 tiểu bang là Maryland và Virginia cắt đất lập nên một đặc khu có tên là Washington DC.

Ban đầu quốc hội quyết định cắt đất mảnh đất hình vuông, có diện tích 100 dặm vuông (mỗi cạnh dài 10 Miles) để thành lập đặc khu. Nhưng sau này chính quyền bang Virginia đòi vùng đất ở phía nam nên nó chỉ còn chưa đến 70 dặm vuông. Qua đây mới thấy các bạn Mỹ này non kém. Thủ đô là phải phát triển rộng ra, phải nhập cả tiểu bang Virginia và Maryland vào, rồi còn chia lô bán nền…. chứ ai lại ngược đời bị tiểu bang nó đòi đất

Mà sống ở thủ đô của Mỹ chẳng oai tý nào như các nước khác. Họ gần như là công dân hạng 2, đầu tiên cư dân ở đây còn không có quyền bỏ phiếu bầu tổng thống cho tới tận năm 1961 khi quốc hội thông qua tu chính án thứ 23. Cho đến ngày nay Washington DC còn không có đại diện ở thượng viện, trong khi mỗi bang khác có 2 thượng nghị sĩ. Còn ở hạ viện họ có 1 đại diện nhưng cũng không được quyền bỏ phiếu. Ông này là nghị gật đích thực đây chăng?

Trước năm 1973 thành phố còn không có chính quyền. Đến bây giờ cũng chỉ có 1 ông thị trưởng và 13 thành viên Hội đồng đặc khu nhưng chắc chỉ làm những chuyện gà vịt, vì quốc hội liên bang thường xuyên thò tay can thiệp vào các vấn đề của thành phố

Ấy thế nhưng chính quyền đâu có quên thu thuế với người dân ở Washington DC, thuế ở đây còn cao hơn các tiểu bang khác. Vậy là nghe các thế lực thù địch kích động, bà con Washington DC cũng đòi quyền được có thượng nghị sĩ, quyền bỏ phiếu trong hạ viện….nhưng cuối cùng cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì



[/url

]




[url=https://flic.kr/p/2h7pgES][/url​

]




[url=https://flic.kr/p/2h7pg7x][/url​

]


[/url][/url]
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Chuyến đi này em đi ngược chiều lịch sử của nước Mỹ. Đáng lẽ phải đi từ đông sang tây thì em lại đi từ tây trước, sang Washington DC xong quay ngược về thủ đô đầu tiên Philadelphia rồi mới đến quê hương cách mạng Boston. Nên tiện đâu em sẽ kể lịch sử vùng đó chứ không hện thống thành liền mạch được

Thủ đô đầu tiên là Philadelphia, nhưng vị tổng thống đầu tiên là Washington lại nhậm chức và tuyên thệ trước quốc dân đồng bào trên một cái ban công ở New York. Và đến vị tổng thống thứ 2 Jeffeson mới nhậm chức tại Washington DC này.

Lần duy nhất Washington DC bị quân đội nước ngoài tấn công và chiếm đóng là vào đầu thế kỷ 19, quân Anh tấn công đốt phá trụ sở quốc hội, nhà trắng và nhiều trụ sở khác….. Khi xảy ra nội chiến nước Mỹ, bang Virginia theo phe miền nam ly khai nhưng Maryland lại theo phe liên bang, nên thủ đô DC nằm ngay giữa ranh giới 2 miền nam – bắc, thế nhưng trong suốt cuộc nội chiến Abraham Lincoln chẳng việc gì. Nhưng chiến tranh vừa kết thúc, 5 ngày sau ông bị ám sát

Ngày nay Washington DC là thành phố được bảo vệ nghiêm ngặt nhất nước Mỹ, và tổng thống Mỹ cũng là nhân vật được bảo vệ tốt nhất thế giới.

Chính vì thế nên những ngày ở đây em đau hết cả đầu với còi xe ưu tiên của xe. Do em ở KS ngay trong trung tâm nên các vị quan chức hay qua lại. Mà đi đâu các ông ấy bật đèn còi ầm ĩ làm cho ngừoi dân và khách du lịch ở đây mất ngủ



[/url

]









[/CENTER]
 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Bây giờ chém đến cái cờ của Đặc khu này. Nhìn lá cờ 3 ngôi sao, 2 vạch đỏ trên nền trắng kia, đầu tiên em nghĩ đến 3 ngôi sao tượng trưng cho tam quyền phân lập. 2 vạch đỏ tượng trưng cho 2 tiểu bang là Maryland và Virginia đã hiến đất xây dựng đặc khu này. Hoặc tượng trưng cho lưỡng viện của Liên bang…..Nhưng không phải, nhiều khi chúng ta cứ suy nghĩ một cách phức tạp và ép nó vào một logic nào đó mà chúng ta cho là đúng. Mỹ không thế, đơn giản hơn nhiều. Cái lá cờ này nó chỉ đơn giản đó là gia huy của ông Washington, vậy thôi. Chưa hết ở bang Washington phía tây bắc nước Mỹ, cờ của họ là ảnh của đồng chí Washington này luôn. Chứng tỏ sự sùng bái cá nhân ở Mỹ cũng nặng nề lắm



[/url

]


]

 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Những toà nhà ở trung tâm thành phố này khá đẹp. Xung quanh khu vực National Mall chủ yếu là toàn nhà của các cơ quan Liên Bang. Một số toà nhà được đặt tên theo tên của các vị tổng thống hoặc các danh nhân….. Còn phố thì đa phần họ lại đánh số, như thế rất dễ tìm cho khách du lịch



Toà nhà mang tên vị tổng thống Ronald Reagan. Không biết họ đặt tên toà nhà này do cônng trạng của ông này là tổng thống hay là diễn viên nữa








Hai mẹ con em chụp ảnh trước cửa Bộ thương mại Hoa Kỳ







Khách sạn Willard







Khách sạn Harrington mà em ở





 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Toà nhà này chính là bưu điện cổ của thành phố. Nhưng thế dek nào anh Trump anh ấy lại thuê được đến 60 năm. Và đương nhiên anh ấy biến thành khách sạn sang trọng bậc nhất nơi đây

[url=https://flic.kr/p/2h7r7X5][url=https://flic.kr/p/2h7rRcB][/url][/url]
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,311
Động cơ
4,608 Mã lực
Úi giời, em lúc nào cũng thần tượng và hâm mộ cụ Benjamin Franklin này nhất!
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,757 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Chỉnh sửa cuối:

hunglaixeno1

Xe hơi
Biển số
OF-376379
Ngày cấp bằng
4/8/15
Số km
114
Động cơ
247,772 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cuộc sống bên tây hiện đại em chưa từng được đi du lịch bao giờ
 

songoku1610

Đi bộ
Biển số
OF-336667
Ngày cấp bằng
29/9/14
Số km
3
Động cơ
277,530 Mã lực
Cụ chủ có khi sau này tổng hợp lại viết sách được. Rất thích văn phong của cụ. Cảm ơn cụ chủ nhiều
 

onewayticket

Xe đạp
Biển số
OF-588813
Ngày cấp bằng
7/9/18
Số km
46
Động cơ
134,168 Mã lực
Trên đường về nhìn thấy khách sạn của ngài đương kim tổng thống đứng trơ trọi, lạnh lẽo tối om một góc. Em xin kể hầu các bác một câu chuyện khác trước rồi chuyện của vị đương kim tổng thống kể sau




Các bác nhìn xuống phía góc dưới bên phải của màn hình thấy dòng chữ Macy chứ ạ? Macy thì ai cũng biết là tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ rồi. Nhưng câu chuyện ở đây là kể về người sáng lập ra nó, ông Strauss. Em cũng không định kể chuyện này, nhưng mấy hôm nay thấy mạng xã hội của VN chửi bới một chị là công an nhưng vô văn hoá, mạt sát xúc phạm người khác...nên em kể để thấy làm sao chúng ta phải trở thành những người văn minh. Những cái đó tiếc thay trong nhà trường không dạy mà họ toàn dạy những cái phù phiếm giáo điều...câu chuyện thực tế thì chẳng ai nói cả.
Em kể chuyện ra đây cũng chẳng phải để dạy đỗ ai, nhưng nó là một câu chuyện cảm động, và biết đâu khi chúng ta ngồi suy nghĩ, sống chậm lại sẽ thấy có nhiều điều có ích

Chúng ta đều biết con tàu Titanic bị chìm ngay trong chuyến đi đầu tiên của nó. Nhưng có thể nhiều người chưa biết trong lúc con tàu hấp hối anh hùng và kẻ hèn nhát luôn cùng xuất hiện. Họ đứng cạnh nhau trong cuộc thử thách như trong bóng tối và ánh sáng để làm nổi bật nhau lên. Trong vụ đắm tàu những con chuột to nhất bao giờ cũng bỏ chạy sớm nhất. Bruce Ismay, giám đốc điều hành của công ty White Star Line sau một hồi điên khùng gào xé đã lẳng lặng ngồi xuống giữa đám đàn bà và trẻ con trên xuồng cứu sinh. Ismay sống, nhưung danh tiếng của ông đã chết nhục nhã. Trong phiên toà xử vụ đắm tàu sau này, Ismay được trắng án, nhưng thẩm phán đã buộc tôi Ismay là "hèn nhát". Ismay rũ người xuống như đi ra pháp trường. Nhiều tháng sau, mỗi khi ngồi bên lò sưởi, tay nhâm nhi ly cognac. Chợt nghe lũ trẻ chạy qua cửa sổ hét lên "Thằng hèn". Hay vào một ngày đẹp trời, viên thư ký già vốn trọng lễ phép, giáp mặt ông ta ngoài đường không ngả mũ chào...Ismay thấy tiếc là không chết luôn đêm hôm ấy.
Đã hơn 100 năm trôi qua, khi đọc lại khúc ca bi tráng, không khỏi không bàng hoàng cảm phục tinh thần hiệp sĩ chân chính, tấm lòng cao cả của những anh hùng từ cao tới thấp, từ sang trongj tới bình dị và chúng ta không thể ngăn nổi những dòng nước mắt tiếc thương.
Số phận sắp đặt thật nghiệt ngã khi trên chuyến tàu định mệnh đó có cả 3 người giầu trong top 5 thế giới lúc bấy giờ. Đó là John Jacob Astor - tỷ phú bất động sản, Ben Guggenheim - tỷ phú ngành ngân hàng và Strauss - tỷ phú, người sáng lập cty bán lẻ Macy. Và cả ba cùng từ giã cõi đời như những vị anh hùng
Sau khi đưa vợ con lên xuồng cứu hộ, Astor đứng lên nhường chỗ cho một người phụ nữ không địa vị, tiền tài ở khoang hạng 3. Ông thực hiện quy tắc thiêng liêng muôn đời của biển cả "Phụ nữ và trẻ em xuống xuồng trước". Guggenheim không muốn chết khi không tươm tất, ông mặc vội bộ quần áo dạ đẹp nhất để chết như một quý ông. Những dòng chữ sau này được Guggenheim gửi cho vợ “Trên con tàu này, không có bất kỳ một phụ nữ nào vì anh cướp chỗ trên thuyền cứu hộ mà bị bỏ lại trên boong tàu. Anh sẽ không chết giống như một tên khốn, anh sẽ giống như một người đàn ông chân chính”
Còn Strauss, ông kiên quyết không lên xuồng dù được các thuỷ thủ mời xuống. Ông nói “Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại”. Vợ ông khi ông giục lên thuyền bà kiên quyết không đi bà nói: “Bao nhiêu năm qua, anh đi đâu là em theo đến đó, em sẽ cùng anh đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn đi”
Hai ông bà dìu nhau ngồi xuống boong tàu sẵn sàng đón nhận cái chết không sợ hãi. Sau này ở New York người ta dựng tượng ông bà với dòng chữ “Tình yêu không thể nào bị nhấn chìm dù có nhiều nước biển đi nữa”. Ông bà trở thành biểu tượng của tấm lòng cao cả, của tình yêu sắt son không thể tách rời.
Nếu chúng ta chỉ nói về giới doanh nhân quý tộc mà không nói đến những con người bình dân quả là một thiếu sót. Một người cha bế hai con nhỏ xuống xuồng cứu sinh, trao chúng cho những người lạ. Nhoà đi trong nước mắt anh trở lại với đám đàn ông trên boong tàu. Và anh chết vô danh như một anh chàng nào đó, không để lại gì ngoài vài dòng chữ run rẩy nguệch ngoạc trên một tờ giấy cũ.
Xuồng đã đầy chỗ, một người phụ nữ chậm chân hốt hoảng. Một người lính pháo binh già vừa giải ngũ, bộ mặt đen sạm vì súng đạn. Anh có quyền được sống. Nhưng không, anh vội vàng đứng dậy "Thưa cô! mời cô ngồi đây". Người vợ mới cưới vội kéo tay anh. Nhưng không, gạt tay vợ trong nước mắt. Anh đã từng chiến đấu trong chiến tranh, nhưng ở đây, nơi cái sống và cái chết chỉ cách nhau khoảnh khắc. Anh đã trở thành người anh hùng chân chân chính và đã hy sinh cùng với hàng ngàn người đàn ông khác cho thần Poseidon.

Cách đây hơn 100 năm mà phương tây họ văn minh như thế, tôi cũng không hiểu họ được giáo dục như thế nào, họ học cái gì? nhưng nhân cách, danh dự con người luôn được đặt lên trên hết. Những người như Astor, Guggenheim, Strauss đều là những tỷ phú hàng đầu thế giới. Gia tài họ thừa sức mua 100 chiếc tàu Titanic. Nhưng họ chịu chết để danh dự không bị hoen bẩn. Còn chúng ta thì sao? có mấy đồng nhưng tự cho mình cái quyền được coi thường, được mạt sát người khác. Có mấy đồng mà đã hỏi "Mày biết tao là ai không?".... Xem ra khoảng cách tới văn minh vẫn còn xa lắm
hay quá. em xin phép được trích dẫn
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top