[CCCĐ] Ba thế hệ đi Tây

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Với diện tích cỏ rộng như thế này, không biết chính phủ Mỹ chi bao nhiêu tiền để tưới và cắt cỏ? Nhưng em đoán là rẻ hơn Vietnam ;)











 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đi dọc theo mé phía phải của đài tưởng niệm chiến tranh thế giới thứ 2, em đi về đìa tưởng niệm chiến tranh Vietnam. Ngay bên cạnh đó là đài tưởng nhớ những người phụ nữ đã phục vụ trong chiến tranh Vietnam.
Tronng chiến tranh Vn có tới 265.000 phụ nữ Mỹ phục vụ cho chiến tranh và có tới hơn 11.000 người trực tiếp ở VN. Họ phục vụ chính trong các ngành như Y tá, sĩ quan thông tin, hành chính cho quân đội viễn chinh. Và vào tháng 4 năm 1975 họ còn đưa 2.700 trẻ mồ côi, con lai... rời Saigon sang Mỹ.
Hôm nay chiến tranh qua đi, mẹ tôi - một phụ nữ Việt Nam có lẽ cũng cùng tuổi với những phụ nữ Mỹ được tôn vinh tại đây nhưng phía bên kia chiến tuyến, muốn chụp bức ảnh canh tượng đài những người phụ nữ Mỹ với mong muốn không còn chiến tranh, thù hận


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đài tưởng niệm các cựu chiến binh Vietnam xây hình chữ V, nửa chìm trong đất. Đến đây ta cảm giác như là đi xuống dưới đất , về phầm âm để tưởng nhớ họ. Các kiến trúc sư thật khéo léo khi thiết kế đài tưởng niệm này kiểu nửa âm, nửa dương như hoà mình vào cùng với những người ngã xuống. Chiến tranh qua đi đã 44 năm. Mọi vết thương đang được gàn gắn, chính phủ hai nước cũng xích lại gần với nhau hơn. Cùng hướng tới tương lai, bỏ qua thù hận cũ với những hệ tư tưởng khác nhau. Những người lính của cả hai bên ngã xuống khi họ làm theo lệnh, theo lý tưởng được bơm vào dù là chặn chủ nghĩa CS hay đánh đuổi Mỹ gì đi nữa cũng là sự mất mát của cả hai phía. Khi Vietnam ta còn ở tuyến đầu, còn bị các nước lớn trao đổi, không tự lực tự cường được thì cũng rất dễ bị các cường quốc lợi dụng rồi đổi bằng máu lấy những thứ viển vông










 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trên những bức tường bằng đá Granite này người ta khắc tên 58.000 người Mỹ hy sinh và mất tích tại Việt Nam. Chiến tranh đã đi qua, nhưng những nhân chứng, những cựu binh của cuộc chiến tranh này cả hai phía vẫn còn. Ở đây những người đồng đội cũ của các cựu binh, đến ngày mất của đồng đội có những người họ lái xe cả ngàn cây số đến đây chỉ đặt một cành hoa hay một cây thánh giá tự khắc vội còn nham nhở như chính những vết thương họ trả qua trong chiến tranh. Đứng cúi đầu tưởng nhớ đến người xưa rồi lại lái xe về














Hôm tôi đến là ngày 13/7/2019, có vẻ người đồng đội của những người này đã đến đây tưởng nhớ họ sau 50 năm ngày mất của họ vào hôm trước


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ở cạnh đó có bức tượng 3 người lính đứng nhìn vào bức tường nơi đồng đội họ đã hy sinh. Với ý nghĩa đồng đội họ không bao giờ quên những người đã ngã xuống.





Những nhành hoa này có lẽ là ban quản lý đặt vào vì tôi thấy chúng quá giống nhau





Con đường này cong đẹp phết ;)


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đền ông Côn - Chúa Jesus của nước Mỹ

Nếu như nói đến người có công giải phóng dân tộc Mỹ khỏi ách thực dân, người ta nói đến ông Washington. Nói đến tuyên ngôn độc lập, người ta nhớ đến Jefferson. Và nói đến giải phóng nô lệ, ai cũng biết là nhờ công của Lincoln.
Đối với Abraham Lincohn người Mỹ còn yêu thương kèm theo luyến tiếc, giá như ông không bị ám sát, có thể nạn phân biệt chủng tộc sẽ chấm dứt sớm hơn, nếu như ông còn sống thêm vài năm, làm hết nhiệm kỳ có thể nước Mỹ cũng đã khác...với những tổng thống bị ám sát bao giờ người Mỹ cũng kỳ vọng với chữ nếu. Nhưng bên kia đại dương thì người Pháp bảo rằng "Với chữ nếu có thể bỏ cả Paris vào chiếc hộp."

Ở Mỹ điều gì cũng có thể xảy ra, luôn công bằng với mọi người. Đây là công bằng với mọi người về cơ hội vươn lên chứ không phải bình quân về lợi tức mà người nghèo đòi ăn chia với người giầu (điều đó chỉ có trong chủ nghĩa CS mà thôi). Lincohn là một trong những ngừoi nghèo mà nỗ lực tự học, tự phấn đấu lên tới chức vụ cao nhất cả nước.
Sinh ra trong túp lều bằng gỗ, cuộc đời của ông là tấm gương tự học, làm từ những việc vặt như bán hàng, nhân viên bưu điện, dần dần ông thi cử đậu luật sư rồi bắt đầu đi vào con đường chính trị từ năm 25 tuổi. Đầu tiên ông ra ứng cử thượng nghị sĩ, nhưng thua Douglas với chủ trương chủ quyền cho nhân dân, nghĩa là chế độ nô lệ để cho từng bang tự quyết định, liên bang không ép buộc. Lincohn chủ trương ngược lại với việc thống nhất chính sách trên toàn liên bang.
Đầu tiên ông gia nhập đảng Whig nhưng sau đó ông tham gia một đảng mới lập là đảng cộng hoà. Đảng này gồm những nhà duy tân với mong muốn gaiir phóng nô lệ. Và chính đảng này đã đưa Lincohn lên chiếc ghế tổng thống.
Thật sự ra, lúc đầu Lincohn chưa có tư tưởng bằng mọi giá bãi bỏ chế độ nô lệ. Diễn văn nhậm chức của ông còn bbao gồm cả thực thi những luật về bắt nô lệ bỏ trốn. Nhưng chính các thành viên trong đảng cộng hoà và chiến sự nam bắc sau này đã tác động lên ông về chế độ giải phóng nô lệ.
Trong cuộc chiến tranh nam bắc, khi vận mệnh của quân đội liên bang (phía bắc) đang ngàn cân treo sợi tóc, lập tức Lincohn đưa ra ản tuyên ngôn nô lệ lần thứ nhất. Tự nhiên những bang miền nam bị tước đi lực lượng lao động chính và quân số miền bắc được tăng lên. Hơn nữa, ngọn cờ chính nghĩa lúc này chuyển sang tay miền bắc và Lincohn được coi như "Nhà giải phóng vĩ đại"
Ấy thế nhưng, ngoài những người yêu quý ông ra cũng có lắm kẻ ghét ông. Miền nam ghét ông đã đành, miền bắc cũng có người cho ông là bạo chúa liều lĩnh, vi phạm hiến pháp để quyết tâm làm những điều mình đặt ra.
Sau khi kết thúc chiến tranh 5 ngày, ông bị ám sát khi đi xem hát tại rạp hát Ford. Khi ông tạ thế, Stanton - bộ trưởng bộ chiến tranh của ông nói: "Giờ thì ông đã thuộc về vĩnh cửu"




Lincohn nổi tiếng là ngừoi có khiếu hài ước. Khi một nhà báo hỏi ông: "Quân đội miền nam có bao nhiêu người?" Ông trả lời luôn "Một triệu hai trăm ngàn quân" Nhà báo trợn tròn mắt "Sao ngài lại có được con số khủng khiếp vậy?" Ông trả lời: "Tất cả các viên tướng của tôi khi thua trận đều nói rằng kẻ địch đông hơn gấp 3-4 lần. Mà chúng tôi chỉ có 400.000 quân"


Mang tiếng là đền mà chẳng thấy hòm công đức gì cả các bác ạ, về khoản này Mỹ lại thua Việt Nam :D





Nhà hát Ford nơi Abraham Lincohn bị ám sát


 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Civil war

Thôi đã chém về Lincohn thì tiện chém luôn về Civil war (Cuộc nội chiến Mỹ)

Chiến tranh bên ngoài nước Mỹ thì rất nhiều nhưng trên đất Mỹ chỉ có 2 cuộc chiến, đó là cuộc chiến giành độc lập và cuộc nội chiến Mỹ. Một cuộc chiến lấy quyền được tự quyết từ tay người Anh và một cuộc chiến nói lên sức mạnh của liên bang và đảm bảo vững chắc cho sự tồn tại của liên bang không thể để nó tan vỡ.
Những mâu thuẫn đầu tiên giữa 2 miền nó không phải là chế độ nô lệ, mà là mâu thuẫn về thuế. Miền nam lấy nông nghiệp làm gốc, đảng dân chủ làm nền, muốn thuế quan thấp để mua rẻ các đồ từ châu Âu sang. Còn các bang miền bắc với ngành công nghiệp non trẻ muốn duy trì và áp đặt một mức thuế cao để bảo vệ sản xuất trong nước.
Tiến thêm một bước, khi đảng cộng hoà được thành lập ở miền bắc. Với những tư duy mới, tiến bộ hơn đảng cộng hoà kiên quyết bỏ chế độ nô lệ. Còn miền nam với những cánh đồng bông phì nhiêu, nếu bỏ nô lệ thì lấy ai làm nên kiên quyết muốn giữ.
Vấn đề nô lệ chuyển từ sắc thái kinh tế sang sắc thái chính trị rất nhanh. Chắc bị các thế lực thù địch với miền nam xúi giục, các cuộc nô lệ nổi dậy liên tiếp diễn ra. Họ cướp, hiếp, giết...những ông chủ da trắng. Nhưng cuộc nổi dậy đã bị dìm trong bể máu, những người chủ đồn điền được trang bị tốt hơn về súng ống, nên dẹp nổi loạn không mấy khó khăn. Để đỡ loạn họ áp dụng chính sách ngu dân, cấm người da đen học đọc, viết
Đúng thời điểm này cuốn "Túp lều bác Tôm" xuất bản. Với câu chuyện đẫm nước mắt bà Stowe đã thuyết phục được hàng triệu độc giả trên khắp nước Mỹ lên án một chế độ nô lệ vô luân. Từ cuốn sách đó phong trào giải phóng nô lệ càng nóng hơn bao giờ hết
Năm 1850 các bang miền nam tuyên bố họ tự xử các vấn đề nô lệ của họ mà không cần đến liên bang.
Năm 1860 nước Mỹ có cuộc bầu cử tổng thống, Abraham Lincohn trúng cử và việc đầu tiên ông muốn làm là cứu lấy liên bang đang trên đà tan vỡ. Nhưng không thành công, ngay lập tức 6 bang miền nam ly khai. Họ thành lập hợp bang (Confederation) và bầu lên vị tổng thống của họ là Jefferson Davis.
Các nước bên bờ phía đông của Đại tây dương nghe tin Mỹ bị chia rẽ thì mừng lắm. Vả lại miền nam muốn duy trì mức thuế thấp với châu Âu nên các ông lớn Anh, Pháp lức giờ nhăm nhe công nhận chính quyền hợp bang. Nhưng Lincohn là một tay quái kiệt, nhân cuộc khủng hoảng Trent với Anh, ông đã khéo léo giải quyết để Anh không công nhận chính quyền hợp bang và hạn chế viện trợ cho miền nam.
Có câu chuyện rất hay trong cuộc chiến này là tướng Robert Lee, lúc đầu ông được đề cử làm thống lĩnh quân đội miền bắc, nhưng ông từ chối. Sau này ông về quê rồi thế quái nào lại làm đại tướng chỉ huy quân liên minh miền nam. Mặc dù bản thân ông cũng chẳng ưa gì chế độ nô lệ.
Vào ngày 12/4/1861 phát súng đầu tiên của bang South Carolina đã khơi mào cho cuộc chiến tranh nam bắc. Trong 4 năm trời các vùng Virginia, lưu vực sông Mississippi và các bang bên bờ Đại tây duơng ngập tràn trong khói lửa, điêu tàn, đói rét và bệnh tật....
Ngày 22 tháng 9 năm 1862 Lincohn ra tuyên ngôn giải phóng nô lệ
Binh lính miền nam được chỉ huy tốt và có truyền thống quân sự. Các tướng miền bắc phần nhiều kém hơn. Nhưng miền bắc áp dụng được các loại vũ khí mới, dùng đường sắt làm hậu cần và chuyển quân...Công nghệ tốt hơn. Hơn nữa, miền nam chỉ có 11 bang với 9 triệu dân chống lại 25 bang của miền bắc với 22 triệu dân. Nên phải đánh nhanh, thắng nhanh. Lúc đầu quân miền nam dưới sự lãnh đạo của tướng Lee giành chiến thắng liên tiếp. Nhưng khi đánh chiếm Washington thì bị chặn lại ở Gettysburg. Kể từ đây cuộc chiến đảo chiều
Bốn tháng sau Lincohn đọc diễn văn Gettysburg. Một trong những bài diễn văn hùng hồn nhất trong lịch sử nhân loại. Với tầm nhìn vượt thời đại. Trong suốt bài diễn văn ông chỉ ca ngợi nước Mỹ vĩ đại, Lincoln không nhắc đến công lao của riêng chiến sĩ nào, bên này hay bên kia chiến hào, Nam hay Bắc, mà ông vinh danh chung tất cả lý tưởng của những người hy sinh dù ở phe nào, và được kết hợp với các hành động sau đó của ông đã giúp cho sự hàn gắn vết thương chiến tranh và đoàn kết toàn dân. Cuối cùng ông khẳng định "Chính quyền do dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất"
Từ cuối năm 1863 quân miền bắc phong toả các cảng của miền nam. Tướng Grant chọc được vào giữa chia cắt lực lượng quân miền nam với quân miền tây. Sherman đánh xuống phía tây, chiếm Atlanta tiến về phía biển và đánh ngược lên phía bắc. Các cánh quân miền nam lúc này bị chia cắt hoàn toàn, không thể hội tụ được và vào ngày 9/4/1865 Đại tướng Robert Lee của miền nam đã phải đầu hàng ở Appomattox. Kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu trong lịch sử với hơn 700.000 người chết.
Cuộc nội chiến Mỹ cũng là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên của thế giới với lần đầu tham gia bởi chiến hạm, mìn, thuỷ lôi....nó cũng nói lên tầm quan trọng của vũ khí hiện đại và các phương tiện công nghiệp.

Thế nhưng nếu không nói đến việc quân miền nam đầu hàng ra sao thì chưa thể nói lên được cái tầm của Lincohn về hoà giải dân tộc.
Sau khi bị mất hoàn toàn thế trận trong cuộc chiến, đã có những người khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: "Nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần". Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:

1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.


Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.

Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chúng Quốc vững vàng của chúng ta”

Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.

Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln. Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung. Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng một cách thoải mái”
Sau cuộc nội chiến này Hoa kỳ đã tiến thẳng lên cường quốc


Trận chiến Gettysburg tranh của Philippoteaux





Chi tiết trong bức tranh








Mầu áo, mầu cờ của người lính liên minh miền nam và lính liên bang miền bắc





Thương thuyết đầu hàng của tướng Lee với tướng Grant. Tướng Grant ngồi bên trái, tướng Lee người cao râu quai nón ngồi bên phải


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Thôi em không luyên thuyên nữa, rời đền ông Côn em đi đến Đài tưởng niệm cựu binh Triều tiên. Chúng ta đều biết cuộc chiến tranh Triều tiên xảy ra vào những năm 195x của thế kỷ trước với một bên là quân bắc Triều cùng Chí nguyện quân TQ. Một bên là quân Nam Hàn cũng với quân Mỹ. Ấy nhưng có một chi tiết rất hay liên quan đến tướng MacArthur mà ít người biết vì sao ông bị cách chức.
Cuối năm 1950, Bành Đức Hoài chỉ huy quân TQ vượt sông Áp lục đánh sang Triều tiên. Lúc đầu Bành chiến thắng và làm các lực lượng Liên hiệp quốc phải rút lui. Lập tức MacArthur cho không kích vào đất Trung Quốc. Ông xin phép tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Truman sử dụng bom nguyên tử. Ông muốn tự mình lãnh đạo một cuộc chiến toàn diện chống TQ. Định mở rộng chiến tranh sang Trung Quốc và soạn thảo tối hậu thư cho Trung Quốc.
Nhưng tổng thống Hoa kỳ lúc đó là Truman chắc không muốn mình mang tiếng dùng tới 3 quả bom nguyên tử, và hơn nữa chắc sợ Liên Xô nhảy vào tham chiến, nên vội vàng ra lệnh cho MacArthur về một cuộc chiến tranh giới hạn. Bực mình với tổng thống MacArthur phát biểu với báo giới và cảnh báo về một thất bại nếu không nghe lời ông.
Giọt nước tràn ly, Truman cách chức MacArthur và đưa ông về Mỹ. Nếu lúc đó mà Truman nghe lời của MacArthur thì lịch sử thế giới và lịch sử Vietnam chắc cũng sẽ khác đi rất nhiều.

Dòng chữ "Freedom is not free" ở đài tưởng niệm này như muốn nhắc người Hàn quốc ngày nay phải luôn ghi nhớ công ơn của những người lính Mỹ đã đổ xương máu cho họ được tự do. Còn nếu không có những người lính Mỹ cả đất nước Hàn quốc hôm nay sẽ giống như bắc Hàn bây giờ





Họ in hình những người lính lên bức tường





Tượng những người lính xếp theo hình tam giác






 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
OF có lẽ sắp thành báo Nhân dân cmnr




Bức tượng Martin Luther King ở đài tưởng niệm





Không chỉ có người da đen mà những người da trắng cũng đến đây tưởng nhớ về ông





Và cả người da vàng nữa :D


 

vnvodoi

Xe điện
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,082
Động cơ
188,721 Mã lực
Tuổi
35
Cụ chủ thớt có thể nói là " Cuốn từ điển biết đi" . Em thật sự khâm phục lượng kiến thức của cụ.

Nếu sau này cụ có hứng xuất bản sách về các chuyến đi của mình thì sẽ bán chạy lắm.
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đương nhiên những ông nào được dựng đài tưởng niệm ở đây đều là những ông khủng cả. Qua đài tưởng niệm Martin Luther King đi dọc hồ Tidal vài trăm mét là tới khu tưởng niệm của một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ Franklin D. Roosevelt.







 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Franklin Roosevelt được coi là Big Four Presidents của nước Mỹ. Gồm có Washington - nhà lập quốc, Jefferson - người viết tuyên ngôn độc lập, Lincohn - Người giải phóng nô lệ và Roosevelt - người dẫn dắt nước Mỹ tới hùng cường.

Ấy thế nhưng xem qua vụ này Mỹ lại kém ta, không có ông nào là all in one như ở ta. Và đương nhiên như thế nên ở đây họ phải xây đến 4 cái đài tưởng niệm cho 4 ông. Nhưng chi phí chắc cũng rẻ vì em đi các đài tưởng niệm của 4 ông này toàn thấy cái nhà không, chẳng mất chi phí vận hành gì cả.



Không mầu mè, hoành tráng chỉ có mấy tấm đá granite ghi tên vị tổng thống và nhiệm kỳ của ông, thế thôi.







Tượng FDR bên ngoài, toàn để chim ỉa lên đầu, bất kính với lãnh đạo quá








 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Franklin Delano Roosevelt

Ông là tổng thống duy nhất trong lịch sử nước Mỹ được bầu 4 lần vào vị trí tổng thống. Với thể chế của nước Mỹ mà ông ngồi được lâu như thế thì không phải chuyện đùa. Ông sinh ra trong gia đình quý tộc. Chú họ ông là tổng thống Theodore Roosevelt. Nhưng bbonj dư luận viên nó còn tuyên truyền là ông còn có họ hàng xa với các tổng thống khác kể cả từ George Washington, John Adam, James Madison, Ulysses S. Grant và còn là cháu họ bảy đời của Winston Churchill nữa. Chẳng biết chúng tuyên truyền có đúng hay không nhưng rõ ràng hồi nhỏ ông là Rich Kid thường xuyên theo bố mẹ sang châu Âu nên ông thông thạo tiếng Đức, tiếng Pháp...điều đó giúp cho ông có thuận lợi rất lớn sau này.

Tốt nghiệp luật của trường ĐH nổi tiếng Harvard, ông sang ĐH Columbia học tiếp. Với dáng người lịch sự, ăn nói lôi cuốn được lòng mọi người. Ông bước vào lĩnh vực chính trị.

Cách đây hơn 20 năm, hồi mới mở cửa, các cuốn sách của Dale Canegie tàn ngập thị trường . Trong đó có cuốn "Đắc Nhân Tâm" mà tôi còn nhớ Dale Canegie luôn dùng Franklin Roosevelt làm ví dụ về cách lấy nhân tâm của người khác. Thế mới biết ông có sức hút mãnh liệt như thế nào với cả giới học giả.

Nhưng Chúa không cho ai đầy đủ một cái gì, tưởng như có tất cả thì năm 39 tuổi Roosevelt bị bệnh và liệt hoàn toàn hai chi dưới làm cả cuộc đời ông phải gắn với chiếc xe lăn.

Công trạng lớn của ông với nước Mỹ chủ yếu bao gồm 2 việc: dẫn dắt nước Mỹ qua cuộc đại suy thoái những năm 3x và đưa nước Mỹ tới gần chiến thắng trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 (Ông mất trước khi Đức đầu hàng 1 tháng)

Lên nhậm chức đúng vào thời kỳ đại suy thoái (The Great Depression), công nhân thất nghiệp không có ăn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hàng loạt, doanh nghiệp lớn gặp nhiều khó khăn, sản xuất dư thừa nhưng không ai mua vì không có tiền. Nhiều người dân chết đói ngay trước những cửa hàng thừa mứa thức ăn.....nhưng dứt khoát đến cuối buổi người ta đem đổ đi chứ không phát cho dân vì còn giữ giá....

Trong vòng 100 ngày lên nhậm chức, ông 'làm việc với quốc hội đưa thêm một loạt các đạo luật, làm cuộc "cách mạng Roosevelt" Trong đó có 2 mục đích: 1 là tập rrung sức mạnh về chính quyền liên bang nắm quyền điều khiển kinh tế chứ không giao cho từng bang, cái này để sau ông xây dựng Chính sách mới (New Deal). 2 là ông cải tiến phúc lợi của dân chúng. Ông cho khởi động rất nhiều dự án như: Cơ quan cứu trợ khẩn cấp liên bang, đạo luật khôi phục công nghiệp quốc gia....

Ông đứng về người nghèo nhiều quá, các thế lực thù địch vu cho ông là cộng sản.... Toà án tối cao nhiều lần tuýt còi ông. Nhưng sau khi chính sách của Roosevelt thành công rực rỡ thì cả Nine old men (9 ông già trong ngành tư pháp - toà án tối cao) đều phải công nhận ông đúng và quốc hội Mỹ phải thông qua New Deal (chính sách mới cho ông)

Chính sách mới của ông là: cát giảm bớt và cơ cấu lại hoạt động kinh doanh sản xuất, mở công trường lớn của chính phủ để tăng công ăn việc làm, tăng phúc lợi cho người nghèo. Mỗi năm 2 lần, ông ngồi nói chuyện trực tiếp với nhân dân cả nước trên đài phát thanh mang lại nguồn khích lệ to lớn với những người dân vốn đã chán ngấy sự thờ ơ của chính phủ. Xuất thân từ gia đình quý tộc, nhưng lại luôn bảo vệ dân nghèo đến mức người ta còn nghi ngờ ông đi theo Xã hội chủ nghĩa, kể ra xưa nay cũng hiếm có vị nguyên thủ nào như thế trên thế giới.

Năm 1939 chiến tranh thế giới lần thứ 2 bắt đầu, lúc đầu nước Mỹ đứng ngoài cuộc chiến. Chỉ viện trợ cho khối đồng minh. Việc này nó đem lại cho nước Mỹ 2 thế lợi. Ngoài việc chưa phải tham gia cuộc chiến tranh tốn xương máu tiền của ra cái quan trọng nhất là nhân tài khắp nơi trên thế giới tránh chiến tranh mà đổ về Mỹ, Albert Einstein cũng là trường hợp như thế.

Nhưng đến 7/12/1941 Nhật bản tấn công Trân Châu Cảng cuốn người Mỹ vào cuộc chiến. Roosevelt lúc này chỉ đạo cho các tập đoàn công nghiệp hàng đầu, bỏ hết sản xuất quay sang nghiên cứu và phục vụ chiến tranh. Một cỗ máy khổng lồ được kích hoạt. Các công ty Ford, GM, Chrysler bây giờ không sản xuất ô tô nữa mà chuyển sang sản xuất động cơ máy bay, xe tải, xe tăng, xe thiết giáp....Do chiến tranh không hiện diện trên đất Mỹ, nên cả nước Mỹ yên tâm vào sản xuất, nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí mới. Và bom nguyên tử ra đời, nó cũng góp phần vào kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Cả thế giới không mường tượng nổi con đại bàng Mỹ gồng mình tham gia vào chiến tranh và cán cân lập tức nghiêng sang đồng minh.

Nhưng Franklin D. Roosevelt không sống được để hưởng thành quả đến lúc chiến thắng. Ông chết vào ngày 12/4/1945 trước khi Đức đầu hàng có 1 tháng.


Khu vực tưởng niệm ông cũng khác biệt. Khá rộng lớn với bốn khu ngoài trời, tượng trưng cho bốn nhiệm kỳ tổng thống của ông













 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Roosevelt là người rất tinh tế và hài ước. Khi ông chiến thắng ở lần tranh cử thứ 4. Có một anh nhà báo đến phỏng vấn ông về cảm giác khi trúng cử lần thứ 4. Ông nói anh nhà báo đừng vội ngồi uống trà đã.

Sau khi có trà, ông mời anh nhà báo ăn 1 chiếc bánh. Ăn xong ông hỏi anh nhà báo cảm thấy thế nào. Anh nhà báo nói: "Oh! thưa tổng thống chiếc bánh ngon tuyệt". "Vậy thì ăn thêm một chiếc nữa nhé" Nói rồi ông đưa thêm cho anh nhà báo một chiếc bánh nữa. Anh nhà báo anh vẫn khá nhanh nhưng chậm hơn chiếc thứ nhất. Ăn xong ông hỏi thế nào? anh nhà báo lại nói "Thưa tổng thống vẫn ngon ạ" nhưng giọng điệu có vẻ đã kém hào hứng. Roosevelt lại đưa cho anh nàh báo chiếc bánh thứ 3 và bảo anh nhà báo ăn. Anh nàh báo nể tổng thống lắm nên cố ăn hết chiếc bánh thứ 3. Ăn xong Roosevelt lại hỏi anh cảm thấy thế nào. "Thưa tổng thống mặc dù chiếc bánh rất ngon, nhưng tôi đã quá no nên cố mãi mới ăn hết được"

Không nói không rằng, Roosevelt đưa cho anh nhà báo chiếc bánh thứ 4 và bảo anh ăn. Lúc này anh nhà báo nhẩy chồm lên. "Thưa ngàu tổng thống đáng kính, mặc dù rất tôn trong ngài nhưng tôi không thể ăn nổi chiếc bánh thứ 4 nữa, tôi quá ngấy rồi"

Lúc này Roosevelt mới thủng thẳng nói: "Cảm giác trúng cử lần thứ 4 của tôi nó cũng giống như anh ăn chiếc bánh thứ 4 đó"














 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ngoài ra Roosevelt còn cực kỳ mê tín. Ông không ao giờ đốt một điếu thuốc bằng bba que diêm, từ chối ngồi vào bàn có 13 người. Không bao giờ bắt đầu chuyến đi vào ngày thứ 6. Nhưng kỳ lạ thay, chiếc xe đưa xác ông từ Georgia (nơi ông mất) về Washington DC lại đúng vào thứ sáu ngày 13












 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trên tường khu tưởng niệm ghi những câu nói của ông khi còn sống. VD như câu này "Chúng ta phải trở thành khẩu đại pháo của nền dân chủ"








 

duyhh

Xe tải
Biển số
OF-58184
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
311
Động cơ
447,717 Mã lực
Civil war

Thôi đã chém về Lincohn thì tiện chém luôn về Civil war (Cuộc nội chiến Mỹ)

Chiến tranh bên ngoài nước Mỹ thì rất nhiều nhưng trên đất Mỹ chỉ có 2 cuộc chiến, đó là cuộc chiến giành độc lập và cuộc nội chiến Mỹ. Một cuộc chiến lấy quyền được tự quyết từ tay người Anh và một cuộc chiến nói lên sức mạnh của liên bang và đảm bảo vững chắc cho sự tồn tại của liên bang không thể để nó tan vỡ.
Những mâu thuẫn đầu tiên giữa 2 miền nó không phải là chế độ nô lệ, mà là mâu thuẫn về thuế. Miền nam lấy nông nghiệp làm gốc, đảng dân chủ làm nền, muốn thuế quan thấp để mua rẻ các đồ từ châu Âu sang. Còn các bang miền bắc với ngành công nghiệp non trẻ muốn duy trì và áp đặt một mức thuế cao để bảo vệ sản xuất trong nước.
Tiến thêm một bước, khi đảng cộng hoà được thành lập ở miền bắc. Với những tư duy mới, tiến bộ hơn đảng cộng hoà kiên quyết bỏ chế độ nô lệ. Còn miền nam với những cánh đồng bông phì nhiêu, nếu bỏ nô lệ thì lấy ai làm nên kiên quyết muốn giữ.
Vấn đề nô lệ chuyển từ sắc thái kinh tế sang sắc thái chính trị rất nhanh. Chắc bị các thế lực thù địch với miền nam xúi giục, các cuộc nô lệ nổi dậy liên tiếp diễn ra. Họ cướp, hiếp, giết...những ông chủ da trắng. Nhưng cuộc nổi dậy đã bị dìm trong bể máu, những người chủ đồn điền được trang bị tốt hơn về súng ống, nên dẹp nổi loạn không mấy khó khăn. Để đỡ loạn họ áp dụng chính sách ngu dân, cấm người da đen học đọc, viết
Đúng thời điểm này cuốn "Túp lều bác Tôm" xuất bản. Với câu chuyện đẫm nước mắt bà Stowe đã thuyết phục được hàng triệu độc giả trên khắp nước Mỹ lên án một chế độ nô lệ vô luân. Từ cuốn sách đó phong trào giải phóng nô lệ càng nóng hơn bao giờ hết
Năm 1850 các bang miền nam tuyên bố họ tự xử các vấn đề nô lệ của họ mà không cần đến liên bang.
Năm 1860 nước Mỹ có cuộc bầu cử tổng thống, Abraham Lincohn trúng cử và việc đầu tiên ông muốn làm là cứu lấy liên bang đang trên đà tan vỡ. Nhưng không thành công, ngay lập tức 6 bang miền nam ly khai. Họ thành lập hợp bang (Confederation) và bầu lên vị tổng thống của họ là Jefferson Davis.
Các nước bên bờ phía đông của Đại tây dương nghe tin Mỹ bị chia rẽ thì mừng lắm. Vả lại miền nam muốn duy trì mức thuế thấp với châu Âu nên các ông lớn Anh, Pháp lức giờ nhăm nhe công nhận chính quyền hợp bang. Nhưng Lincohn là một tay quái kiệt, nhân cuộc khủng hoảng Trent với Anh, ông đã khéo léo giải quyết để Anh không công nhận chính quyền hợp bang và hạn chế viện trợ cho miền nam.
Có câu chuyện rất hay trong cuộc chiến này là tướng Robert Lee, lúc đầu ông được đề cử làm thống lĩnh quân đội miền bắc, nhưng ông từ chối. Sau này ông về quê rồi thế quái nào lại làm đại tướng chỉ huy quân liên minh miền nam. Mặc dù bản thân ông cũng chẳng ưa gì chế độ nô lệ.
Vào ngày 12/4/1861 phát súng đầu tiên của bang South Carolina đã khơi mào cho cuộc chiến tranh nam bắc. Trong 4 năm trời các vùng Virginia, lưu vực sông Mississippi và các bang bên bờ Đại tây duơng ngập tràn trong khói lửa, điêu tàn, đói rét và bệnh tật....
Ngày 22 tháng 9 năm 1862 Lincohn ra tuyên ngôn giải phóng nô lệ
Binh lính miền nam được chỉ huy tốt và có truyền thống quân sự. Các tướng miền bắc phần nhiều kém hơn. Nhưng miền bắc áp dụng được các loại vũ khí mới, dùng đường sắt làm hậu cần và chuyển quân...Công nghệ tốt hơn. Hơn nữa, miền nam chỉ có 11 bang với 9 triệu dân chống lại 25 bang của miền bắc với 22 triệu dân. Nên phải đánh nhanh, thắng nhanh. Lúc đầu quân miền nam dưới sự lãnh đạo của tướng Lee giành chiến thắng liên tiếp. Nhưng khi đánh chiếm Washington thì bị chặn lại ở Gettysburg. Kể từ đây cuộc chiến đảo chiều
Bốn tháng sau Lincohn đọc diễn văn Gettysburg. Một trong những bài diễn văn hùng hồn nhất trong lịch sử nhân loại. Với tầm nhìn vượt thời đại. Trong suốt bài diễn văn ông chỉ ca ngợi nước Mỹ vĩ đại, Lincoln không nhắc đến công lao của riêng chiến sĩ nào, bên này hay bên kia chiến hào, Nam hay Bắc, mà ông vinh danh chung tất cả lý tưởng của những người hy sinh dù ở phe nào, và được kết hợp với các hành động sau đó của ông đã giúp cho sự hàn gắn vết thương chiến tranh và đoàn kết toàn dân. Cuối cùng ông khẳng định "Chính quyền do dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất"
Từ cuối năm 1863 quân miền bắc phong toả các cảng của miền nam. Tướng Grant chọc được vào giữa chia cắt lực lượng quân miền nam với quân miền tây. Sherman đánh xuống phía tây, chiếm Atlanta tiến về phía biển và đánh ngược lên phía bắc. Các cánh quân miền nam lúc này bị chia cắt hoàn toàn, không thể hội tụ được và vào ngày 9/4/1865 Đại tướng Robert Lee của miền nam đã phải đầu hàng ở Appomattox. Kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu trong lịch sử với hơn 700.000 người chết.
Cuộc nội chiến Mỹ cũng là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên của thế giới với lần đầu tham gia bởi chiến hạm, mìn, thuỷ lôi....nó cũng nói lên tầm quan trọng của vũ khí hiện đại và các phương tiện công nghiệp.

Thế nhưng nếu không nói đến việc quân miền nam đầu hàng ra sao thì chưa thể nói lên được cái tầm của Lincohn về hoà giải dân tộc.
Sau khi bị mất hoàn toàn thế trận trong cuộc chiến, đã có những người khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: "Nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần". Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:

1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.


Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.

Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chúng Quốc vững vàng của chúng ta”

Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.

Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln. Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung. Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng một cách thoải mái”
Sau cuộc nội chiến này Hoa kỳ đã tiến thẳng lên cường quốc


Trận chiến Gettysburg tranh của Philippoteaux





Chi tiết trong bức tranh








Mầu áo, mầu cờ của người lính liên minh miền nam và lính liên bang miền bắc





Thương thuyết đầu hàng của tướng Lee với tướng Grant. Tướng Grant ngồi bên trái, tướng Lee người cao râu quai nón ngồi bên phải


Civil war

Thôi đã chém về Lincohn thì tiện chém luôn về Civil war (Cuộc nội chiến Mỹ)

Chiến tranh bên ngoài nước Mỹ thì rất nhiều nhưng trên đất Mỹ chỉ có 2 cuộc chiến, đó là cuộc chiến giành độc lập và cuộc nội chiến Mỹ. Một cuộc chiến lấy quyền được tự quyết từ tay người Anh và một cuộc chiến nói lên sức mạnh của liên bang và đảm bảo vững chắc cho sự tồn tại của liên bang không thể để nó tan vỡ.
Những mâu thuẫn đầu tiên giữa 2 miền nó không phải là chế độ nô lệ, mà là mâu thuẫn về thuế. Miền nam lấy nông nghiệp làm gốc, đảng dân chủ làm nền, muốn thuế quan thấp để mua rẻ các đồ từ châu Âu sang. Còn các bang miền bắc với ngành công nghiệp non trẻ muốn duy trì và áp đặt một mức thuế cao để bảo vệ sản xuất trong nước.
Tiến thêm một bước, khi đảng cộng hoà được thành lập ở miền bắc. Với những tư duy mới, tiến bộ hơn đảng cộng hoà kiên quyết bỏ chế độ nô lệ. Còn miền nam với những cánh đồng bông phì nhiêu, nếu bỏ nô lệ thì lấy ai làm nên kiên quyết muốn giữ.
Vấn đề nô lệ chuyển từ sắc thái kinh tế sang sắc thái chính trị rất nhanh. Chắc bị các thế lực thù địch với miền nam xúi giục, các cuộc nô lệ nổi dậy liên tiếp diễn ra. Họ cướp, hiếp, giết...những ông chủ da trắng. Nhưng cuộc nổi dậy đã bị dìm trong bể máu, những người chủ đồn điền được trang bị tốt hơn về súng ống, nên dẹp nổi loạn không mấy khó khăn. Để đỡ loạn họ áp dụng chính sách ngu dân, cấm người da đen học đọc, viết
Đúng thời điểm này cuốn "Túp lều bác Tôm" xuất bản. Với câu chuyện đẫm nước mắt bà Stowe đã thuyết phục được hàng triệu độc giả trên khắp nước Mỹ lên án một chế độ nô lệ vô luân. Từ cuốn sách đó phong trào giải phóng nô lệ càng nóng hơn bao giờ hết
Năm 1850 các bang miền nam tuyên bố họ tự xử các vấn đề nô lệ của họ mà không cần đến liên bang.
Năm 1860 nước Mỹ có cuộc bầu cử tổng thống, Abraham Lincohn trúng cử và việc đầu tiên ông muốn làm là cứu lấy liên bang đang trên đà tan vỡ. Nhưng không thành công, ngay lập tức 6 bang miền nam ly khai. Họ thành lập hợp bang (Confederation) và bầu lên vị tổng thống của họ là Jefferson Davis.
Các nước bên bờ phía đông của Đại tây dương nghe tin Mỹ bị chia rẽ thì mừng lắm. Vả lại miền nam muốn duy trì mức thuế thấp với châu Âu nên các ông lớn Anh, Pháp lức giờ nhăm nhe công nhận chính quyền hợp bang. Nhưng Lincohn là một tay quái kiệt, nhân cuộc khủng hoảng Trent với Anh, ông đã khéo léo giải quyết để Anh không công nhận chính quyền hợp bang và hạn chế viện trợ cho miền nam.
Có câu chuyện rất hay trong cuộc chiến này là tướng Robert Lee, lúc đầu ông được đề cử làm thống lĩnh quân đội miền bắc, nhưng ông từ chối. Sau này ông về quê rồi thế quái nào lại làm đại tướng chỉ huy quân liên minh miền nam. Mặc dù bản thân ông cũng chẳng ưa gì chế độ nô lệ.
Vào ngày 12/4/1861 phát súng đầu tiên của bang South Carolina đã khơi mào cho cuộc chiến tranh nam bắc. Trong 4 năm trời các vùng Virginia, lưu vực sông Mississippi và các bang bên bờ Đại tây duơng ngập tràn trong khói lửa, điêu tàn, đói rét và bệnh tật....
Ngày 22 tháng 9 năm 1862 Lincohn ra tuyên ngôn giải phóng nô lệ
Binh lính miền nam được chỉ huy tốt và có truyền thống quân sự. Các tướng miền bắc phần nhiều kém hơn. Nhưng miền bắc áp dụng được các loại vũ khí mới, dùng đường sắt làm hậu cần và chuyển quân...Công nghệ tốt hơn. Hơn nữa, miền nam chỉ có 11 bang với 9 triệu dân chống lại 25 bang của miền bắc với 22 triệu dân. Nên phải đánh nhanh, thắng nhanh. Lúc đầu quân miền nam dưới sự lãnh đạo của tướng Lee giành chiến thắng liên tiếp. Nhưng khi đánh chiếm Washington thì bị chặn lại ở Gettysburg. Kể từ đây cuộc chiến đảo chiều
Bốn tháng sau Lincohn đọc diễn văn Gettysburg. Một trong những bài diễn văn hùng hồn nhất trong lịch sử nhân loại. Với tầm nhìn vượt thời đại. Trong suốt bài diễn văn ông chỉ ca ngợi nước Mỹ vĩ đại, Lincoln không nhắc đến công lao của riêng chiến sĩ nào, bên này hay bên kia chiến hào, Nam hay Bắc, mà ông vinh danh chung tất cả lý tưởng của những người hy sinh dù ở phe nào, và được kết hợp với các hành động sau đó của ông đã giúp cho sự hàn gắn vết thương chiến tranh và đoàn kết toàn dân. Cuối cùng ông khẳng định "Chính quyền do dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất"
Từ cuối năm 1863 quân miền bắc phong toả các cảng của miền nam. Tướng Grant chọc được vào giữa chia cắt lực lượng quân miền nam với quân miền tây. Sherman đánh xuống phía tây, chiếm Atlanta tiến về phía biển và đánh ngược lên phía bắc. Các cánh quân miền nam lúc này bị chia cắt hoàn toàn, không thể hội tụ được và vào ngày 9/4/1865 Đại tướng Robert Lee của miền nam đã phải đầu hàng ở Appomattox. Kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu trong lịch sử với hơn 700.000 người chết.
Cuộc nội chiến Mỹ cũng là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên của thế giới với lần đầu tham gia bởi chiến hạm, mìn, thuỷ lôi....nó cũng nói lên tầm quan trọng của vũ khí hiện đại và các phương tiện công nghiệp.

Thế nhưng nếu không nói đến việc quân miền nam đầu hàng ra sao thì chưa thể nói lên được cái tầm của Lincohn về hoà giải dân tộc.
Sau khi bị mất hoàn toàn thế trận trong cuộc chiến, đã có những người khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: "Nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần". Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:

1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.


Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.

Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chúng Quốc vững vàng của chúng ta”

Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.

Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln. Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung. Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng một cách thoải mái”
Sau cuộc nội chiến này Hoa kỳ đã tiến thẳng lên cường quốc


Trận chiến Gettysburg tranh của Philippoteaux





Chi tiết trong bức tranh








Mầu áo, mầu cờ của người lính liên minh miền nam và lính liên bang miền bắc





Thương thuyết đầu hàng của tướng Lee với tướng Grant. Tướng Grant ngồi bên trái, tướng Lee người cao râu quai nón ngồi bên phải


Civil war

Thôi đã chém về Lincohn thì tiện chém luôn về Civil war (Cuộc nội chiến Mỹ)

Chiến tranh bên ngoài nước Mỹ thì rất nhiều nhưng trên đất Mỹ chỉ có 2 cuộc chiến, đó là cuộc chiến giành độc lập và cuộc nội chiến Mỹ. Một cuộc chiến lấy quyền được tự quyết từ tay người Anh và một cuộc chiến nói lên sức mạnh của liên bang và đảm bảo vững chắc cho sự tồn tại của liên bang không thể để nó tan vỡ.
Những mâu thuẫn đầu tiên giữa 2 miền nó không phải là chế độ nô lệ, mà là mâu thuẫn về thuế. Miền nam lấy nông nghiệp làm gốc, đảng dân chủ làm nền, muốn thuế quan thấp để mua rẻ các đồ từ châu Âu sang. Còn các bang miền bắc với ngành công nghiệp non trẻ muốn duy trì và áp đặt một mức thuế cao để bảo vệ sản xuất trong nước.
Tiến thêm một bước, khi đảng cộng hoà được thành lập ở miền bắc. Với những tư duy mới, tiến bộ hơn đảng cộng hoà kiên quyết bỏ chế độ nô lệ. Còn miền nam với những cánh đồng bông phì nhiêu, nếu bỏ nô lệ thì lấy ai làm nên kiên quyết muốn giữ.
Vấn đề nô lệ chuyển từ sắc thái kinh tế sang sắc thái chính trị rất nhanh. Chắc bị các thế lực thù địch với miền nam xúi giục, các cuộc nô lệ nổi dậy liên tiếp diễn ra. Họ cướp, hiếp, giết...những ông chủ da trắng. Nhưng cuộc nổi dậy đã bị dìm trong bể máu, những người chủ đồn điền được trang bị tốt hơn về súng ống, nên dẹp nổi loạn không mấy khó khăn. Để đỡ loạn họ áp dụng chính sách ngu dân, cấm người da đen học đọc, viết
Đúng thời điểm này cuốn "Túp lều bác Tôm" xuất bản. Với câu chuyện đẫm nước mắt bà Stowe đã thuyết phục được hàng triệu độc giả trên khắp nước Mỹ lên án một chế độ nô lệ vô luân. Từ cuốn sách đó phong trào giải phóng nô lệ càng nóng hơn bao giờ hết
Năm 1850 các bang miền nam tuyên bố họ tự xử các vấn đề nô lệ của họ mà không cần đến liên bang.
Năm 1860 nước Mỹ có cuộc bầu cử tổng thống, Abraham Lincohn trúng cử và việc đầu tiên ông muốn làm là cứu lấy liên bang đang trên đà tan vỡ. Nhưng không thành công, ngay lập tức 6 bang miền nam ly khai. Họ thành lập hợp bang (Confederation) và bầu lên vị tổng thống của họ là Jefferson Davis.
Các nước bên bờ phía đông của Đại tây dương nghe tin Mỹ bị chia rẽ thì mừng lắm. Vả lại miền nam muốn duy trì mức thuế thấp với châu Âu nên các ông lớn Anh, Pháp lức giờ nhăm nhe công nhận chính quyền hợp bang. Nhưng Lincohn là một tay quái kiệt, nhân cuộc khủng hoảng Trent với Anh, ông đã khéo léo giải quyết để Anh không công nhận chính quyền hợp bang và hạn chế viện trợ cho miền nam.
Có câu chuyện rất hay trong cuộc chiến này là tướng Robert Lee, lúc đầu ông được đề cử làm thống lĩnh quân đội miền bắc, nhưng ông từ chối. Sau này ông về quê rồi thế quái nào lại làm đại tướng chỉ huy quân liên minh miền nam. Mặc dù bản thân ông cũng chẳng ưa gì chế độ nô lệ.
Vào ngày 12/4/1861 phát súng đầu tiên của bang South Carolina đã khơi mào cho cuộc chiến tranh nam bắc. Trong 4 năm trời các vùng Virginia, lưu vực sông Mississippi và các bang bên bờ Đại tây duơng ngập tràn trong khói lửa, điêu tàn, đói rét và bệnh tật....
Ngày 22 tháng 9 năm 1862 Lincohn ra tuyên ngôn giải phóng nô lệ
Binh lính miền nam được chỉ huy tốt và có truyền thống quân sự. Các tướng miền bắc phần nhiều kém hơn. Nhưng miền bắc áp dụng được các loại vũ khí mới, dùng đường sắt làm hậu cần và chuyển quân...Công nghệ tốt hơn. Hơn nữa, miền nam chỉ có 11 bang với 9 triệu dân chống lại 25 bang của miền bắc với 22 triệu dân. Nên phải đánh nhanh, thắng nhanh. Lúc đầu quân miền nam dưới sự lãnh đạo của tướng Lee giành chiến thắng liên tiếp. Nhưng khi đánh chiếm Washington thì bị chặn lại ở Gettysburg. Kể từ đây cuộc chiến đảo chiều
Bốn tháng sau Lincohn đọc diễn văn Gettysburg. Một trong những bài diễn văn hùng hồn nhất trong lịch sử nhân loại. Với tầm nhìn vượt thời đại. Trong suốt bài diễn văn ông chỉ ca ngợi nước Mỹ vĩ đại, Lincoln không nhắc đến công lao của riêng chiến sĩ nào, bên này hay bên kia chiến hào, Nam hay Bắc, mà ông vinh danh chung tất cả lý tưởng của những người hy sinh dù ở phe nào, và được kết hợp với các hành động sau đó của ông đã giúp cho sự hàn gắn vết thương chiến tranh và đoàn kết toàn dân. Cuối cùng ông khẳng định "Chính quyền do dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất"
Từ cuối năm 1863 quân miền bắc phong toả các cảng của miền nam. Tướng Grant chọc được vào giữa chia cắt lực lượng quân miền nam với quân miền tây. Sherman đánh xuống phía tây, chiếm Atlanta tiến về phía biển và đánh ngược lên phía bắc. Các cánh quân miền nam lúc này bị chia cắt hoàn toàn, không thể hội tụ được và vào ngày 9/4/1865 Đại tướng Robert Lee của miền nam đã phải đầu hàng ở Appomattox. Kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu trong lịch sử với hơn 700.000 người chết.
Cuộc nội chiến Mỹ cũng là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên của thế giới với lần đầu tham gia bởi chiến hạm, mìn, thuỷ lôi....nó cũng nói lên tầm quan trọng của vũ khí hiện đại và các phương tiện công nghiệp.

Thế nhưng nếu không nói đến việc quân miền nam đầu hàng ra sao thì chưa thể nói lên được cái tầm của Lincohn về hoà giải dân tộc.
Sau khi bị mất hoàn toàn thế trận trong cuộc chiến, đã có những người khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: "Nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần". Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:

1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.


Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.

Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chúng Quốc vững vàng của chúng ta”

Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.

Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln. Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung. Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng một cách thoải mái”
Sau cuộc nội chiến này Hoa kỳ đã tiến thẳng lên cường quốc


Trận chiến Gettysburg tranh của Philippoteaux





Chi tiết trong bức tranh








Mầu áo, mầu cờ của người lính liên minh miền nam và lính liên bang miền bắc





Thương thuyết đầu hàng của tướng Lee với tướng Grant. Tướng Grant ngồi bên trái, tướng Lee người cao râu quai nón ngồi bên phải


Cám ơn cụ TungNguyenMD bài viết về kết thúc một cuộc chiến quá hay và nhân văn rất xúc động, với những vị tướng như thế này thì có thất bại ở đâu đó chỉ là tạm thời,cuối cùng họ sẽ thắng.
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,753
Động cơ
523,888 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Franklin Roosevelt được coi là Big Four Presidents của nước Mỹ. Gồm có Washington - nhà lập quốc, Jefferson - người viết tuyên ngôn độc lập, Lincohn - Người giải phóng nô lệ và Roosevelt - người dẫn dắt nước Mỹ tới hùng cường.

Ấy thế nhưng xem qua vụ này Mỹ lại kém ta, không có ông nào là all in one như ở ta. Và đương nhiên như thế nên ở đây họ phải xây đến 4 cái đài tưởng niệm cho 4 ông. Nhưng chi phí chắc cũng rẻ vì em đi các đài tưởng niệm của 4 ông này toàn thấy cái nhà không, chẳng mất chi phí vận hành gì cả.



Không mầu mè, hoành tráng chỉ có mấy tấm đá granite ghi tên vị tổng thống và nhiệm kỳ của ông, thế thôi.







Tượng FDR bên ngoài, toàn để chim ỉa lên đầu, bất kính với lãnh đạo quá








Có BTL trông nom và khai thác đấy nhưng công nghệ cao nên tàng hình rùi cụ nhá ;))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top