Người Mỹ - Anh là ai
CÓ lẽ chỉ duy nhất trên thế giới, khi bạn đến đây, đứng giữa thủ đô của nước Mỹ mà hét lên "I am a American" thì chẳng ai để ý đến bạn, họ coi đó là chuyện bình thường, là đương nhiên. Trên thực tế trong suốt những ngày ở Mỹ, tôi không bị coi là người nước ngoài cho đến khi nào tôi nhờ trợ giúp (Hỏi đường, nhờ nhặt hộ tiền xu.....) thì tôi phải nói "I am foreigner", lúc đó người ta mới biết. Mặc dù từ bên ngoài đến bên trong tôi đặc sệt là người đông Á
Những người đầu tiên đến đây lập quốc là những người có dòng máu Ăng lô xắc xông (Anglo - Saxon). Họ thường là những tín đồ Thanh giáo, chạy trốn khỏi sự bất ổn tôn giáo ở quê hương, sang đây lập nghiệp. Dần dần những người không còn được quê hương dung túng họ cũng bán thân vong quốc sang vùng tân thế giới. Trải qua quá trình lập quốc đến nay cả mấy trăm năm, những dòng người từ khắp nơi trên thế giới, đủ mọi mầu da, giống nòi đều kéo đến đây tìm kiếm cơ hội mới.
Nghe tả thì có vẻ như một lũ ô hợp, không bản sắc nhưng không nước Mỹ có bản sắc riêng, mỗi dân tộc, mỗi mầu da chỉ là những miếng ghép trong bức tranh mosaic lên bản đồ nước Mỹ. Được như thế do nước Mỹ có khái niệm Melting pot (Nồi hầm nhừ các dân tộc).
Khi tới nước Mỹ, bất kể bạn là ai. Quý tộc hay dân thường, đĩ điếm hay phu nhân, giáo sư hay trộm cướp....bạn phải gạt bỏ toàn bộ những giá trị xưa cũ mà khoác lên người những bộ cánh mới mang dòng chữ Made in USA.
Quý tộc ư? hãy bỏ kiểu lề lối suốt ngày khệnh khạng đó đi, ra đường lao động, nếu anh thành công anh được đánh giá cao, còn anh thất bại thì cái mác quý tộc từ châu Âu cũng chẳng giúp được gì.
Kẻ phạm tội hoàn lương hoàn toàn có cơ hội vươn lên nếu anh chăm chỉ và có trí tuệ. Ở Mỹ người ta thường tự hào rằng mình đi lên từ hai bàn tay trắng, từ nghèo khó, chứ không tự hào về nguồn gốc, dòng giống như châu Âu.
Chính phủ, các tổ chức...luôn đánh giá cao tính sáng tạo cá nhân, đầu óc thực tiễn không vướng mắc hệ tư tưởng. Nhưng do đất rộng người thưa nên thời kỳ đầu người ta phải dựa vào nhau mà sống. Nên nó có tinh thần làm việc nhóm rất tốt, dần dần nó thành tính cách người Mỹ: "Tốt bụng, hay giúp đỡ người khác"
Như mấy post trên tôi đã nói, khi lập quốc, những người cha lập quốc đã đề ra một Hiến pháp rất văn minh, với những quyền tự do của con người rồi chấp nhận cho đa nguyên đa đảng từ rất sớm, nên xã hội Mỹ sớm phát triển và lấy đó làm nền tảng. Ở Mỹ không ai có quyền cấm bạn nói nên chính kiến của mình cả.
Chính với tư tưởng thoáng đãng khá sớm, nên người Mỹ thường đơn giản và phóng khoáng hơn người châu Âu. Tinh thần quốc gia của họ cũng khác. VD người Pháp thì tinh thần quốc gia của họ thường dựa vào cơ sở huyết thống, lịch sử văn hoá trong dĩ vãng....Người Mỹ không có cơ sở ấy. Trên tinh thần cộng đồng, nền tảng chính trị tự nguyện..họ sẵn sàng bỏ hết chức tước, địa vị để trở thành một người mới, và từ đó xây dựng tinh thần quốc gia dự trên những giá trị sẵn có
Hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Henry Ford - cha đẻ hãng xe Ford. Nhân dịp lễ tốt nghiệp học tiếng Anh cho những công dân di cư sang Mỹ của ông. Ông cho làm một vở kịch. Một bên ông vẽ con tàu đậu trên bến cảng, những người nhập cư đi ra từ đấy. Ở giữa ông cho đặt một cái lò, người nhập cư khi từ bến tầu đi ra qua cái lò, họ bỏ hết những bộ quần áo cũ bẩn, rách rưới lại. Mặc lên người những bộ quần áo tươm tất , mặt mũi ai đấy đều vui mừng hớn hở đi ra khỏi lò. Mọi người hỏi người vừa đi ra:
"Anh là người Ba Lan à?" "Chị là người Ý à?"......Tất cả đều trả lời
"Không! Tôi là người Mỹ".
Ở chân tượng Nữ thần Tự do có một cái biển đồng gắn một bài thơ 14 dòng nói về những người nhập cư với những dòng chữ như sau (đoạn trích)
"Hãy đưa đến cho ta những người mệt mỏi, cơ cực
Co ro mà vẫn ao ước được thở không khí tự do
Ta giơ ngọn đuốc lên bên cạnh tấm cửa vàng"
Ý nói những mảnh đời đói khổ ở trên thế giới hãy đến đây, sẽ có ánh sáng của thần soi đường cho đến bến bờ hạnh phúc
Nói thế chứ nước Mỹ không hầm nhừ hết được, họ chỉ hầm được những cái tính cách, tạo thành một tinh thần Mỹ chung. Chứ trong các cộng đồng họ vẫn giữ những nét văn hoá riêng của họ. Và tiếng Anh là cầu nối chung.
Nhưng nhóm nhỏ trong những người da trắng nhập cư đầu tiên xuất hiện những quan điểm hẹp hòi. Họ hạn chế nhập cư và đề cao dân da trắng gốc Anglo Saxon theo Tân giáo. Bộ phận này gọi là WASP viết tắt của các từ; W; White (Da trắng) - A: Anglo - S: Saxon - P: Protestant
Nhưng đó chỉ là nhóm nhỏ, ở Mỹ bạn hoàn toàn được bình đẳng về cơ hội, nhưng không bình quân về lợi tức. Cái bình quân về lợi tức chỉ có ở chủ nghĩa Cộng sản mà thôi