Civil war
Thôi đã chém về Lincohn thì tiện chém luôn về Civil war (Cuộc nội chiến Mỹ)
Chiến tranh bên ngoài nước Mỹ thì rất nhiều nhưng trên đất Mỹ chỉ có 2 cuộc chiến, đó là cuộc chiến giành độc lập và cuộc nội chiến Mỹ. Một cuộc chiến lấy quyền được tự quyết từ tay người Anh và một cuộc chiến nói lên sức mạnh của liên bang và đảm bảo vững chắc cho sự tồn tại của liên bang không thể để nó tan vỡ.
Những mâu thuẫn đầu tiên giữa 2 miền nó không phải là chế độ nô lệ, mà là mâu thuẫn về thuế. Miền nam lấy nông nghiệp làm gốc, đảng dân chủ làm nền, muốn thuế quan thấp để mua rẻ các đồ từ châu Âu sang. Còn các bang miền bắc với ngành công nghiệp non trẻ muốn duy trì và áp đặt một mức thuế cao để bảo vệ sản xuất trong nước.
Tiến thêm một bước, khi đảng cộng hoà được thành lập ở miền bắc. Với những tư duy mới, tiến bộ hơn đảng cộng hoà kiên quyết bỏ chế độ nô lệ. Còn miền nam với những cánh đồng bông phì nhiêu, nếu bỏ nô lệ thì lấy ai làm nên kiên quyết muốn giữ.
Vấn đề nô lệ chuyển từ sắc thái kinh tế sang sắc thái chính trị rất nhanh. Chắc bị các thế lực thù địch với miền nam xúi giục, các cuộc nô lệ nổi dậy liên tiếp diễn ra. Họ cướp, hiếp, giết...những ông chủ da trắng. Nhưng cuộc nổi dậy đã bị dìm trong bể máu, những người chủ đồn điền được trang bị tốt hơn về súng ống, nên dẹp nổi loạn không mấy khó khăn. Để đỡ loạn họ áp dụng chính sách ngu dân, cấm người da đen học đọc, viết
Đúng thời điểm này cuốn "Túp lều bác Tôm" xuất bản. Với câu chuyện đẫm nước mắt bà Stowe đã thuyết phục được hàng triệu độc giả trên khắp nước Mỹ lên án một chế độ nô lệ vô luân. Từ cuốn sách đó phong trào giải phóng nô lệ càng nóng hơn bao giờ hết
Năm 1850 các bang miền nam tuyên bố họ tự xử các vấn đề nô lệ của họ mà không cần đến liên bang.
Năm 1860 nước Mỹ có cuộc bầu cử tổng thống, Abraham Lincohn trúng cử và việc đầu tiên ông muốn làm là cứu lấy liên bang đang trên đà tan vỡ. Nhưng không thành công, ngay lập tức 6 bang miền nam ly khai. Họ thành lập hợp bang (Confederation) và bầu lên vị tổng thống của họ là Jefferson Davis.
Các nước bên bờ phía đông của Đại tây dương nghe tin Mỹ bị chia rẽ thì mừng lắm. Vả lại miền nam muốn duy trì mức thuế thấp với châu Âu nên các ông lớn Anh, Pháp lức giờ nhăm nhe công nhận chính quyền hợp bang. Nhưng Lincohn là một tay quái kiệt, nhân cuộc khủng hoảng Trent với Anh, ông đã khéo léo giải quyết để Anh không công nhận chính quyền hợp bang và hạn chế viện trợ cho miền nam.
Có câu chuyện rất hay trong cuộc chiến này là tướng Robert Lee, lúc đầu ông được đề cử làm thống lĩnh quân đội miền bắc, nhưng ông từ chối. Sau này ông về quê rồi thế quái nào lại làm đại tướng chỉ huy quân liên minh miền nam. Mặc dù bản thân ông cũng chẳng ưa gì chế độ nô lệ.
Vào ngày 12/4/1861 phát súng đầu tiên của bang South Carolina đã khơi mào cho cuộc chiến tranh nam bắc. Trong 4 năm trời các vùng Virginia, lưu vực sông Mississippi và các bang bên bờ Đại tây duơng ngập tràn trong khói lửa, điêu tàn, đói rét và bệnh tật....
Ngày 22 tháng 9 năm 1862 Lincohn ra tuyên ngôn giải phóng nô lệ
Binh lính miền nam được chỉ huy tốt và có truyền thống quân sự. Các tướng miền bắc phần nhiều kém hơn. Nhưng miền bắc áp dụng được các loại vũ khí mới, dùng đường sắt làm hậu cần và chuyển quân...Công nghệ tốt hơn. Hơn nữa, miền nam chỉ có 11 bang với 9 triệu dân chống lại 25 bang của miền bắc với 22 triệu dân. Nên phải đánh nhanh, thắng nhanh. Lúc đầu quân miền nam dưới sự lãnh đạo của tướng Lee giành chiến thắng liên tiếp. Nhưng khi đánh chiếm Washington thì bị chặn lại ở Gettysburg. Kể từ đây cuộc chiến đảo chiều
Bốn tháng sau Lincohn đọc diễn văn Gettysburg. Một trong những bài diễn văn hùng hồn nhất trong lịch sử nhân loại. Với tầm nhìn vượt thời đại. Trong suốt bài diễn văn ông chỉ ca ngợi nước Mỹ vĩ đại, Lincoln không nhắc đến công lao của riêng chiến sĩ nào, bên này hay bên kia chiến hào, Nam hay Bắc, mà ông vinh danh chung tất cả lý tưởng của những người hy sinh dù ở phe nào, và được kết hợp với các hành động sau đó của ông đã giúp cho sự hàn gắn vết thương chiến tranh và đoàn kết toàn dân. Cuối cùng ông khẳng định "Chính quyền do dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất"
Từ cuối năm 1863 quân miền bắc phong toả các cảng của miền nam. Tướng Grant chọc được vào giữa chia cắt lực lượng quân miền nam với quân miền tây. Sherman đánh xuống phía tây, chiếm Atlanta tiến về phía biển và đánh ngược lên phía bắc. Các cánh quân miền nam lúc này bị chia cắt hoàn toàn, không thể hội tụ được và vào ngày 9/4/1865 Đại tướng Robert Lee của miền nam đã phải đầu hàng ở Appomattox. Kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu trong lịch sử với hơn 700.000 người chết.
Cuộc nội chiến Mỹ cũng là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên của thế giới với lần đầu tham gia bởi chiến hạm, mìn, thuỷ lôi....nó cũng nói lên tầm quan trọng của vũ khí hiện đại và các phương tiện công nghiệp.
Thế nhưng nếu không nói đến việc quân miền nam đầu hàng ra sao thì chưa thể nói lên được cái tầm của Lincohn về hoà giải dân tộc.
Sau khi bị mất hoàn toàn thế trận trong cuộc chiến, đã có những người khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: "Nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần". Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:
1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.
Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói:
“Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.
Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền:
“Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại:
“Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chúng Quốc vững vàng của chúng ta”
Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.
Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln. Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung. Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant:
“Hãy để họ buông súng một cách thoải mái”
Sau cuộc nội chiến này Hoa kỳ đã tiến thẳng lên cường quốc