Tư liệu dưới đây được trích từ một bài báo của tác giả Minh Tâm in trên báo Tiền Phong năm 1994.
Nội dung nói về phiên tòa xét xử cụ Tạ Đình Đề, bà Phùng Lê Trân làm thẩm phán.
Trong OF có lẽ nhiều cụ đã từng biết về cụ Tạ Đình Đề, một huyền thoại tình báo từ giai đoạn tiền khởi nghĩa cho tới năm 1975 cùng hai vụ án nổi tiếng của cụ.
Nhưng chắc có lẽ ít người biết về bà thẩm phán Phùng Lê Trân, người đã có quyết định lịch sử "tha bổng" cụ Đề ngay tại Tòa vào ngày 12-6-1976.
Trong phiên xử kéo dài nhiều ngày, bà Phùng Lê Trân đã bác bỏ các cáo buộc phạm tội của VKS, đúng lý, đúng tình, có lập luận rõ ràng. Đến nỗi, đại diện VKS sau khi tranh luận với bà đã tự cảm thấy "hổ thẹn" và rút lại lời buộc tội cụ Tạ Đình Đề.
Phiên tòa này là hình ảnh mẫu mực của một nền tư pháp minh bạch, công bằng. Và bà thẩm phán Phùng Lê Trân xứng đáng được nhân dân tôn vinh.
Mặc dù vậy, các thông tin về bà khá ít ỏi. Đây cũng là lý do em lập topic này, với mong mỏi được biết thêm những thông tin quý báu về bà do các cụ chia sẻ.
Xin cám ơn các cụ.
Tác giả Minh Tâm từng viết trên báo Tiền Phong: “Sáu mươi năm về trước, sinh ra và chưa kịp thành thiếu nữ, cô bé Lê Trân phải cắp nón đi làm dâu nhà người. Ai mà ngờ được những năm tháng dậy thì của cô gái làng gốm Bát Tràng lại là những chuỗi ngày buồn tủi, u ám. 13 tuổi lấy chồng, 14 tuổi phải chịu tang bố chồng, 15 tuổi mẹ kế chồng mất, 16 tuổi, con trưởng bà cả lại nối gót theo cha. Vành khăn tang như nỗi đau định mệnh đè lên tuổi thơ của Lê Trân. Song buồn hơn cả là những đám tang là cuộc trốn chạy đức ông chồng không có tình yêu của cô gái bướng bỉnh. Lê Trân cam chịu “nhập gia tùy tục” theo đúng lễ giáo phong kiến nghĩa là làm dâu cật lực, làm dâu hết mình với nhà chồng, còn làm vợ thì không. Đêm tân hôn, cô dâu đóng trái cửa buồng, chong đèn thức trắng, kiên quyết không cho chú rể động phòng… Cuộc ú tim, đuổi bắt triền miên nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm mà chẳng hiểu bằng cách nào mà cô gái Bát Tràng, Hà Nội vẫn giữ mình nguyên vẹn cho người chồng mà cô chọn, thành hôn năm 1956… Cũng cần phải nói thêm rằng, để tự giải thoát, cô gái Lê Trân đã bí mật tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944. Năm 1948 cô bị giặc bắt ở Hòn Gai. Và cho tới nay, kỷ niệm về những ngày ăn cơm tù vẫn được lưu giữ mãi. Ấy là bộ răng giả mà cô phải mang trước “hạn định” nhiều năm, từ lúc con gái. Răng thật của cô bị thực dân Pháp “ưu ái” vặt trụi lúc ở tù, vì “can tội” dám thương xót, chăm sóc bạn tù bị tra tấn khi còn chưa biết là họ là ai…”
Tuổi thơ và cuộc đời cách mạng của bà Lê Trân có rất nhiều kỉ niệm. Thế nhưng những kỉ niệm ám ảnh bà nhiều nhất lại là kỉ niệm về công việc bà làm trong thời bình – Thẩm phán của TAND thành phố Hà Nội. Và kí ức sâu đậm nhất lại là về vụ án Tạ Đình Đề. Một vụ án mà khi bà tuyên án, những tràng pháo tay nổ ra giòn giã. Một người đàn bà nhỏ nhắn vì công lý mà cam đảm phá đi những “thông lệ xấu”. Bà dám tuyên Tạ Đình Đề vô tội và tha bổng ông tại phiên tòa được dư luận và nhân dân đặc biệt quan tâm. Những tiếng thì thầm: Bà chủ tọa lập luận sắc sảo quá… Ông Đề sắp được giải oan rồi”… những tiếng reo nể phục, tiếng reo yêu thương.
Để có thể tuyên bản án như vậy. Bà Lê Trân đã phải trăn trở không ít. Sau này, tâm sự về hậu trường vụ án Tạ Đình Đề, bà Phùng Lê Trân có nói về những áp lực mà mình gặp phải: Ông Đề không có tội. Tôi không thể… vẽ tội cho ông. Rất nhiều người không có thiện cảm với ông Đề đòi phải xử nặng. Tù giam… 10 năm, 15 năm chi đó, tôi không nghe. Sau, thấy diễn biến phiên tòa… khó luận tội, dư luận… nghiêng về bị cáo, lại có người “gợi ý”: Ít nhất phải … án treo… 18 tháng. Nhiều lúc, nhiều lúc… điên cái đầu! Trời ạ, sao mà lắm gợi ý thế… Nhưng mà tôi vẫn đi, vẫn xử. Và đã được chất vấn, nhiều, nhiều lắm, cả những người chưa bao giờ tôi biết mặt cũng cáu, cáu lắm! Sau đó thì… tôi ốm. Nằm viện hơn một tháng, lại được giao xử một vụ nữa… nhưng mà… không thể xử theo luật, tôi chối… trả hồ sơ cho Viện kiểm sát. Và rồi, nghỉ luôn tới hôm nay. Từ bấy đến nay, bà Trân sống bình yên, lương hưu… 343 ngàn! Đôi khi cũng… buồn lại vắng ông nhà tôi. Bà Trân không hề day dứt bởi lẽ: “Cuộc đời đã giúp tôi… tự do giúp tôi có một gia đình hạnh phúc. Tôi nỡ lòng nào xử oan cho ai!”
Chuyện về hai người phụ nữ có ảnh hưởng đến số phận của Tạ Đình Đề
Nội dung nói về phiên tòa xét xử cụ Tạ Đình Đề, bà Phùng Lê Trân làm thẩm phán.
Trong OF có lẽ nhiều cụ đã từng biết về cụ Tạ Đình Đề, một huyền thoại tình báo từ giai đoạn tiền khởi nghĩa cho tới năm 1975 cùng hai vụ án nổi tiếng của cụ.
Nhưng chắc có lẽ ít người biết về bà thẩm phán Phùng Lê Trân, người đã có quyết định lịch sử "tha bổng" cụ Đề ngay tại Tòa vào ngày 12-6-1976.
Trong phiên xử kéo dài nhiều ngày, bà Phùng Lê Trân đã bác bỏ các cáo buộc phạm tội của VKS, đúng lý, đúng tình, có lập luận rõ ràng. Đến nỗi, đại diện VKS sau khi tranh luận với bà đã tự cảm thấy "hổ thẹn" và rút lại lời buộc tội cụ Tạ Đình Đề.
Phiên tòa này là hình ảnh mẫu mực của một nền tư pháp minh bạch, công bằng. Và bà thẩm phán Phùng Lê Trân xứng đáng được nhân dân tôn vinh.
Mặc dù vậy, các thông tin về bà khá ít ỏi. Đây cũng là lý do em lập topic này, với mong mỏi được biết thêm những thông tin quý báu về bà do các cụ chia sẻ.
Xin cám ơn các cụ.
Tác giả Minh Tâm từng viết trên báo Tiền Phong: “Sáu mươi năm về trước, sinh ra và chưa kịp thành thiếu nữ, cô bé Lê Trân phải cắp nón đi làm dâu nhà người. Ai mà ngờ được những năm tháng dậy thì của cô gái làng gốm Bát Tràng lại là những chuỗi ngày buồn tủi, u ám. 13 tuổi lấy chồng, 14 tuổi phải chịu tang bố chồng, 15 tuổi mẹ kế chồng mất, 16 tuổi, con trưởng bà cả lại nối gót theo cha. Vành khăn tang như nỗi đau định mệnh đè lên tuổi thơ của Lê Trân. Song buồn hơn cả là những đám tang là cuộc trốn chạy đức ông chồng không có tình yêu của cô gái bướng bỉnh. Lê Trân cam chịu “nhập gia tùy tục” theo đúng lễ giáo phong kiến nghĩa là làm dâu cật lực, làm dâu hết mình với nhà chồng, còn làm vợ thì không. Đêm tân hôn, cô dâu đóng trái cửa buồng, chong đèn thức trắng, kiên quyết không cho chú rể động phòng… Cuộc ú tim, đuổi bắt triền miên nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm mà chẳng hiểu bằng cách nào mà cô gái Bát Tràng, Hà Nội vẫn giữ mình nguyên vẹn cho người chồng mà cô chọn, thành hôn năm 1956… Cũng cần phải nói thêm rằng, để tự giải thoát, cô gái Lê Trân đã bí mật tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944. Năm 1948 cô bị giặc bắt ở Hòn Gai. Và cho tới nay, kỷ niệm về những ngày ăn cơm tù vẫn được lưu giữ mãi. Ấy là bộ răng giả mà cô phải mang trước “hạn định” nhiều năm, từ lúc con gái. Răng thật của cô bị thực dân Pháp “ưu ái” vặt trụi lúc ở tù, vì “can tội” dám thương xót, chăm sóc bạn tù bị tra tấn khi còn chưa biết là họ là ai…”
Tuổi thơ và cuộc đời cách mạng của bà Lê Trân có rất nhiều kỉ niệm. Thế nhưng những kỉ niệm ám ảnh bà nhiều nhất lại là kỉ niệm về công việc bà làm trong thời bình – Thẩm phán của TAND thành phố Hà Nội. Và kí ức sâu đậm nhất lại là về vụ án Tạ Đình Đề. Một vụ án mà khi bà tuyên án, những tràng pháo tay nổ ra giòn giã. Một người đàn bà nhỏ nhắn vì công lý mà cam đảm phá đi những “thông lệ xấu”. Bà dám tuyên Tạ Đình Đề vô tội và tha bổng ông tại phiên tòa được dư luận và nhân dân đặc biệt quan tâm. Những tiếng thì thầm: Bà chủ tọa lập luận sắc sảo quá… Ông Đề sắp được giải oan rồi”… những tiếng reo nể phục, tiếng reo yêu thương.
Để có thể tuyên bản án như vậy. Bà Lê Trân đã phải trăn trở không ít. Sau này, tâm sự về hậu trường vụ án Tạ Đình Đề, bà Phùng Lê Trân có nói về những áp lực mà mình gặp phải: Ông Đề không có tội. Tôi không thể… vẽ tội cho ông. Rất nhiều người không có thiện cảm với ông Đề đòi phải xử nặng. Tù giam… 10 năm, 15 năm chi đó, tôi không nghe. Sau, thấy diễn biến phiên tòa… khó luận tội, dư luận… nghiêng về bị cáo, lại có người “gợi ý”: Ít nhất phải … án treo… 18 tháng. Nhiều lúc, nhiều lúc… điên cái đầu! Trời ạ, sao mà lắm gợi ý thế… Nhưng mà tôi vẫn đi, vẫn xử. Và đã được chất vấn, nhiều, nhiều lắm, cả những người chưa bao giờ tôi biết mặt cũng cáu, cáu lắm! Sau đó thì… tôi ốm. Nằm viện hơn một tháng, lại được giao xử một vụ nữa… nhưng mà… không thể xử theo luật, tôi chối… trả hồ sơ cho Viện kiểm sát. Và rồi, nghỉ luôn tới hôm nay. Từ bấy đến nay, bà Trân sống bình yên, lương hưu… 343 ngàn! Đôi khi cũng… buồn lại vắng ông nhà tôi. Bà Trân không hề day dứt bởi lẽ: “Cuộc đời đã giúp tôi… tự do giúp tôi có một gia đình hạnh phúc. Tôi nỡ lòng nào xử oan cho ai!”
Chuyện về hai người phụ nữ có ảnh hưởng đến số phận của Tạ Đình Đề