Em htrc đi vs 1 lão TQ thấy lão bảo mông cổ xin sáp nhập vs TQ xong chính phủ lấy ý kiến ng dân nhưng dân k đồng ý. Ko biết thật hay đùa? À còn cái nữa là tiếng trung ngày nay bắt nguồn từ mông cổ. Ng nhật bản cũng vậy sao ý. Cụ nào kiểm chứng vs em
Có phét không? Đợt trước thấy tự thiêu phản đối gì đấy, không tay sai mà phải tự thiêu?Bài hay quá. Em thêm : Ở Mông Cổ, đốt đuốc 1 năm cũng không tìm ra được người nào làm tay sai cho khựa.
Em vừa mới tham gia 1 cái hội thảo quốc tế ở Nhật, trình bày về kinh tế vĩ mô, có sự tham gia của cả Nhật, Mông Cổ, Việt nam và một số nước khác. Việt nam trình bày ngay trước Mông Cổ. Comment của mọi người là: cứ như from heaven to hell. Cụ thể là, Việt nam mình là heaven còn Mông Cổ là hell.7.
Người Mông ở Việt Nam (và các nước khác) là một bộ phận dân Mông Cổ đã thiên di. Điều đó là khẳng định của ông Dashtsevan. Ông đã nghiên cứu vấn đề này, đến cộng đồng Mông ở khắp các nước Đông Nam Á (Lào, Thái, Miama, Malaysia, Indonesia). Riêng ở Việt Nam, theo nguyện vọng của ông, tôi đã dẫn ông lên Bắc Hà để quan sát người Mông Bắc Hà.
Trong các tài liệu chính thức phổ biến ở Việt Nam, thì người Mông có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc, di cư đến VN khoảng trên dưới 300 năm, có bộ phận chỉ 100-150 năm, và ý kiến nguồn gốc Mông Cổ là lần đầu tiên tôi nghe từ ông Dashtseven, một người nghiên cứu khoa học xã hội Mông Cổ.
Ông Dashtseven khảo cứu về truyền thuyết nguồn gốc di cư, có cộng đồng dân cư nói rõ đi từ thảo nguyên Mông Cổ, có bộ phận không nói rõ, nhưng đều nhận từ thời gian gần (mấy trăm năm) là từ miền cao nguyên Tây Tạng.
Lịch sử văn hóa Mông Cổ gắn chặt với Tây Tạng. Hiện nay, chữ của người Mông Cổ chính là bộ chữ truyền thống Tây Tạng, trông như giun nhưng viết từ trên xuống. Khi cách mạng dân chủ thành công, người Mông Cổ bỏ bộ chữ Xlavo của Nga, dùng chữ truyền thống của mình. Chữ Tây Tạng truyền theo con đường truyền đạo Phật. Tương tự như các giáo sĩ Bồ làm chữ quốc ngữ cho người Việt. Các thiền sư Tây Tạng đã mang chữ của họ cho người Mông cổ trung đại. Và khi người Mông Cổ làm chủ Hoa Hạ, nô dịch người Hán, họ có mối liên hệ quan trọng với người Tây Tạng. Khi nhà Nguyên thất bại, bộ phận dân cư không phải quý tộc và quan lại đã ở lại vùng chân núi Tây Tạng. Đó là bộ phận dân cư của các bộ tộc nghèo, nhiều bộ tộc khác với các bộ tộc theo Tringit Khan làm vua ở triều đình. Và họ tiếp tục chạy nữa, sau triều Tống, đến triều Thanh chinh phục Tây Tạng, họ vẫn chạy. Họ di cư đến vùng đất mới sau thì phải chọn chỗ trên cao như Việt Nam, chứ không phải đâu cũng ở cao. Ở Lào, người Mông ở thấp.
Quá trình du mục thảo nguyên chuyển đến du mục trên các triền núi, người Mông bắt buộc phải thay đổi nhiều tập quán, nhưng giữ lại tập tục du mục, trang phục và ứng xử với ngựa. Ở Bảo tàng dân tộc tại Mông Cổ, có thể tìm thấy các bộ trang phục na ná người Mông Việt Nam. Tại sao chỉ có người Mông ở trên núi cheo leo vẫn gắn bó với con ngựa như thế? Khi đến Bắc Hà, ông Dashtseven chú ý tìm hiểu các từ ngữ liên quan đến ngựa, và thấy nó có nhiều tương đồng với người Mông Cổ. Người Việt gắn bó với con gà, con lợn, thì đực, cái, động tác của chúng đều có từ riêng, nhưng với ngựa thì không như vậy. Còn người Mông thì khác, ngựa đực, cái, động đực, chạy, phi... đều có từ riêng cả.
Ở Mông Cổ, con dê thịt ra quý nhất cái đầu, con ngựa thì quý nhất bộ ruột. Người Mông Việt Nam làm thắng cố không có bộ ruột thì coi như không thành. Họ đem những hoa quả thuốc thang ở vùng nhiệt đới cho vào món ruột, làm nên món đặc biệt của người Mông.
Thời xưa làm báo, tôi đã đọc văn bản của Văn phòng chính phủ hướng dẫn các báo gọi chính thức người Mông là "Mông", không phải H'mong như người Pháp gọi, vì người Mông tự gọi mình như thế (tuyệt nhiên không nên gọi là Mèo, vì đó cũng là cách gọi miệt thị có từ thời Pháp thuộc). Người Mông Cổ tự gọi mình là "Môn-gô". Từ "Mông" là một từ Mongo đã Việt Hóa (có nước gọi là Môn). Cho đến nay, có lẽ nước ta cũng nên không gọi tên nước người ta theo kiểu Hán là Mông Cổ nữa. Cứ nên gọi là Mongo thì có khó gì.
Thực ra, hầu như nước nào lân cận đường chinh phạt của Tringit Khan đều có chuyện cộng đồng người gốc Mongo. Nhân có cơ duyên đi Mông Cổ, gặp ông Dashtseven được biết nhiều chuyện, viết nên để hầu bạn FB một lần.
Mông Cổ có 1 người như ông Dashtseven, ở đâu có người Mông là đến để nghiên cứu, để điền dã. Người Việt mình có ai như thế không ạ?
(Hết phần 7)
Nga và Trung đều sát vách và khá cân bằng về thực lực thì nó mới dựa thằng này chống thằng kia được !Nga suy thoái thì họ cũng bỏ luôn chủ nghĩa CS và phá hết các tượng lãnh tụ CS của Nga để chuyển sang chế độ chính trị đa đảng luôn. Cứ giớ chiều nào xoay chiều đấy, không bảo thủ thì đât nước sẽ luôn thái bình
Không có kẻ thù vĩnh viễn cũng không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc trên hết. Em thấy các lãnh đạo làm được nhiều cho dân tộc mình đều có quan điểm nàyNga và Trung đều sát vách và khá cân bằng về thực lực thì nó mới dựa thằng này chống thằng kia được !
Mình thì dựa vào Thái dúi à
Vậy chung tay với 1 anh khác chỉ 2 anh thay phiên canh giữ hòa bình thế giới có dc tính là cân tất ko ạMông Cổ đã từng thống trị cả thế giới, cái này thì người VN mãi mãi không theo được.
Tks cụ đã post, em đọc hết một mạch,,,,,,