- Biển số
- OF-753624
- Ngày cấp bằng
- 20/12/20
- Số km
- 4,953
- Động cơ
- 22,707 Mã lực
Nhân dịp thớt đã đóng đang bàn về thành phần nội địa trong xuất khẩu, gia tài triết học VN và dân quyền tự do. Đọc trên mạng bài này thấy hay hay copy các cụ đọc chơi:
Có thể đề tài không thật thú vị với OF, nhưng chỉ nói chuyện khái niệm lý thuyết xã hội. Liên hệ trước 1945-1946. Nhẹ nhàng, tình cảm không cay cú
Vậy "tự do Bà Đầm xòe" là gì mà bị đập bán đồng nát? "tự do Bà Đầm xòe" có phải là "dân quyền tự do" như trong tiêu ngữ của Việt Nam "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" không?“Madam, nàng thật tuyệt vời, nhưng đồng hương của nàng ở xứ này, thật khốn nạn”. Câu thoại này được Me xừ Phán (Đào, Phở, và Piano), do Tuấn Hưng thủ vai thốt lên khi nhìn vào một bức tranh. Bức tranh này có gì đặc biệt? Có lẽ ít khán giả xem phim để ý.
Đạo diễn có lẽ cực kì tinh tế khi đặt bức tranh này trong bối cảnh phim. Đây là bức “Nữ thần tự do dẫn dắt Nhân dân” của họa sĩ người Pháp theo trường phái lãng mạn Eugène Delacroix vẽ về cuộc cách mạng năm 1830 tại Paris. Người phụ nữ trong bức tranh mô tả cho sự đấu tranh giành tự do của nhân dân Pháp.
Bức tranh nổi tiếng đến mức, người phụ nữ này chính là hình tượng mẫu cho các bức tượng Nữ thần tự do sau này được Pháp tặng cho Mỹ, và một số quốc gia khác, thậm chí tại vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội cũng đã từng có một phiên bản bức tượng Nữ thần tự do, mà người Hà Nội cũ còn gọi là bức tượng Bà Đầm xoè, sau này, bị đập bán đồng nát mẹ. Và cậu bé trong bức tranh gợi cảm hứng cho nhà văn Victor Hugo sáng tạo nhân vật Gavroche trong cuốn tiếu thuyết Những người khốn khổ nổi tiếng sau này.
Có thể đề tài không thật thú vị với OF, nhưng chỉ nói chuyện khái niệm lý thuyết xã hội. Liên hệ trước 1945-1946. Nhẹ nhàng, tình cảm không cay cú