[Funland] Bà Đầm xòe và dân quyền tự do

Trạng thái
Thớt đang đóng

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
View attachment 8386708
giật rồi nung chẩy là đúng cụ ạ, nó là cái nhục văn hoá quốc thể
1890 nó còn trèo lên đầu tháp rùa...
Thời Lê Trịnh ở đây có đình Tả Vọng (hồ Hoàn Kiếm lúc đó gọi là hồ Tả Vọng) nhưng đến đời Nguyễn thì không còn gì.

Tháp Rùa xây thời Pháp
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Ồ, thế bây giờ mình đi lễ chùa Ngũ Xã vái Phật A Di Đà thì vẫn vái bản chất Pháp thuộc à, bình mới rượu cũ...
Cụ chơi khó thế, thế thì không dám vái cái gì cả :) bây giờ thử hỏi cụ: Nếu chúng ta không chấp nhận biểu tượng tự do của Pháp Bà Đầm xoè, vậy dùng hình tượng gì để BIỂU TƯỢNG TỰ DO VIỆT? Hay không quan tâm biểu tượng tự do?
 

Colza

Xe hơi
Biển số
OF-825417
Ngày cấp bằng
25/1/23
Số km
171
Động cơ
6,229 Mã lực
Cụ chơi khó thế, thế thì không dám vái cái gì cả :) bây giờ thử hỏi cụ: Nếu chúng ta không chấp nhận biểu tượng tự do của Pháp Bà Đầm xoè, vậy dùng hình tượng gì để BIỂU TƯỢNG TỰ DO VIỆT? Hay không quan tâm biểu tượng tự do?
Em thấy rằng hình tướng quyết định thôi cụ.
Các cụ nhà ta có câu: "hòn đất đắp lên ông bụt" là vậy.
Bên kia họ có các giá trị của người ta, thì mình cũng có các giá trị riêng của mình. Tại sao phải khiên cưỡng theo một văn hóa mình không trải qua.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
902
Động cơ
477,816 Mã lực
Cụ chẳng hiểu cái con cc gì về VH, tháp Rùa cũng xd lồng ghép kiến trúc Pháp - Việt chứ có phải thuần Việt éo đâu, còn vô số các công trình mang tính biểu tượng mà Pháp xd tại HN đấy, theo ý cụ thì chắc phải đập hết cmn đi.
1- e có thời gian ở Pháp, e hiểu văn hoá Pháp, không dám nói là sâu sắc, nhưng chắc chắn hơn cụ;
2- e cũng hiểu cái tháp rùa ban đầu do ai xây, xây chứa hài cốt ai, và dân HN cũng đủ dũng khí để vứt cái hài cốt ấy đi;
3- nhưng vấn đề là cái GÒ nổi giữa Hồ Hoàn Kiếm ấy, nó đủ linh thiêng với người Việt hàng ngàn năm;
4- cụ muốn ngắm thêm tinh hội hoa tụ của Pháp nữa, hình như vẫn còn bộ hài cốt ở vườn hoa con cóc đấy ạ.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,214
Động cơ
84,740 Mã lực
Cứ mang tượng gọi là "Nữ thần tự do" đi tặng khắp nơi nhưng lại vẫn đi đô hộ nước khác làm dân của họ không có tự do; giải tán cái tượng này đi; trước đây có ở Việt nam phải giải tán là đúng rồi!
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,798 Mã lực
Tuổi
51
Tranh đó đây các kụ ây
Thật chứ em thấy ảnh madam đấy không hay bằng câu của chị Út Tịch.
 

NayruLove

Xe buýt
Biển số
OF-799546
Ngày cấp bằng
7/12/21
Số km
949
Động cơ
106,767 Mã lực
Nơi ở
Kokiri Forest
“Madam, nàng thật tuyệt vời, nhưng đồng hương của nàng ở xứ này, thật khốn nạn”
Ơ thế không phải madam đánh nhau với chính đồng hương của nàng à => đồng hương của nàng ở xứ của nàng cũng chẳng tuyệt vời mấy, vậy mà lại mong chờ đồng hương của nàng ở xứ này cũng tuyệt vời như nàng => dân trí thấp quá, nhìn bức tranh diễn giải sai hết ý nghĩa, buồn :(
Chính madam cũng phải đứng lên đấu tranh, nhìn bức tranh thì phải biết học tập nàng, lấy động lực chiến đấu thay vì đi than phiền chỉ trích chứ :))
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,798 Mã lực
Tuổi
51
Ơ thế không phải madam đánh nhau với chính đồng hương của nàng à => đồng hương của nàng ở xứ của nàng cũng chẳng tuyệt vời mấy, vậy mà lại mong chờ đồng hương của nàng ở xứ này cũng tuyệt vời như nàng => dân trí thấp quá, nhìn bức tranh diễn giải sai hết ý nghĩa, buồn :(
Chính madam cũng phải đứng lên đấu tranh giành độc lập, nhìn bức tranh thì phải biết học tập nàng, lấy động lực chiến đấu thay vì đi than phiền chỉ trích chứ :))
Madam không giành độc lập ah. Madam theo các mạng tư sản pháp.
Em nhớ đọc ls có cụ gì +sản (cỡ to to) lý luận tại tòa thực dân đại ý là các ông giờ cũng đang kháng chiến chống px đức, các ông kết tội tôi kiểu gì?
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,798 Mã lực
Tuổi
51
Nhân dịp thớt đã đóng đang bàn về thành phần nội địa trong xuất khẩu, gia tài triết học VN và dân quyền tự do. Đọc trên mạng bài này thấy hay hay copy các cụ đọc chơi:



Vậy "tự do Bà Đầm xòe" là gì mà bị đập bán đồng nát? :) "tự do Bà Đầm xòe" có phải là "dân quyền tự do" như trong tiêu ngữ của Việt Nam "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" không?

Có thể đề tài không thật thú vị với OF, nhưng chỉ nói chuyện khái niệm lý thuyết xã hội. Liên hệ trước 1945-1946. Nhẹ nhàng, tình cảm không cay cú
madam trong ảnh cầm cờ
madam tượng thì cầm đuốc
có liên quan gì không nhỉ
1709172845596.png
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Ơ thế không phải madam đánh nhau với chính đồng hương của nàng à => đồng hương của nàng ở xứ của nàng cũng chẳng tuyệt vời mấy, vậy mà lại mong chờ đồng hương của nàng ở xứ này cũng tuyệt vời như nàng => dân trí thấp quá, nhìn bức tranh diễn giải sai hết ý nghĩa, buồn :(
Chính madam cũng phải đứng lên đấu tranh giành độc lập, nhìn bức tranh thì phải biết học tập nàng, lấy động lực chiến đấu thay vì đi than phiền chỉ trích chứ :))
1830 Madam không đấu tranh giành độc lập nữa :) lúc đó Pháp có độc lập rồi. Mà Madam đấu tranh vì tự do. Lại quay về chuyện dân tộc độc lập rồi

Dân tộc độc lập là tiền đề, nhưng chỉ mới 1/3 Độc lập Tự do Hạnh phúc thôi
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Em thấy rằng hình tướng quyết định thôi cụ.
Các cụ nhà ta có câu: "hòn đất đắp lên ông bụt" là vậy.
Bên kia họ có các giá trị của người ta, thì mình cũng có các giá trị riêng của mình. Tại sao phải khiên cưỡng theo một văn hóa mình không trải qua.
Cái đó (tự do) sau độc lập vẫn ghi vào tiêu ngữ Độc lập Tự do Hạnh phúc mà, Tuyên ngôn cũng nói "Mọi người sinh ra đều có quyền".

Giá trị của họ (chí ít là nói ra) là tự do, giá trị của mình (chí ít là viết ra) là tự do. Vậy cũng nên có 1 biểu tượng.

Hay Ý cụ là Việt Nam không cần biểu tượng tự do? Vì tự do là giá trị của nền văn hoá khác ko phải của VN?
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
902
Động cơ
477,816 Mã lực
Thế thì phải phá nốt tất cả những gì còn lại trên cái gò đó chăng?
Vì cái tháp nó cũng không phải kiến trúc thuần Việt mà nó lai giữa Pháp và Việt, nó lại do bá hộ Kim một tay sai cho Pháp xd.
bá hộ Kim xin với các bô lão xây tháp và được phép xây tháp, coi như một bảo tháp trấn long huyệt (đặt chữ đàng hoàng Quy Sơn tháp - Tháp Rùa), rồi lén đưa hài cốt vào
nên tại sao bà con hàng phố chỉ vứt cốt mà giữ lại tháp
thời Hậu Lê nó đã có công trình kiểu thuỷ đình nhỏ hoặc cái miếu thờ nhỏ ở đó rồi, sau loạn lạc, rồi nhà Nguyễn hạ cấp Thăng Long thành, nó mới lại trơ lại cái gò...
cụ hứng thú nguồn gốc tháp Rùa, em gửi tư liệu tổng hợp
======================
Tư liệu được cho là cổ nhất tính đến thời điểm này về tháp Rùa là của Paul Bourde, phóng viên thường trú báo Le Temps tại Hà Nội. Trong cuốn Từ Paris đến Bắc Kỳ (De Paris au Tonkin - Paris, 1885), Paul Bourde mô tả tháp Rùa như sau: “Ở đằng xa trên một hòn đảo có một cái chùa khác mang hình tháp, một công trình kiến trúc ba tầng của chủ hiệu bánh người Hoa”. Cuốn Những ngôi chùa Hà Nội (Les pagodes de Hanoi - xuất bản năm 1887) của Gustave Dumoutier (1850-1904) là tư liệu thứ hai về tháp Rùa. Tác giả viết: “Đó là một công trình bé nhỏ có nhiều tầng, các vòm cửa hình cánh cung nhọn, công trình này mới có khoảng chục năm nay. Nó được xây dựng trên vị trí một ngôi đền nhỏ trước đó thờ thần hồ. Bên trong, trên tường sơn hai chữ Vinh-Bao, là tên của viên quan đã xây công trình này. Ông ta trước đây ba năm làm Tri phủ phủ Thường Tín rồi về làm Thương biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị nên năm 1886 bị cách chức và quản thúc ở Hà Nội. Trên đỉnh công trình, một bên có chữ Vong-dinh và bên kia chữ Qui-son thap”. Tư liệu thứ ba là một tấm bản đồ về sông hồ Hà Nội, bắt đầu vẽ từ tháng 12.1884, hoàn thành vào tháng 5.1885, không ghi ai vẽ, ngay sát tháp Rùa họ chú thích tháp Ba Kim bằng chữ Pháp.

Trong cuốn Ở Bắc Kỳ: ghi chép và kỷ niệm (Au Tonkin-notes et souvenirs - Hà Nội, 1925) của Bonnal - là công sứ đầu tiên ở Hà Nội từ năm 1883 đến năm 1885, có đoạn: “Một ngôi chùa hình bát giác không có phong cách và cũng không có giá trị đã được xây dựng cách đây vài năm bởi một người lĩnh trưng thu thuế đánh cá tên là Nguyen Huu Kiem, thường gọi là Ba Ho Kiem. Ngôi chùa xây trên địa điểm của một ngôi đền nhỏ cũ thờ vị thần hồ, chùa có tên Qui son thap”, đó là tư liệu thứ tư. Tư liệu thứ năm là cuốn Bắc Kỳ xưa (Le vieux Tonkin) gồm hai tập, tập thứ nhất in ở Sài Gòn năm 1935 và tập thứ hai in ở Hà Nội năm 1941. Cuốn sách này do Claude Bourrin tập hợp các bài báo viết về Hà Nội từ năm 1884 đến 1894. Claude Bourrin là nhân viên thuế ở Bắc Kỳ từng sống và làm việc ở Hà Nội từ năm 1898, phần về tháp Rùa, ông viết: “Tháp Rùa chính tên là Qui son thap xây khoảng năm 1877. Theo G.Dumoutier thì do một viên quan tên là Vinh-Bao đứng xây. Theo Bonnal thì người xây là Ba Ho Kiem. Công trình này thay cho một ngôi miếu nhỏ thờ thần hồ. Vinh-Bao và Ba Ho Kiem chỉ là một người vì Ba Ho Kiem (đúng ra là Nguyen Huu Kim) cũng là một viên quan”.

Về tư liệu bằng chữ Việt viết “có đầu có cuối” nằm trong hai cuốn sách là Cổ tích và thắng cảnh (NXB Văn hóa, H.1959) của Doãn Kế Thiện, Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (NXB Trẻ, năm 2003) của Nguyễn Vinh Phúc. Doãn Kế Thiện (1891-1965) là nhà báo, dịch giả chữ Hán, người nghiên cứu Hà Nội và là nhà Nho hoạt động cách mạng. Về tháp Rùa, cụ viết: “Gò Rùa là nơi chúa Trịnh dựng Tả Vọng đình để làm nơi nghỉ mát trong mùa hè. Năm 1884, một tên tay sai của thực dân Pháp là Bá Kim hay Thương Kim tin thuyết phong thủy nói gò này là kiểu đất “vạn đại công khanh” để được hài cốt tiền nhân vào đó con cháu sẽ muôn đời nối nhau làm quan cao chức trọng... Y dùng riêng một số tay chân làm thợ nề dự định ngay đêm khai móng chờ đến khuya tối giời, đem hài cốt cha mẹ để sẵn trong hai cái quách nhỏ ngầm chôn xuống giữa gò, rồi lấp kín định hôm sau sẽ xây thành nền tháp cao. Việc y làm rất kín đáo, tưởng không ai biết... nhưng một việc xảy ra không ngờ. Sáng hôm sau, y hớn hở cùng người nhà và thợ nề vừa ra tới gò thì bỗng kêu trời và ngã ra, hai cái quách gỗ bị quật lên từ lúc nào chỉ còn quách không, hai bộ hài cốt đều không thấy đâu nữa. Không thực hiện được âm mưu, nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp, không thể bỏ được y đành phải cắn răng tiếp tục làm cho xong việc. Riêng thực dân Pháp thì thưởng công cho y bằng cách gọi tên tháp ấy là tháp Bá Kim...”. Phần tháp Rùa trong Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn của Nguyễn Vinh Phúc khá đầy đủ, từ kiến trúc đến chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Ông Nguyễn Vinh Phúc (1927-2012) là nhà giáo, viết nhiều sách về Hà Nội và người ta gọi ông là nhà Hà Nội học. Ông Phúc đưa ra nhận định khi cho rằng Bonnal viết sai chữ Kim thành chữ Kiem và Nguyễn Hữu Kim chứ không phải Nguyen Huu Kiem. Ông kể đã được xem gia phả của chi trưởng và gia phả của chi thứ năm dòng họ Nguyễn Hữu ở làng Cựu Lâu (nay là khu vực Tràng Tiền, Hàng Khay) nên có thêm một số chi tiết mới: Bá Kim tên thật là Nguyễn Hữu Kim (1832-1901), có tên khác là Liên (Nguyễn Hữu Liên), hiệu Chu Ái. Bá Kim là hào mục làng Cựu Lâu được hàm Bá hộ, ông có một cửa hàng bán đồ khảm trai tên là Vĩnh Bảo... Trong tư liệu của người Pháp và Doãn Kế Thiện, không có một chữ nào đề cập đến chỗ ở, quê quán của Ba Ho Kiem, Vinh-Bao, Nguyen Huu Kiem hay Bá Kim, Thương Kim. Còn theo những trang viết của Nguyễn Vinh Phúc thì Ba Ho Kiem, Nguyen Huu Kiem, Vinh-Bao chỉ là một người và người đó tên là Nguyễn Hữu Kim, gọi theo chức quan là Bá Hộ Kim người làng Cựu Lâu.

Gần đây, ngày 17.6.2012, anh Đàm Quang Minh, hiện sống cùng gia đình ở Pháp cho biết, nhà anh nhiều đời sống tại Hà Nội. Bên Pháp gia đình anh quen thân một gia đình trước 1954 sống ở Hà Nội, ông bà này năm nay ngót nghét 90 tuổi. Trong những lần chuyện trò về Hà Nội, bà kể đi kể lại chuyện tổ phụ nhà bà đã xây tháp Rùa và không liên quan đến Bá Hộ Kim. “Tôi sẽ tìm cách liên lạc để tìm hiểu độ tin cậy của thông tin, và phải chăng, bước đầu lại hé lộ thêm một chứng cứ nữa về người xây tháp Rùa?”, anh Minh nói.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Tháp Rùa được một phú hộ xây để đặt hài cốt cha mẹ vì đây là mảnh đất thiêng nằm giữa Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều học giả khác lại đưa ra những cách lí giải khác nhau về nguồn gốc của Tháp Rùa.

Trong đó được chú ý nhất là giả thuyết: Tháp rùa do một người có tên là bá hộ Kim xây để an táng hài cốt cha mẹ mình? Sau khi tham vấn nhiều nhà khoa học, văn hóa và đặc biệt là nhà Hà nội học Nguyễn Vinh Phúc-người được coi là "thủ nhang" của "ngôi đền văn hóa Hà thành", PV đã quyết định tìm hiểu sự thực của câu chuyện này. Bởi nói như nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thì những giá trị văn hóa, tâm linh của tháp Rùa nói riêng và quần thể hồ Gươm nói chung đã trở thành một biểu trưng trong đời sống văn hóa, tâm linh của mỗi người dân Việt, nó là sự gắn kết chặt chẽ của những di tích hiện hữu và khó thay đổi dù bất kỳ lý do gì, tuy nhiên việc tìm hiểu thêm lịch sử của những di tích trong quần thể này cũng là điều nên làm.

Trong hành trình đi tìm sự thật của câu chuyện với việc khảo cứu lại rất nhiều tư liệu xưa, gặp lại hậu duệ của nhân vật Bá Hộ Kim và chúng tôi nhận thấy đây có thể chỉ là một câu chuyện mang tính truyền miệng dân gian, có nhiều bằng chứng sự việc trên không có thực. Thế nhưng nó lại ảnh hưởng không ít đến một dòng họ, đặc biệt trong dòng họ đó có một người là Bí thư thành ủy đầu tiên của Hà Nội.

Theo tìm hiểu trong nhiều tài liệu khảo cứu của nhiều học giả nổi tiếng đều cho rằng người xây tháp Rùa Nguyễn Hữu Kim (tức bá hộ Kim, một người giàu có nổi tiếng ở Hà Nội cuối thế kỷ 19 tại Hà Nội). Tuy nhiên, có một số tài liệu lý giải sở dĩ bá hộ Kim xây dựng tháp Rùa là có một mục đích riêng - để đưa hài cốt bố mẹ vào đặt trong đó (!?). Giả thuyết này bắt đầu từ một tài liệu do nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện văn bản hóa và sau đó được một số tài liệu khác trích dẫn lại.

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thì: "Từ năm 1883, Paul Burde, phóng viên của Thời Báo (Temps) trong thời gian sống trong một ngôi chùa cạnh hồ Gươm (có lẽ là chùa Báo ân - vị trí ở Bưu điện Hà Nội ngày nay) đã từng tả lại như sau: "Cửa buồng chúng tôi nhìn ra cái hồ nằm duyên dáng giữa lòng Hà Nội. Ngồi ở chỗ chúng tôi mà nhìn cảnh bình minh thì thật là tuyệt vời. Bình minh long lanh một thứ ánh sáng huyền ảo mà các truyện thần tiên gọi là màu của trời, xà cừ đẹp nhất Singapore cũng như những viên ngọc đẹp nhất cũng không thể sánh nổi (...). Xa xa một hòn đảo nữa nhỏ hơn với một cái tháp ba tầng, tác phẩm của một người Hoa buôn bán bánh ngọt nào đó, với những khoang cửa hình cánh cung nhọn theo phong cách gô tích khá bất ngờ ở một chỗ như nơi đây...".

Như vậy có thể thấy, từ thời điểm này, các tư liệu lịch sử bắt đầu ghi nhận sự tồn tại của tháp Rùa như một công trình kiến trúc góp vào khung cảnh tuyệt đẹp của hồ Gươm. Tuy nhiên điều đáng tiếc là những ghi chép trên của Paul Burde lại không xác định một cách chính xác lịch sử của tháp Rùa mà chỉ dừng lại ở việc tả cảnh.

Tuy nhiên, theo những tài liệu lịch sử nghiên cứu về Hà Nội và hồ Gươm của những tác giả như Hoàng Đạo Thúy, Trần Huy Liệu, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc... cùng những tư liệu in bằng tiếng Pháp đều khẳng định rằng tháp Rùa được một nhân vật có tên là "Bá Hộ Kim" (một người giàu nức tiếng đất Hà Nội thời bấy giờ) hay còn gọi là Bá Kim, Thương Kim xây, chứ không phải như Paul Burde là do một "người Hoa buôn bánh ngọt nào đó".

Trong cuốn "Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn" tác giả Nguyễn Vinh Phúc đã dẫn ra tập sách Les pagodes de Ha Noi của G. Dumoutier in năm 1887 có đoạn viết: "Giữa hồ có một cái chùa khác. Đó là một công trình bé nhỏ, có nhiều tầng, các vòm cửa hình cánh cung nhọn, công trình này mới có khoảng chục năm nay (Dumoutier viết bài này năm 1886 - N.V.P) nó được xây dựng trên vị trí một ngôi đền nhỏ trước đó thờ thần hồ. Bên trong, trên tường sơn hai chữ Vinh - Bao (tức Vĩnh Bảo - N.VP), đó là tên của viên quan đã xây công trình này. Ông ta trước đây ba năm làm tri phủ Thường Tín, rồi về làm thương biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị nên 1886 bị cách chức và quản thúc tại Hà Nội".

Một tài liệu khác là cuốn sách Le vieux Tonkin (Bắc Kỳ cổ) của CL.Bourrin gồm hai tập in vào hai năm 1935 và 1941 có viết: "Tháp Rùa chính tên là Quy Sơn Tháp, xây khoảng 1877. Theo Dumoutier thì do một viên quan tên Vinh - Bao đã đứng xây. Theo Bonnal thì người xây là Ba Ho Kiem (Các văn bản viết bằng chữ Pháp khi viết tên người Việt thường viết theo phiên âm latinh, không có dấu - PV). Công trình này thay cho một ngôi miếu nhỏ thờ thần hồ. Vinh - Bao và Ba Ho Kiem chỉ là một người vì Ba Ho Kiem (đúng ra là Nguyen Huu Kiem) cũng là một viên quan". Như vậy, theo các tài liệu do người Pháp ghi lại thì có thể thấy thể thấy người xây tháp Rùa là Bá Hộ Kim hay Nguyễn Hữu Kim (Nguyen Huu Kiem hay Ba Ho Kiem là do viết chệch).

Cho đến thời điểm nào chưa có giả thuyết hay minh chứng nào khác về người xây dựng tháp Rùa trong hồ Gươm. Chính vì thế, trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu đều thừa nhận nhân vật Nguyễn Hữu Kim là người đã xây tháp Rùa.

Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều tài liệu nói cụ thể mục đích của việc ông Nguyễn Hữu Kim khi xây dựng tháp Rùa ngoài một giả thuyết do nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện đưa ra. Trong cuốn "Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội" của Doãn Kế Thiện- NXB văn hóa - 1959 - tr.78 đã đề cập đến lai lịch của Tháp Rùa như sau: "Gò Rùa là nơi Chúa Trịnh dựng Tả Vọng Đình để làm nơi nghỉ mát trong mùa hè. Năm 1884 một tên tay sai của thực dân Pháp là Bá Kim hay Thương Kim, tin thuyết phong thủy nói gò này là kiểu đất "vạn đại công khanh", để được hài cốt tiền nhân vào đó, con cháu sẽ muôn đời làm quan cao chức trọng. Bá Kim thèm muốn đất ấy nhưng vì là đất công nên không dám tự tiện. Về sau (bấy giờ chùa Báo ân trên bờ hồ phía đông vẫn còn), y mượn cớ xin với nhà chùa và lấy thế thực dân và bọn ********* Nguyễn Hữu Độ, xin tự bỏ tiền nhà xây một ngọn tháp lên Trên Gò Rùa để làm hậu chẩm cho ngôi chùa".

Sau đoạn trên, nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện (1891-1965) tiếp tục kể về những toan tính của Bá Kim khi: "Dùng một số tay chân làm thợ nề, dự định ngay đêm hôm khai móng, chờ đến khuya tối giời, đem hài cốt cha mẹ để sẵn trong hai quách nhỏ, ngầm chôn xuống giữa gò, rồi lấp kín, định hôm sau sẽ xây thành nền tháp cao". Tuy nhiên sau đó một điều bất ngờ đã xảy ra là: "Sáng hôm sau, y hớn hở cùng người nhà và thợ nề vừa ra tới gò, thì bỗng kêu giời và ngã ra, hai cái quách gỗ đã bị lật lên từ lúc nào, chỉ còn quách không, hai bộ hài cốt đều không thấy đâu nữa, thì ra đã bị bới lên quăng cả xuống hồ rồi!. Không thực hiện được âm mưu, nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp, không thể bỏ được, y đành phải cắn răng tiếp tục làm cho xong việc".

Câu chuyện trên được khá nhiều sách ghi chép lại với nội dung tương tự. Ngay cả sách "Lịch sử Thủ đô Hà Nội" của nhóm tác giả do nhà sử học Trần Huy Liệu đứng đầu xuất bản năm 1960 cũng chép y nguyên nội dung của câu chuyện trên. Chính việc làm đó đã khiến cho một câu chuyện mang nhiều yếu tố truyền thuyết dường như nghiễm nhiên được công nhận như một sự thực lịch sử. Và như thế "Bá Hộ Kim" người xây tháp Rùa đã phải mang theo rất nhiều những cái nhìn không được thiện cảm của lịch sử cũng như rất nhiều người dân Hà Nội nói riêng.

Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu thì ngay trong bản thân những chi tiết, lập luận trong cuốn sách của nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện có nhiều chỗ mâu thuẫn không rõ ràng.

Trong đó được chú ý nhất là giả thuyết: Tháp rùa do một người có tên là bá hộ Kim xây để an táng hài cốt cha mẹ mình? Sau khi tham vấn nhiều nhà khoa học, văn hóa và đặc biệt là nhà Hà nội học Nguyễn Vinh Phúc-người được coi là "thủ nhang" của "ngôi đền văn hóa Hà thành". Bởi nói như nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thì những giá trị văn hóa, tâm linh của tháp Rùa nói riêng và quần thể hồ Gươm nói chung đã trở thành một biểu trưng trong đời sống văn hóa, tâm linh của mỗi người dân Việt, nó là sự gắn kết chặt chẽ của những di tích hiện hữu và khó thay đổi dù bất kỳ lý do gì, tuy nhiên việc tìm hiểu thêm lịch sử của những di tích trong quần thể này cũng là điều nên làm. Trong hành trình đi tìm sự thật của câu chuyện với việc khảo cứu lại rất nhiều tư liệu xưa, gặp lại hậu duệ của nhân vật Bá Hộ Kim và chúng tôi nhận thấy đây có thể chỉ là một câu chuyện mang tính truyền miệng dân gian, có nhiều bằng chứng sự việc trên không có thực. Thế nhưng nó lại ảnh hưởng không ít đến một dòng họ, đặc biệt trong dòng họ đó có một người là Bí thư thành ủy đầu tiên của Hà Nội.

Trong nhiều tài liệu khảo cứu của nhiều học giả nổi tiếng đều cho rằng người xây tháp Rùa Nguyễn Hữu Kim (tức bá hộ Kim, một người giàu có nổi tiếng ở Hà Nội cuối thế kỷ 19 tại Hà Nội). Tuy nhiên, có một số tài liệu lý giải sở dĩ bá hộ Kim xây dựng tháp Rùa là có một mục đích riêng- để đưa hài cốt bố mẹ vào đặt trong đó (!?). Giả thuyết này bắt đầu từ một tài liệu do nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện văn bản hóa và sau đó được một số tài liệu khác trích dẫn lại.

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thì: "Từ năm 1883, Paul Burde, phóng viên của Thời Báo (Temps) trong thời gian sống trong một ngôi chùa cạnh hồ Gươm (có lẽ là chùa Báo ân - vị trí ở Bưu điện Hà Nội ngày nay) đã từng tả lại như sau: "Cửa buồng chúng tôi nhìn ra cái hồ nằm duyên dáng giữa lòng Hà Nội. Ngồi ở chỗ chúng tôi mà nhìn cảnh bình minh thì thật là tuyệt vời. Bình minh long lanh một thứ ánh sáng huyền ảo mà các truyện thần tiên gọi là màu của trời, xà cừ đẹp nhất Singapore cũng như những viên ngọc đẹp nhất cũng không thể sánh nổi (...). Xa xa một hòn đảo nữa nhỏ hơn với một cái tháp ba tầng, tác phẩm của một người Hoa buôn bán bánh ngọt nào đó, với những khoang cửa hình cánh cung nhọn theo phong cách gô tích khá bất ngờ ở một chỗ như nơi đây...".

Như vậy có thể thấy, từ thời điểm này, các tư liệu lịch sử bắt đầu ghi nhận sự tồn tại của tháp Rùa như một công trình kiến trúc góp vào khung cảnh tuyệt đẹp của hồ Gươm. Tuy nhiên điều đáng tiếc là những ghi chép trên của Paul Burde lại không xác định một cách chính xác lịch sử của tháp Rùa mà chỉ dừng lại ở việc tả cảnh.

Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều tài liệu nói cụ thể mục đích của việc ông Nguyễn Hữu Kim khi xây dựng tháp Rùa ngoài một giả thuyết do nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện đưa ra. Trong cuốn "Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội" của Doãn Kế Thiện- NXB văn hóa - 1959 - tr.78 đã đề cập đến lai lịch của Tháp Rùa như sau: "Gò Rùa là nơi Chúa Trịnh dựng Tả Vọng Đình để làm nơi nghỉ mát trong mùa hè. Năm 1884 một tên tay sai của thực dân Pháp là Bá Kim hay Thương Kim, tin thuyết phong thủy nói gò này là kiểu đất "vạn đại công khanh", để được hài cốt tiền nhân vào đó, con cháu sẽ muôn đời làm quan cao chức trọng. Bá Kim thèm muốn đất ấy nhưng vì là đất công nên không dám tự tiện. Về sau (bấy giờ chùa Báo ân trên bờ hồ phía đông vẫn còn), y mượn cớ xin với nhà chùa và lấy thế thực dân và bọn ********* Nguyễn Hữu Độ, xin tự bỏ tiền nhà xây một ngọn tháp lên Trên Gò Rùa để làm hậu chẩm cho ngôi chùa".

Sau đoạn trên, nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện (1891-1965) tiếp tục kể về những toan tính của Bá Kim khi: "Dùng một số tay chân làm thợ nề, dự định ngay đêm hôm khai móng, chờ đến khuya tối giời, đem hài cốt cha mẹ để sẵn trong hai quách nhỏ, ngầm chôn xuống giữa gò, rồi lấp kín, định hôm sau sẽ xây thành nền tháp cao". Tuy nhiên sau đó một điều bất ngờ đã xảy ra là: "Sáng hôm sau, y hớn hở cùng người nhà và thợ nề vừa ra tới gò, thì bỗng kêu giời và ngã ra, hai cái quách gỗ đã bị lật lên từ lúc nào, chỉ còn quách không, hai bộ hài cốt đều không thấy đâu nữa, thì ra đã bị bới lên quăng cả xuống hồ rồi!. Không thực hiện được âm mưu, nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp, không thể bỏ được, y đành phải cắn răng tiếp tục làm cho xong việc".

Câu chuyện trên được khá nhiều sách ghi chép lại với nội dung tương tự. Ngay cả sách "Lịch sử Thủ đô Hà Nội" của nhóm tác giả do nhà sử học Trần Huy Liệu đứng đầu xuất bản năm 1960 cũng chép y nguyên nội dung của câu chuyện trên. Chính việc làm đó đã khiến cho một câu chuyện mang nhiều yếu tố truyền thuyết dường như nghiễm nhiên được công nhận như một sự thực lịch sử. Và như thế "Bá Hộ Kim" người xây tháp Rùa đã phải mang theo rất nhiều những cái nhìn không được thiện cảm của lịch sử cũng như rất nhiều người dân Hà Nội nói riêng.

Bá Hộ Kim (tức Nguyễn Hữu Kim) đã được nhiều học giả khẳng định là người xây tháp Rùa, tuy nhiên những tình tiết về mục đích xây tháp Rùa thì hiện không có nhiều tư liệu.

Trong cuốn "Lịch sử thủ đô Hà Nội" của nhóm tác giả do nhà sử học Trần Huy Liệu đứng đầu xuất bản năm 1960, tại trang 410 có ghi về tháp Rùa như sau: "Năm 1884, Bá Kim, một tên đại phú, tay sai của thực dân pháp chạy chọt để được sử dụng gò Rùa với mục đích là đem chôn hài cốt của bố mẹ hắn vì cho đây là nơi đất tốt theo thuật phong thủy. Để lừa bịp dư luận, hắn nói trệch ra là xây dựng ở gò một ngọn tháp để làm "gối đằng sau" (hậu chẩm) cho chùa Báo ân lúc đó chưa bị Pháp phá".

Những nội dung trên về cơ bản lấy dẫn theo cuốn "Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội" của nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện. Thậm chí trong sách của Doãn Kế Thiện còn ghi rõ hơn với chi tiết: "Y (Bá Hộ Kim) mượn cớ xin với nhà chùa và lấy thế thực dân và bọn ********* Nguyễn Hữu Độ, xin tự bỏ tiền nhà xây một ngọn tháp trên gò Rùa để làm hậu chẩm cho ngôi chùa (...) Khi tháp xây xong tên quan sáu thực dân Pháp ở Đồn Thủy trước lễ khánh thành ở chùa Báo ân, đã cấp bằng khen cho y (...) Tuy nhiên, mỗi khi chúng ta tới thăm hồ, đứng xa trông ngắm, ba chữ Tả Vọng Đình vẫn còn ẩn hiện như để vạch rõ tội trạng của Kim".

Trong khía cạnh này, những tình tiết mà nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện đưa ra còn nhiều chỗ không thực tế và thiếu logic. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, tháp Rùa cao 8,8m, ba tầng một đỉnh, được xây dựng trên một gò đất rộng chừng 350m2. Mặt dài quay nhìn ra hai phía Đông (chùa Báo ân cũ, Bưu điện Hà Nội ngày nay) và Tây (trụ sở báo Hà Nội mới hiện nay), mặt rộng nhìn ra hai phía Bắc và Nam.

Tầng một của tháp được xây trên móng cao 0,8m, mặt dài (6,28m) trổ ra ba cửa, mặt rộng (4,54m) mở ra hai cửa, tổng cộng lại là 10 cửa. Đỉnh của các cửa được vuốt nhọn theo lối kiến trúc Gothic. Bên trong tầng này được phân ra làm ba gian, các gian thông với nhau bằng các cửa ngăn đỉnh nhọn. Như vậy tính tổng cộng tầng một có tất cả 14 cửa. Tầng hai cũng "copy" gần như y nguyên tầng một chỉ có điều được xây lùi vào một chút, nhỏ hơn với chiều dài là 4,8m và chiều rộng là 3,64m. Tầng ba thu nhỏ hơn nữa dài 2,97m rộng 1,9m và chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía đông, đường kính 0,6m. Tầng đỉnh thì được thiết kế tựa như một vọng lâu, và vuông vức với mỗi bề 2m chứ không phải là hình chữ nhật như các tầng dưới, trên mặt phía đông nằm ngay bên trên cửa tròn của tầng ba có ba chữ "Quy Sơn Tháp" tức tháp núi rùa. Mái của tầng này được làm theo kiểu truyền thống với đầu đao uốn cong và rồng chầu mặt Nguyệt.

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, khi tác giả Doãn Kế Thiện nói rằng “Bá Hộ Kim xây tháp để làm "hậu chẩm" (tức cái gối) cho chùa Báo ân có chỗ còn thiếu logic. Bởi chùa Báo ân trước đây (vị trí của Bưu điện Hà Nội ngày nay) có mặt trước nhìn ra hồ Gươm và phần lưng quay về phía đê sông Hồng. Nếu xét theo nguyên tắc phong thủy, nếu muốn làm gối cho chùa thì phải đặt "cái gối" đó ở vị trí trên đê hoặc một gò nào đó ở phía Đông. Còn gò Rùa với vị trí ngay trước mặt của chùa Báo ân thì chỉ có thể làm minh đường hoặc làm án mà thôi. Xét về hình dáng thì gò Rùa hình tròn, tức hình con kim, như vậy nếu xét theo thuật phong thủy chỉ có thể là "kim tinh tác án" (sao kim làm án) chứ không thể là "hậu chẩm" được".

Hơn nữa, tháp Rùa xây năm 1877, thời điểm đó khó có thể có chuyện Bá Hộ Kim "mượn thế lực của tên ********* Nguyễn Hữu Độ" và "quan sáu Tây cắt băng khánh thành" được. Vì lúc đó Nguyễn Hữu Độ đang là Biện lý bộ Lại ở triều đình Huế (Theo Đại Nam thực lục, bản dịch tập XXXIV, tr.43 - KHXH - 1976) và thời điểm đó thực dân Pháp vẫn chưa chiếm được Hà Nội, chúng mới chỉ đặt một khu lãnh sự ở bờ sông Hồng.

Đặc biệt, nếu tác giả Doãn Kế Thiện nói rằng: "Tới thăm hồ, đứng xa trông ngắm ba chữ Tả Vọng Đình vẫn ẩn hiện" thì cũng đúng là câu đó có gia giảm thêm bớt. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc lý giải, những người đã từng "mắt thấy, tai nghe, tay sờ” vào tháp Rùa thì khắp bốn mặt tháp cả ngoài lẫn trong đều không có ba chữ Tả Vọng Đình. Chỉ ở mặt Đông, trên tầng đỉnh tháp có ba chữ "Quy Sơn Tháp" nhấn trên tường vôi. Tuy nhiên, nếu muốn nhìn thấy ba chữ trên bằng mắt thường ở thời điểm đó thì dù đứng ở vị trí trên bờ sát mép hồ, căng mắt ra cũng không thể nhìn thấy được.

Từ những sự phân tích trên, theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, rất có thể nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện chỉ ghi lại những câu chuyện trong dân gian chứ không phải dựa trên những chứng cứ xác thực về chuyện Bá Hộ Kim xây tháp rùa để táng hài cốt bố mẹ mình vào đó.

Vì với tiềm lực kinh tế và "thế lực" (như trong sách của nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện) thì Bá Hộ Kim chắc hẳn phải có sự tính toán nếu có dụng ý riêng? Theo kiến trúc sư Trịnh Văn Vương (Giám đốc công ty kiến trúc CBV, Ba Đình, Hà Nội) tháp Rùa không phải là một công trình tháp theo lối kiến trúc truyền thống mà là sự kết hợp của kiến trúc truyền thống và kiến trúc châu âu thời đó. Tại Việt Nam thời điểm đó cũng đã bắt đầu manh nha những công trình kiến trúc kết hợp giữa hai nền văn hóa Pháp - Việt, mà sau này được kiến trúc sư Emest He'brard - kiến trúc sư hàng đầu của phong cách này gọi là "kiến trúc Đông Dương". Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy trong cuốn "Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội" cũng viết về kiến trúc tháp Rùa như sau: "Cái Tháp này nhìn mãi cũng quen mắt, nhưng dưới thì cổ lối gotich, trên thì nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối gì".

Với những người có chuyên môn chỉ cần nhìn qua một chút đều có thể nhận ra điểm khác lạ trong kiến trúc của Tháp Rùa. Đó là những ô cửa ở hai tầng dưới được vuốt thành hình cánh cung nhọn theo kiểu kiến trúc nhà thờ Goothic. Nhưng bên trên thì lại được chồng lên bởi những hình thức "100% Phương Đông" với đầu đao, rồng lượn. "Có lẽ chính sự kết hợp này khiến nhiều người khó hiểu, cùng với những truyền thuyết xung quanh việc xây tháp đã dẫn đến rất nhiều tranh cãi về việc liệu tháp Rùa được xây với mục đích gì. Xây để làm mộ hay xây để làm tháp"- kiến trúc sư Trịnh Văn Vương nhận định.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cũng khẳng định, qua nghiên cứu so sánh nhiều tư liệu cũng khẳng định tháp Rùa hoàn toàn là một ngôi tháp bình thường chứ không phải là một ngôi tháp mộ. Cho đến nay ngọn tháp này đã trở thành một bộ phận hữu cơ của hồ Gươm, có hồ là có tháp. Và giá trị của tháp là giá trị về văn hóa tâm linh nhiều hơn là giá trị về kiến trúc.

Ông Hoàng Anh Thắng - Phó trưởng ban quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm khẳng định: Từ trước đến nay khi nạo vét và cải tạo hồ cũng chưa lần nào thấy có dấu hiệu của việc có di cốt dưới lòng hồ như trong "lịch sử thủ đô Hà Nội" ghi là: "Một bàn tay bí mật đã đào hài cốt của bố mẹ hắn vứt xuống hồ, chỉ còn trơ lại trên đó hai cái quách rỗng".

Qua tra cứu nhiều tư liệu, chúng tôi đã xác định được họa sĩ Nguyễn Ngọc Châu (năm nay đã 87 tuổi) là cháu nội của Nguyễn Hữu Kim. Cách đây chừng 20 năm, bắt đầu từ khoảng năm 1982, sau khi về hưu ông đã cất công truy tìm lại những tư liệu, dấu tích lịch sử để làm lại gia phả cho gia đình mình. Tiếc rằng khi tìm đến nhà ông ở (số 21 phố Gia Ngư, Hà Nội) thì ông đã bán nhà để chuyển vào miền Nam sinh sống. Tuy nhiên ông Nguyễn Đỗ Ngọc (là con thứ 5 của họa sĩ Nguyễn Ngọc Châu) thì vẫn ở Hà Nội hiện ở tại phố Hồng Hà ( P. Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội). ông Ngọc được cha ủy thác và gửi lại toàn bộ những tư liệu về gia đình, dòng tộc.

Ông Ngọc cho biết: Do những năm còn bao cấp trước đây gia đình sợ việc làm lại gia phả sẽ ảnh hưởng tới lý lịch của những người nhà còn đang công tác. Vì đúng là đời cụ (Tức Bá hộ Nguyễn Hữu Kim) thuộc tầng lớp đại phú, hơn nữa cụ lại bị mang nhiều tiếng xấu xung quanh việc xây tháp Rùa. Do đó mãi đến năm 1982, sau khi nghỉ hưu bố anh (Họa sĩ Nguyễn Ngọc Châu) mới bắt đầu công việc làm lại gia phả cho dòng họ, vì thế rất nhiều những tư liệu về dòng họ và tổ phụ Nguyễn Hữu Liên (Bá Hộ Kim) cũng chỉ còn sót lại rất ít.

Theo như cuốn gia phả mà anh Ngọc cho xem thì tính từ đời ông Nguyễn Hữu Liên (tức Bá Hộ Kim) trở về sau thì rất rõ ràng. Tuy nhiên, phần từ đời "Bá Hộ Kim" ngược trở về trước lại bỏ trống do chưa tìm thấy những tư liệu để xác định một cách rõ ràng.

Giải thích cho việc trên, ông Ngọc cho biết: "Bố tôi là một người rất cẩn thận và nghiêm túc trong việc làm lại gia phả, ghi lại những biến cố những câu chuyện của dòng họ. Những sự việc sự kiện luôn được ông so sánh đối chiếu với nhiều nguồn tư liệu chứ không phải chỉ là những câu chuyện truyền miệng. Những gì chưa được khẳng định một cách rõ ràng ông đều để trống để con cháu đời sau làm tiếp".

Dù những tư liệu về thân thế và hành trang của tổ phụ Nguyễn Hữu Liên còn lại rất ít, nhưng theo ông Ngọc thì: "Không hề có chuyện cụ nội tôi (Bá Hộ Kim) mang hài cốt cha mẹ ra táng ở trong tháp Rùa. Giả sử nếu có táng ở đó, dù còn hay là đã bị vứt xuống dưới hồ thì chắc chắn mọi người trong gia đình sẽ phải có trách nhiệm ra đó hương khói hàng năm chứ không thể bỏ hoang được. Hiện dòng họ Nguyễn Hữu chỉ có duy nhất một nhà thờ tổ tại số 29 phố Hai Bà Trưng. Hàng năm cứ vào dịp lễ tết thì mọi người trong họ phải quay về đây để làm lễ, kính nhớ tới tổ tiên".

Ông Ngọc cũng cho biết thêm, hiện nay dù gia đình và dòng họ vẫn đang cố công đi tìm. Thế nhưng một điều khiến mọi người vẫn luôn đau đáu, đó là mới chỉ có mộ của vợ Bá Hộ Kim thì còn xác định được, hiện đang ở tại nghĩa trang thành phố Hà Nội còn phần mộ của "Bá Hộ Kim" - Nguyễn Hữu Liên chưa xác định được. Nguyên nhân được ông Ngọc giải thích là do sự loạn lạc của chiến tranh và một thời gian dài không có điều kiện để tìm lại.

Cũng theo những người trong gia tộc, dù không còn tư liệu văn được viết trong gia phả nhưng từ những lời truyền miệng từ đời này qua đời khác thì "Bá Hộ Kim" vốn xuất thân với nghề chính làm thầu xây dựng, chủ yếu là tôn tạo, xây dựng chùa chiền. Vào thời đó miền Bắc đang là một công trường ngổn ngang với những con phố mới mọc lên khắp mọi nơi, nhà cửa chùa chiền được xây dựng nhiều. Chính vì thế nhờ sự nhanh nhạy trong làm ăn của mình, Nguyễn Hữu Liên (Bá Hộ Kim) đã trở thành một trong những người giàu có tiếng ở Hà Nội lúc bấy giờ. Chỉ tính riêng về nhà cửa đã trải khắp các phố Hàng Khay, Hàng Giò, Hàng Bài, Hàng Trống, Hàng Gai...

Cũng một phần do chuyên về xây dựng tôn tạo chùa chiền nên lúc sinh thời, ông Nguyễn Hữu Liên luôn ấp ủ muốn để lại một công trình nào đó cho con cháu và cũng để cảm ơn cái nghề đã giúp ông trở nên giàu có. Tuy nhiên, thời điểm này tình cảnh xã hội đang rất rối ren và bất ổn, công cuộc khai thác thuộc địa khiến Pháp rậm rịch "cấu trúc lại thành phố" mà tiêu biểu nhất là việc lấp hồ, phá chùa Báo Thiên để làm con đường Đinh Tiên Hoàng. Lo sợ công trình của mình xây lên rồi sẽ bị phá đi, nên mới chọn vị trí gần như không bao giờ bị động chạm của... gò Rùa ở giữa Hồ Gươm. Với điều kiện về kinh tế và những mối quan hệ của mình khi đó, Nguyễn Hữu Liên đã nhanh chóng được Pháp bật đèn xanh cho việc "tô" thêm một ngọn tháp ở giữa hồ ngay trên gò Rùa(?).

Nhà sử học Phạm Quốc Sử: "Trong một đất nước thì vấn đề lịch sử là một vấn đề hết sức quan trọng cần phải đưa lên hàng đầu, không chỉ bởi mục đích giáo dục mà đó còn là niềm tự tôn dân tộc, là sức mạnh truyền thống. Lịch sử trong bất cứ trường hợp nào cần phải được nhìn nhận một cách thẳng thắn và chính xác".

Trong quá trình đi tìm hiểu những vấn đề xung quanh chuyện xây tháp Rùa ở hồ Gươm, PV được biết, cho đến nay đã có một số người cất công truy lại những bản thiết kế gốc của ngôi tháp này nhưng do thời gian quá lâu, đất nước lại phải trải những biến cố lịch sử lớn nên tất cả những sự tìm kiếm trên đều không đem lại kết quả.

Về những truyền thuyết đồn đại xung quanh việc xây tháp của ông nội mình, bà Đỗ Thị Oanh (vợ của họa sĩ Nguyễn Ngọc Châu - tức cháu dâu của "Bá Hộ Kim") thở dài: "Rất tiếc là những câu chuyện về tổ phụ Nguyễn Hữu Liên đến nay chúng tôi không có tư liệu để chứng minh. Tuy nhiên, chỉ mong mọi người khi tiếp cận với câu chuyện này thì hãy tiếp cận với tâm thế: Những gì là truyền thuyết thì hãy cứ nên nhìn nó ở góc độ truyền thuyết. Với một đất nước giàu truyền thống văn hóa, với rất nhiều những kho tàng cổ tích và truyền thuyết như Việt Nam, có thể nói rằng những công trình tồn tại hơn một thế kỷ thường bị bao phủ bởi một hay vài câu chuyện mang nhiều yếu tố cổ tích, truyền thuyết nào đó".

Như vậy, đến thời điểm này vẫn chưa có những bằng chứng thực sự rõ ràng về chuyện "Bá Hộ Kim" xây dựng với mục đích gì. Bởi trên thực tế, đến hiện nay dòng họ và hậu duệ của "Bá Hộ Kim" cũng không xác định được chính xác phần mộ của cả "Bá Hộ Kim" chứ chưa nói đến thân sinh của nhân vật này. Những lí lẽ của hậu duệ "Bá Hộ Kim" cũng chỉ là những câu chuyện mang tính chất truyền miệng trong dòng họ nên cũng chỉ là phỏng đoán. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, những nhận định từ một văn bản (như của nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện) cũng chưa có bằng chứng cụ thể để chứng minh. Nhưng có một điều thực tế là, dòng Nguyễn Hữu có rất nhiều người đi theo cách mạng và đã có những đóng góp nhất định cho Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.

Vì vậy đến bây giờ việc truyền thuyết về ngôi mộ cổ ở Tháp Rùa vẫn đi vào truyền thuyết. Điều đó đến bây giờ cũng không thể khẳng định. Hãy để lịch sử mãi là lịch sử.

Truyền thuyết về việc trấm yểm Tháp Rùa

Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-thế kỷ 18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa. Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm.

Riêng có Nguyễn Ngọc Kim chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.

Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội.

Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc Âu châu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam. Thời Pháp thuộc, trên đỉnh Tháp Rùa có dựng một phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do (1890-1896) (hay còn được gọi là tượng Đầm Xòe). Sang thập niên 1950 tượng này đã bị phá bỏ khi chính phủ Đế quốc Việt Nam của thủ tướng Trần Trọng Kim nắm chính quyền thay cho quân Pháp.

Ngày trước rùa sống trong lòng Hồ Gươm rất hiếm khi nổi lên mặt nước, truyền rằng mỗi lần rùa nổi đều liên quan đến việc quốc gia đại sự. Nhưng thời gian gần đây rùa nổi lên nhiều hơn, có lẽ vì nước hồ ô nhiễm nên rùa phải thường xuyên nổi lên để thở. Trong đền Ngọc Sơn có trưng bày xác một con rùa già đã chết của hồ. Hình ảnh của rùa cũng gắn liền với hồ, thông qua tên gọi tháp Rùa ở giữa hồ và truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy, một truyền thuyết mang lại tên gọi cho bản thân hồ. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra được chính xác phân loại của rùa Hồ Gươm

Xây trên gò Rùa ở phía nam Hồ, từng là nơi câu cá giải trí của vua quan triều Lê Tầng dưới vốn là đình Tả Vọng, di tích cũ do Trịnh Giang xây từ thế kỳ 18. Năm 1884, một tên tay sai của giặc Pháp lấy cớ xây tháp lên trên để làm “gối đăng sau” cho chùa Báo Ân ở phía đông hồ, nhưng chính là âm mưu đưa thi hài cốt bố mẹ y ra táng ở Gò Rùa, một mảnh đất rất tốt theo thuật phong thủy. Nhưng nhân dân biết đã bí mât đào hai nắm xương tàn ấy quẳng xuống hồ mất tăm.

Hồ Gươm im bóng Tháp Rùa

ánh đèn soi tỏ mái chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn…

Tháp Rùa gắn bó với Đền Ngọc Sơn trở thành một cảnh quan ngoạn mục tô điểm cho Hồ Gươm

Có lẽ ít người biết rằng Hà Nội cũng đã từng có một tượng Thần Tự Do giống hệt như tượng Thần Tự Do ở New York (Mỹ) nhưng với kích thước nhỏ hơn.

Khi trao tặng tượng Thần Tự Do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một phiên bản nhỏ (cao 11 mét) cũng bằng đồng, đặt cạnh chiếc cầu bắc qua sông Seine. Đồng thời cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn nữa, (chiếm tỷ lệ 1/16 của pho tượng chính, tức khoảng 2,85m). Phiên bản này đưa sang triển lãm tại Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô) năm 1887. Triển lãm xong, pho tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng tại vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ lúc 9 giờ 40 ngày 1/8/1945.

Khi làm pho tượng tặng cho nước Mỹ, Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Người Hà Nội lúc ấy không quan tâm đến lịch sử của pho tượng mà chỉ gọi là tượng "Bà đầm xòe". Cho tới nay người ta mới chỉ biết đến tượng Bà đầm xòe đặt ở vườn hoa Cửa Nam trước Cách mạng tháng Tám. Vào cuối thế kỷ XIX, trước khi người Pháp cho chuyển pho tượng này đến đây, chỗ ấy là Quảng Văn Đình, nơi triều đình nhà Nguyễn cho tụ họp mọi người đến nghe giảng về các chủ trương, thông báo của triều đình. Khi đưa tượng Bà đầm xòe sang đây, nơi này đã biến đổi. Người ta có câu ca:

"Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xòe
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Chỉ có kèn Tây thổi tí toe. "
 
Chỉnh sửa cuối:

Tv1912

Xe buýt
Biển số
OF-794977
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
529
Động cơ
39,313 Mã lực
Tuổi
38
Nhân dịp thớt đã đóng đang bàn về thành phần nội địa trong xuất khẩu, gia tài triết học VN và dân quyền tự do. Đọc trên mạng bài này thấy hay hay copy các cụ đọc chơi:



Vậy "tự do Bà Đầm xòe" là gì mà bị đập bán đồng nát? :) "tự do Bà Đầm xòe" có phải là "dân quyền tự do" như trong tiêu ngữ của Việt Nam "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" không?

Có thể đề tài không thật thú vị với OF, nhưng chỉ nói chuyện khái niệm lý thuyết xã hội. Liên hệ trước 1945-1946. Nhẹ nhàng, tình cảm không cay cú
Tự do với người Pháp là khai phóng + khai thác thuộc địa, được ban phát văn minh tới những quốc gia còn lạc hậu và thu lợi ích từ những quốc gia đó. Quả đáng tội thì lúc đó nước Pháp cũng có nhiều điểm văn minh tiến bộ hơn nhà Nguyễn thật! :D

Tự do với VN là tự quyết định được số phận của dân tộc mình, hướng tới xây dựng một quốc gia Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc. Dù sao khác máu ít nhiều cũng tanh lòng, thứ tự do được ban phát đó mục đích không phải phục vụ lợi ích của dân tộc VN, dù dằng cũng có một số người Pháp đã coi VN là quê hương thứ 2 của họ.

Trước 1945 thì tự do của người Pháp đã đè bẹp Tự Do của người Việt, vậy nên muốn có tự do phải có sức mạnh! :D Nhưng mục đích của cụ anh Binh không phải điểm này, mà là xây dựng Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc cho VN thế nào?! Em có một băn khoăn giữa Công Bằng - Dân Chủ - Văn Minh và DL-TD-HP thì cái nào nằm trong cái nào? Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc tạo ra xã hội Công Bằng, Dân Chủ, Văn Minh hay xã hội Công Bằng, Dân Chủ, Văn Minh làm nên một quốc gia Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc?! :D
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,900
Động cơ
488,612 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Cứ mang tượng gọi là "Nữ thần tự do" đi tặng khắp nơi nhưng lại vẫn đi đô hộ nước khác làm dân của họ không có tự do; giải tán cái tượng này đi; trước đây có ở Việt nam phải giải tán là đúng rồi!
Đứng trên phương diện nghệ thuật, đó là bức tượng đẹp.
Nhưng những bố người Pháp làm chính trị thì gán cho rất nhiều nghĩa vào đó "tự do, bình đẳng"; những kẻ làm chính trị Việt sau này cũng dỡ bỏ nó vì mục đích chính trị.
Lẽ ra các bố phải dỡ hết các biệt thự, phủ chủ tịch, tháp rùa,... để giải tán tàn dư của chế độ cũ
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
madam trong ảnh cầm cờ
madam tượng thì cầm đuốc
có liên quan gì không nhỉ
View attachment 8387354
Khi vẽ bức tranh này hoạ sỹ biểu tượng cho nhân dân Pháp nên cầm cờ Pháp. Còn tượng ở Mỹ là biểu tượng cho thế giới "La Liberté éclairant le monde"

Le Monde thì không có cờ biết làm sao bây giờ, lấy đuốc soi sáng thế giới vậy
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,798 Mã lực
Tuổi
51
Khi vẽ bức tranh này hoạ sỹ biểu tượng cho nhân dân Pháp nên cầm cờ Pháp. Còn tượng ở Mỹ là biểu tượng cho thế giới "La Liberté éclairant le monde"

La Monde thì không có cờ biết làm sao bây giờ, lấy đuốc soi sáng thế giới vậy
Nên em đoán là chả liên quan.
Bà đầm nào chả là bà đầm.

PS: thời 8x ngoài bắc thấy mắt xanh mũi lõ sẽ gọi là "bà liên xô".... Mà có lẽ cái khái niệm "bà làn liên xô" cũng từ đây.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Nên em đoán là chả liên quan.
Bà đầm nào chả là bà đầm.

PS: thời 8x ngoài bắc thấy mắt xanh mũi lõ sẽ gọi là "bà liên xô".... Mà có lẽ cái khái niệm "bà làn liên xô" cũng từ đây.
Liên Xô cũng có tượng Tiếng gọi Tổ quốc, tưởng niệm anh hùng vệ quốc ở Stalingrad rất đẹp

IMG_1951.jpeg
 

gauden123

Xe đạp
Biển số
OF-112534
Ngày cấp bằng
12/9/11
Số km
32
Động cơ
389,337 Mã lực
Cụ chơi khó thế, thế thì không dám vái cái gì cả :) bây giờ thử hỏi cụ: Nếu chúng ta không chấp nhận biểu tượng tự do của Pháp Bà Đầm xoè, vậy dùng hình tượng gì để BIỂU TƯỢNG TỰ DO VIỆT? Hay không quan tâm biểu tượng tự do?
Ra gần đấy, đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn ý. Tự do Việt đánh đổi bằng xương máu các thế hệ, ko phải cái tượng của bọn ngoại xâm cho đám me tây đội lên đầu
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top