Như tòa nhà số 11 này. Từ kiến trúc, họa tiết, vật liệu xây dựng đến màu sắc đều rất không phù hợp với môi trường sư phạm. Cảm giác rất lạnh lẽo, nặng nề, tù túng.
Đúng là toàn bộ mặt phía đông của RMIT (giáp với đường Russell) trước đây là khu vực thuộc khối tư pháp bao gồm Tòa án, Nhà giam và Nhà tù. Các tòa nhà này đều được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và là nơi giam giữ, xử án và thi hành án tù của các loại tội phạm. Sau này, khi các cơ sở này chuyển đến địa điểm mới thì các tòa nhà được chuyển cho RMIT để mở rộng quy mô.
Dù gì thì đây cũng là những địa chỉ có tính lịch sử và khảo cổ của Melbourne nên RMIT vẫn giữ lại toàn bộ thiết kế bên ngoài và chỉ cải tạo nội thất bên trong cho mục đích của mình như Building 11.
Còn đây là Building 20, trước đây là Magistrate Court, nằm ở góc đường Russell và La Trobe
Khoảng sân trước đây thuộc nhà tù Melbourne nay được lấy làm nơi tổ chức các sự kiện ngoài trời của RMIT. Có lẽ đây là khoảng không gian ngoài trời rộng nhất trong khuôn viên của RMIT, gọi là Alumni Courtyard. Lúc em đến thì vừa kết thúc một buổi lễ trao bằng tốt nghiệp gì đó.
Hai bên Alumni Courtyard là những gì còn lại của nhà tù Melbourne được giữ lại đến ngày nay làm bảo tàng, đó là Old Melbourne Gao và City Watch House.
Trước nay em cứ tưởng chỉ Hỏa Lò, Phú Quốc, Côn Đảo mới có chuyện "biến nhà tù thành trường học". Ai ngờ bọn "dãy chết" này nó "biến" còn kinh hơn, thành trường học thuộc top đầu của TG luôn.
Thế là chương trình của em lại "phát sinh" thêm vào xem cái Old Melbourne Gao như thế nào, dù gì nó cũng được liệt vào dạng National Trust cơ mà.
Tour tham quan Old Melbourne Gao gồm 2 phần. Phần thứ nhất du khách được trải nghiệm khoảng 45 phút trong vai một tội phạm bị giam giữ trong City Watch House, và phần thứ hai là tham quan nhà tù nơi thi hành án.
Sau khi mua vé, bọn em cùng khoảng chục du khách khác chủ yếu là người châu Á đứng chờ trước cửa City Watch House. Đúng giờ diễn thì bỗng nghe tiếng quát tháo ầm ĩ phát ra từ sau cánh cửa rồi viên giám thị bước ra với vẻ mặt rất "hình sự".
Không một lời chào hỏi, "Hắn" phủ đầu bọn em bằng chất giọng và ngữ điệu của cai ngục hệt trong những bộ phim hành động Mỹ. Kiểu như "từ giờ phút này mạng sống của bọn mày nằm trong tay tao, tao là luật, luật là tao...".
Rồi cánh cửa đóng rầm một tiếng đanh gọn. Một cảm giác vừa buồn cười, vừa "sợ" và y rằng răm rắp nghe theo mệnh lệnh đầu tiên: "Nam bên phải, nữ bên trái!"
Cơn giận của "hắn" vẫn chưa nguôi cccm ah.
- Chúng mày có biết tại sao chúng mày phải vào đây ko? Chúng mày có biết bây giờ chúng mày là cái gì k0? K0, chúng mày k0 biết đâu, chúng mày là cái này.
Rồi "hắn" phát cho mỗi người một cái Charge Sheet. Giờ thì người nông dân đã hiểu mình bắt đầu mang một thân phận mới rồi.
Em "đội lốt" một thằng gốc Ả rập, can tội phóng hỏa nhà người ta nhưng may mà chưa xảy ra án mạng
Cả đám "tội phạm" đứng ở hành lang, cúi gằm mặt đọc cái Charge Sheet để "nhập vai". Trong lúc đó cai ngục đi vào phòng trong rồi bỗng biến đi đâu mất, căn phòng đang ầm ĩ tiếng quát tháo của "hắn" bỗng im phăng phắc k0 một tiếng động.
Bắt đầu bằng những lời khai về "nhân thân" đã ghi trên Charge Sheet. Mỗi khi khai đến phần phạm tội gì thì "hắn" lại hạ âm vực xuống cho "đương sự" đủ nghe nhưng giọng thì chua loét, rít qua kẽ răng và đầy sự mỉa mai, giễu cợt. Em k0 nghe rõ nhưng đại ý là "hắn" đang trì triết người khai báo về tội ác đã gây ra và hình phạt sẽ phải chịu. Nói chung là rất funny.
Công bằng mà nói thì "tour" này thành công là nhờ diễn xuất của tour guide trong vai quản giáo/cai ngục. Đặc biệt là hiệu ứng âm thanh từ chất giọng, ngữ điệu của anh ta.
Cccm đã bao giờ nghe những lời giới thiệu về lịch sử hình thành, các đặc điểm, sự kiện của 1 địa danh... lại được phát đi trong cái giọng như đang mắng chửi người nghe chưa? Thực sự là nếu k0 hiểu những gì anh ta đang nói mà chỉ liên tưởng qua ngữ điệu thì ai cũng sẽ nghĩ "hắn" đang rủa xả những người đối diện.
Sự "ngoan ngoãn" khi trở thành những "tội phạm" bất đắc dĩ này đã khiến du khách đi qua nửa chặng tour mới kịp nhận ra rằng cái City Watch House này chẳng có gì đặc biệt hay nổi bật cả. Nhưng chẳng ai phàn nàn vì đã bỏ ra gần 30AUD để mua lại mấy cái giật mình kèm theo những ngơ ngác và bật cười thú vị.
Thực ra, City Watch House chỉ là nơi cảnh sát tạm giam giữ những người phạm tội nói chung. Từ những kẻ trộm cướp hay ăn cắp vặt ngoài phố đến những tên tội phạm nguy hiểm trước khi ra hầu tòa.
Dãy phòng giam những kẻ phạm tội không nguy hiểm, mỗi phòng có thể nhốt chung dăm ba người