Toàn bộ tầng hầm của Old Treasury Building dùng làm nơi chứa vàng của chính quyền Victoria. Hầm vàng được chia thành các kho nằm dọc hai bên hành lang. Đúng theo nghĩa đen là các vị quan chức chính quyền đang ngồi trên một kho vàng.
Những thỏi vàng...giả được xếp ngay ngắn trong kho để tái hiện quá khứ. Hiện tại thì luôn được cập nhật các thông tin trên thị trường vàng như giá vàng, giá trị giao dịch... Còn tương lai... thì sẽ ntn em cũng chịu
"Cơn sốt vàng" đã trở thành một chương khá đậm nét trong lịch sử nước Úc nói chung và bang Victoria nói riêng. Nó cũng là một động lực vật chất đáng kể giúp nước Úc phát triển và trở nên thịnh vượng chỉ trong một thời gian ngắn. Ngày nay, quá khứ Gold rush cũng được khai thác hiệu quả trong lĩnh vực du lịch. Có rất nhiều tour du lịch đến những vùng trước đây là nơi khai thác vàng để du khách tham quan và trải nghiệm các hoạt động khai thác vàng thực tế như ở Sovereign Hill (Ballarat), hay trực tiếp tham gia vào công đoạn nấu chảy vàng để đúc các đồ lưu niệm tại Gold Mine Museum tại Perth.
Còn những gì em muốn chia sẻ với các cụ về vàng xin dừng ở đây. Rời Old Treasury Building, bọn em lại lon ton nhảy tàu City Circle đến những điểm du lịch khác trong thành phố Melbourne.
Đi qua Parliament House nhưng em k0 vào. Một phần vì tòa nhà đang sửa chữa nhưng cái chính là theo lịch hôm đó không có Parliament sitting nên k0 được xem lưỡng viện họp hành, tranh luận ra sao. Em vẫn ao ước khi nào phòng Diên Hồng mở cửa cho người dân mình tham quan hoạt động thực tế của QH như 1 số nước đã làm.
Chỗ này chủ yếu phục vụ cho các sinh viên mới. Mà bộ dạng em thì chẳng có tí sinh viên nào cả. Nên em cứ thật thà hỏi luôn một cách nghiêm túc là muốn thăm quan facilities của trường thì đi đường nào và có phải xin phép hay lưu ý gì k0?
Bây giờ mọi thông tin về trường lớp, học phí học bổng hay chương trình học... đều có ở trên website của trường. Em cũng chẳng có nhu cầu tìm hiểu mấy thứ đó nên chủ yếu lượn ngắm cảnh quan bên ngoài của RMIT là chính.
Tòa nhà này làm em liên tưởng đến Casa Batlo của Gaudi ở Barcelona
Chắc do nằm ngay trong thành phố chật chội quá nên dù chiếm trọn 1 block phố nhưng RMIT không dựng một ranh giới như hàng rào để tạo khuôn viên riêng. Cho nên chỗ nào cũng là "cổng trường". Em cũng chẳng biết cái "cổng" chính của RMIT có k0 và nằm ở đâu.
Các building được đánh số. Khu vực này chắc nằm trong "vùng lõi" của RMIT, xuất hiện từ thời kỳ đầu nên toàn những tòa nhà có kiến trúc từ thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Thỉnh thoảng lại xuất hiện một quả nhà khung thép ốp kính rất hiện đại thò ra đúng kiểu "cơi nới". Tham chiếu theo TCVN thì đây đích thị là một cái "chuồng cọp" trong khuôn viên RMIT
Các biển chỉ dẫn đi lại khá rõ ràng và cụ thể. Nhưng chắc SV nào mới nhập học cũng phải có cái sơ đồ "thành phố" RMIT thì di chuyển mới nhanh đến đúng địa chỉ được.
Đang đi thì bỗng có tiếng chuông báo động réo ầm ĩ. Tất cả SV túa ra từ các tòa nhà đổ xuống đường phố. Thế là dự định ngó nghiêng "nội thất" bên trong k0 thực hiện được.
Thật chứ giờ mới thấy hơn 3/4 toàn "đầu đen" không ah. Tiếng T+ là cứ xủng xoảng liên hồi. Cả tiếng đồng hương nhà mình cũng có. Em hỏi hai bạn SV trẻ tuổi thấy học hành bên này ntn thì các bạn ấy bảo học 2 năm ở đây rồi nhưng k0 thích. Các bạn ấy thích học ở RMIT Sài gòn hơn vì không gian rộng rãi, thoáng và đẹp hơn.
Tự nhiên vớ được người có cùng quan điểm. Có thể do hạn chế về không gian trong khu vực trung tâm, khi mở rộng để phát triển RMIT tập trung vào công năng và cơ sở vật chất bên trong mà k0 chú trọng đến sự hài hòa kiến trúc bên ngoài giữa cũ và mới. Dù là dân ngoại đạo nhưng em cũng cứ mạnh dạn cho điểm trừ về cái kiến trúc tổng thể của RMIT.