Mợ nhắc đến đọc truyện làm e nhớ lại hồi bé. Nghỉ hè bao giờ cũng được bố mẹ đăng ký cho một cái thẻ thư viện. Đọc sách ở Cung thiếu nhi.Ngày còn bé, có những hôm trốn ngủ trưa, trốn mẹ đi bắt cá bị thụt hố vôi ( hố vôi người ta tôi vôi sống , đào hố cạnh bờ sông rồi khi nó nguội thì lấp cát lên ), ngập tới tận đầu gối, kéo nhau lên được thì bị mất dép, lại sợ bị mẹ mắng vì cái tội làm mất dép, thế là lại chúi xuống mò, mãi chả được dép mà cuối cùng 2 cánh tay và 2 chân toàn vôi là vôi. Về bị ăn đòn bằng roi mây, lằn cả lươn lên, rớm máu...
Lúc ý chỉ nghĩ nếu mà mình bỏ nhà đi hoặc tự tử thì mẹ sẽ phải hối hận... hoặc đại loại như thế, xong rồi lại sợ ko có cái gì để ăn, thế là lại ko dám làm nữa.......
Đến khi lớn lớn 1 tý, biết đọc truyện Tom Sawyer rồi thì mới thấy đúng là suy nghĩ của trẻ con, đứa nào cũng giống đứa nào.
Cho tới bây giờ , em vẫn thích truyện Tom Sawyer là vì vậy, nó phản ánh rất đúng cái tâm lý của trẻ con, đọc truyện mà vẫn cảm thấy có bóng dáng mình trong đó
Hồi đó các tác phẩm cho thiếu nhi k rộng như bây giờ,chủ yếu theo nền văn học khối XHCN, nhất là của Liên xô. Ngoài ra cũng có một số tác phẩm của các nhà văn tư bản mà mình coi là có tư tưởng tiến bộ hoặc thực sự nổi tiếng.
Sách dành cho thiếu nhi thì e hay đọc Ti-Mua và đồng đội. Đảo giấu vàng,Robinson cruoso, những tấm lòng cao cả hay Không gia đình....!
Sau này,lớn tý chút thì hay đọc các tiểu thuyết dài tập của các nhà văn nổi tiếng như Victo-Huygo hoặc hai cha con nhà Dumas với tác phẩm nổi tiếng 3 chàng ngự lâm.. Nhiều lắm k kể xiết.
Bây giờ,quan sát giới trẻ,hầu như rất hiếm chúng dành TG đọc truyện,nhất là các tác phẩm đầy tính nhân văn đó!