[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

Moving_van

Xe tăng
Biển số
OF-323417
Ngày cấp bằng
13/6/14
Số km
1,178
Động cơ
300,352 Mã lực
Website
sen.com.vn
Viện nghiên-cứu Radium ở Hn, không rõ bây giờ ở đâu?




Để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ung thư của nhân dân khu vực Đông Dương, một tổ chức tư nhân Pháp mang tên: Viện Radium Đông Dương đã ra đời tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 10 năm 1923 do ông Pièrre Moullin phụ trách. Viện hình thành trên toà nhà hai tầng 3 mặt tiền trên phố Tràng Thi, Quán Sứ, Hai Bà Trưng (xây dựng những năm 1915-1920). Dòng chữ Institut du Radium de L'Indochine vẫn được giữ nguyên vẹn trên mặt trước viện.

Nguồn:http://news.zing.vn/Nhung-cong-trinh-Phap-co-tuyet-dep-tai-Ha-Noi-post343668.html

Nếu những thông tin tìm kiếm của em không cính xác em sẽ xoá còm, thi thoảng góp vài câu để cảm ơn chủ thớt ạ :)
 
Chỉnh sửa cuối:

duongqua

Xe container
Biển số
OF-192732
Ngày cấp bằng
6/5/13
Số km
5,944
Động cơ
536,821 Mã lực
Em từng nói rồi,Pháp nó ko phải bọn diệt chủng.Nếu nó tàn sát thì dân mình chết hết,sức đâu mà đánh lại nó.
Vâng, cũng tại mình cứ ảo tưởng về lịch sử hào hùng đánh thắng bên này bên kia chứ thực tế cũng chỉ là thổ dân khi chưa được Pháp khai hóa.
 

1100

Xe tải
Biển số
OF-317438
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
462
Động cơ
297,810 Mã lực
Tuổi
43
Cái đó cũng khó, thời mà Quảng Đông, Quảng Tây và cả đảo Hải Nam thuộc nước ta là thời Triệu Đà, sau khi đánh An Dương Vương xong lập- nên nước Nam Việt gồm 5 Quận gồm Giao Chỉ ( miền Bắc nước ta) Cửu CHân (đại- bộ- phận Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An bây -giờ) Nam Hải (đại- bộ -phận tương -đương Quảng Đông ngày nay), Quế Lâm (đông bộ Quảng Tây) và Tượng (tây bộ Quảng Tây, nam bộ Quý Châu)


Nước Nam Việt tồn- tại khoảng 204 TCN–111 TCN, sau đó bị nhà Hán thôn- tính, thủ- đô đặt ở Phiên Ngung ( thuộc Quảng Châu ngày- nay)
Cụ có tài liệu hay thông tin về giai đoạn này ko cụ ?
Phụ nữ VN thời này cũng khá thoáng các cụ nhỉ ?
 

canh quat

Xe hơi
Biển số
OF-154154
Ngày cấp bằng
26/8/12
Số km
193
Động cơ
355,788 Mã lực
thật nhiều tình cảm và công sức.đội ơn cụ!
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sẽ là thiếu- sót nếu không nhắc lại một vài nhà cải-cách thời ấy.

Trong khi triều đình chả đổi -mới, canh- tân đất nước gì, mặc dù Pháp- Tây Ban Nha đã bắt đầu xâm- lược từ năm 1858, cho đến 1883, Pháp vẫn chưa chiếm được miền Bắc nước ta, gần 30 năm, đủ cho triều đình làm được khối việc, nhưng vua quan vẫn u -mê, chả biết làm thế nào ngoài cầu -viện nhà Thanh và quân Cờ Đen.

Xin kể hầu các cụ về một vài tấm gương tha- thiết mong canh- tân đất nước.

Cụ Phạm Phú Thứ

Năm 1851, cụ bắt đầu xuất-ngoại, tức là đi tiễn quan nhà Thanh, Ngô Hội Liên (bị bão dạt vào Cửa Thuận) về Quảng-châu.

Lần đầu ra khỏi nước, được mở- rộng tầm- mắt, đặ-c biệt thấy Ma-cao, trung- tâm buôn- bán quốc- tế, phồn- thịnh : thuyề-n máy nhiều từng, súng- đạn, hàng- hóa, thực- phẩm chất- đống... Các tiểu- thương người Hoa làm việc có quy- củ, người bán rau cũng có cân, có sổ ghi- chép. Cụ viết :"Quang- cảnh thế -giới đã thức tỉnh giấc- mộng trần- tục của tôi"

Năm 1856, làm Án-sát Thanh-hóa, cụ đã hướng- dẫn việc chế- tạo một chiếc tầu thủy vận- tải kiểu mới và một chiếc tầu bọc -đồng, được khen- thưởng bốn lần.

Năm 1863-64, cụ sung chức Phó- sứ cùng với Chánh -sứ Phan Thanh Giản và Bồi sứ Ngụy Khắc Ðản sang Pháp điều- đình xin chuộc ba tỉnh miền Ðông. Khi đi, cụ viết Tây Hành Nhật Ký kể về cuộc -sống, cách cai trị, cách làm kinh-tế của các vùng đất mà cụ đã qua . Cụ Nguyễn Trường Tộ đã gặp cụ PHạm Phú Thứ cả trước và sau chuyến đi, và đã nhờ cụ chuyển lên triều đình ba bản điều -trần.
 

anhpt@gmail.com

Xe máy
Biển số
OF-363519
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
76
Động cơ
258,160 Mã lực
em gốc ở sơn tây mà bjio mới biết những bức ảnh này, hay quá cảm ơn cụ
Trận thành Sơn Tây ( 1883)

Là trận đánh mà quân đội viễn chinh Pháp tấn công vào thành Sơn Tây, diễn ra từ ngày 13 tháng 12 năm 1883, kết thúc vào tối ngày 16 tháng 12 cùng năm. Đây là trận đánh lớn nhất mà quân Pháp bị thiệt hại nhiều nhất, kể từ năm 1873.

Quân Pháp có khoảng 6000 quân do đô đốc Courbet chỉ huy,chia làm hai đạo đường thủy và đường bộ, hành quân bằng đường thủy và bộ, hội quân ở Gạch ( nay là Phúc Thọ); điện đàm đặt ở Phùng.

Quân đóng ở thành Sơn Tây đa số là quân Cờ Đen, gồm khoảng 5000, do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy, quân Vn có khoảng 3000, do Hoàng Kế Viêm chỉ huy.


Thành Sơn Tây





Cửa Ðông của thành Sơn-Tây





Cửa Nam của thành Sơn-Tây





Quân Pháp bắn phá





Bên trong thành





Quân Pháp bắn phá hàng rào





2 lính Pháp bên cạnh hồ nước trong thành





Quân Pháp đang tấn công




Nơi chứa súng ống, thuốc nổ





1 ngôi chùa





Chùa Phi -ni ( chả biết bây giờ còn không?)




Chùa ở Sơn Tây hồi đó khá nhiều








Làng gốm


 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong chuyến đi sứ qua Ai-cập, cụ Phạm Phú Thứ có xem kiểu xe-trâu tát nước, dùng trâu kéo thay cho gầu tát, cụ thiết -kế, đóng được 27 xe gửi các tỉnh dùng thử.

Năm 1867, cụ xin triều đình cho mở cảng ở Hải Dương, Quảng Ninh để thông -thương, cụ lập nha Thương chính Hải-dương, mở lớp học tiếng Pháp và Tây Ban Nha ở Hải Dương, cụ lại mở nHÀ Xuất bản Hải Học Ðường có từ thời Gia Long nhưng bị Minh Mạng đóng -cửa, dịch và xuất bản sách khoa- học phương Tây, cụ nhờ các giáo sỹ Tây dịch giúp.

Cụ đã nói người Việt khéo- léo, giỏi nghề, nếu được học kỹ thuật tân-tiến, chắc gì Luân Đôn hay Paris đã hơn ta????

Cụ cũng dâng lên triều đình kế- sách đánh Pháp-Tây theo 3 giai- đoạn:

1. Chấp- nhận hòa với Pháp -Tây, cho người đi nước ngoài học- hỏi, học về quân -sự, vũ- khí, kinh- tế...

2. khi đã đủ mạnh, bồi- thường để Pháp -Tây rút quân về
3. Nếu không được sẽ oánh một trận sống mái.

Tất nhiên ông các quan bảo -thủ trong triều đình đời nào nghe, đặc- biệt là Tôn Thất Thuyết và Hoàng Kế Viêm sợ cải -cách theo Tây lắm, ông Thuyết bảo : " Yêu ngôn" ( ý là những lời của cụ hết sức nhảm -nhí)

NĂm 1879, cụ bị buộc- tội " thiếu công- minh", phải bỏ hết những việc đang làm, về kinh chịu -tội, vua Tự Đức nghĩ cụ bị bệnh lên cho phép xử sau, cụ mất năm 1882.
 
Biển số
OF-365322
Ngày cấp bằng
4/5/15
Số km
99
Động cơ
256,890 Mã lực
Tài liệu trên quả thật là quý giá cho thế hệ sau như chúng ta phấn đấu thêm nữa
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Nguyễn Trường Tộ

Là một người Công -giáo nhưng cụ lại thiết-tha yêu nước, được đi nhiều nước Châu Âu, giỏi cả chữ Hán lẫn chữ Pháp, Tây Ban Nha, La-tinh..

Năm 1859, triều đình có lệnh " "phân -tháp" (chính sách phân những gia đình có đạo ra ghép ở chung với người bên lương) Nguyễn Trường Tộ theo giám mục Gauthier lánh ra Ðà-nẵng. Lúc ấy Pháp đã chiếm Ðà-nẵng, có mời ông làm thông- ngôn nhưng cụ từ chối.

Khoảng 1859-60 Nguyễn Trường Tộ có sang Pháp và Ý, đã vào gặp Giáo hoàng Pie IX, được ban một chữ tiền lớn hơn đồng bạc (gia đình còn giữ được). Thực lục nhà Nguyễn chép :"Tháng 9/1870, Nguyễn Trường Tộ trước có sang Tây học lâu ngày", có lẽ cụ ở Tây khoảng 1 năm, vì năm 1861, cụ quay về Gia -định.

Sau khi quân Pháp -Tây đánh đồn Chí Hòa, có mời cụ ra làm thông- ngôn, cụ từ chối, nhận làm " từ-dịch" ( dịch các văn- bản, tài- liệu từ chữ Pháp sang chữ Hán). Cụ có bí-mật liên lạc với khâm mạng Nguyễn Bá Nghi mách -nước nội- dung các công- văn của Pháp-Tây.

Cuối năm 1861, thấy không thể giúp gì cho triều-đình trong việc nghị- hòa vì thấy Pháp-Tây âm mưu chiếm hẳn Nam-kỳ, cụ xin từ chức.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau khi thôi việc, cụ Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm- trí vào việc thảo kế- hoạch giúp nước.

Nhờ sự hiểu- biết sâu- rộng về các phương diện chính -trị, kinh -tế, văn- hóa, khoa- học kỹ -thuật...nên đến đầu tháng 5 năm 1863, thì cụ đã thảo xong 3 bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là: "Tế -cấp- luận", "Giáo- môn -luận" và "Thiên- hạ phân- hợp đại- thế luận".

TRiều đình nhận được các bản điều-trần, vua Tự Đức giao cho các quan bàn xem, các quan gạt đi, bảo không nên tin lời một kẻ theo đạo, làm tay-sai cho Pháp.

Thấy vậy, cụ viết Trần tình" gửi lên để giãi- bày tâm -tư và hoàn- cảnh của mình. Vua lại bảo xem sao, các quan vẫn gạt -đi.

Trong thời gian phái- bộ cụ Phan Thanh Giản vào Sài Gòn để đàm- phán với Pháp,cụ có xin làm phiên-dịch, nhưng Pháp từ- chối, biết những người thông-ngôn rất hay xảo- quyệt cụ đã bảo các quan triều -đình:

Thuyền của Tây đã đến Kinh, tôi đã ngầm- hẹn với ông Hoằng (Nguyễn Hoằng, một linh -mục thường cộng- sự với triều đình) cùng- đi với tôi là có thâm- ý riêng : thuyền Tây nói thẳng là không trả ba tỉnh và sẽ đòi bồi -thường hàng năm. Tôi nghĩ có lẽ triều đình đã có lời bàn- riêng với họ, nhưng viên thông- ngôn đã bị họ sai khiến, nên hễ có lời nào nói không hợp với họ thì hắn ta bênh che không dám nói hết lời. Như thế thì thật hỏng- việc. Như việc thông- dịch của Trung quốc đối với các nước ngoài trước kia, vì những sự thêm bớt mà đến hỏng việc nước. Cho nên tôi thầm hẹn với ông Hoằng cùng nhau đến đấy. Nếu triều đình có những việc gì cần nói cứng hoặc cần đấu dịu cứ việc nói thẳng không ngại gì". ( điều trần 2/1865)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khoảng năm 1862-1864, bằng sự hiểu biết của mình, cụ đã thiết- kế và chỉ -đạo việc xây cất tu viện Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn (nay ở số 4 đường Tôn Đức Thắng). Đây là một công- trình kiến- trúc theo kiểu châu Âu có quy- mô và có giá -trị. Một số sỹ quan Anh đến xem, tỏ ra thích -thú, bèn mời cụ sang Anh, cụ định đi thì bị Pháp ngăn, chắc sợ cụ liên-kết với người Anh.

TRiều đình dần dần cũng thay đổi cái nhìn về cụ.

Triều đình cử người đi Anh mua tàu chiến, bị hãng đóng tàu lừa- dối, mua phải tàu đã cũ -nát, chưa đi tới Việt Nam thì đã bị sóng- gió làm hỏng hết. TRiều đình phàn -nàn, Anh đem tàu sửa- chữa ở Gia Định, rồi đưa tàu đến cửa Thuận An (Huế) bắt phải mua, nếu không sẽ oánh, triều đình ít người biết tiếng Anh, bèn mời cụ ra đàm- phán với người Anh, cụ kiên- quyết bảo tàu này nát không mua và đòi người Anh làm đúng Luật pháp, Anh chìa ra tờ hợp- đồng, do các quan ta không thạo tiếng Anh, luật- pháp kin-h tế, nên hợp -đồng có lợi cho Anh, đàm- phán mãi, cụ Tộ kiên quyết trả tàu, các quan ta thấy căng quá bèn bảo thôi, trả tiền cho người Anh cho êm chuyện.

Cụ Tộ chán nản.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình tổng cộng 58 bản điều -trần, trình- bày những dự- kiến cải -cách về đủ mọi phương- diện : giáo- dục, quân -sự, ngoại -giao, khai- mỏ, đánh- thuế... cụ luôn luôn so- sánh Tây với ta, nêu rõ nhược -điểm của ta do đâu mà ra, nói- rõ những việc nào cấp- bách nên làm trước.

Vua Tự Đức từ nghi- ngờ chuyển sang quý- mến, tin- tưởng cụ, có thể nói đây là một đặc- ân bởi vì cụ là người Công giáo, vua yêu cầu các quan đóng hết các bản điều-trần thành tập để vua xem.

Tháng 8 năm 1866, vua cử cụ và giám mục Gauthier đi Pháp để mua các thứ cần -thiết về mở trường kỹ- thuật ở Huế.

Ngày 17 tháng 8 năm 1866,cụ Nguyễn Trường Tộ cùng với Giám mục Gauthier và Linh mục Nguyễn Điều tới Huế. Lần này, Nguyễn Trường Tộ được vua Tự Đức tiếp -kiến ở nhà Tả Vu trong Tử Cấm thành (Huế), được dùng cơm với vua, vua hỏi- han cụ nhiều điều, nghe cụ trình- bày, vua rất ưng và đồng- ý. Vua đích- thân cấp cho cụ tàu của mình để vào Sài Gòn, vua dặn cụ nghe -ngóng tình- hình Pháp-Tây Ban Nha xem sao, cụ đã gặp Đô đốc Lagrandière và Lãnh sự Tây Ban Nha để nắm tình hình theo yêu cầu của vua. Cụ đã có 6 bản báo cáo gởi về Huế.

Qua các văn -bản này,cụ trình- bày cho Triều đình thấy là có một khác nhau giữa ý đồ của của Pháp soái (tức Đô đốc Lagrandière) ở Sài Gòn và chính- sách của chính phủ ở Pháp. Pháp soái thì muốn bằng mọi cách thôn- tính hoàn- toàn sáu tỉnh Nam Kỳ và áp -đặt trên phần đất còn lại của Việt Nam một hiệp- ước bảo -hộ; trong khi ấy ở chính- quốc, thì có nhiều dư- luận chống -đối các cuộc phiêu- lưu quân- sự ở các vùng đất xa- xôi.

Sau khi mua được máy -móc, dụng -cụ, và thuê được cả kỹ -sư Pháp, vua Tự Đưc hài lòng, cho xây dựng trường kỹ-thuật nằm giữa nhà thờ Kim Long và Tòa Giám mục Huế, vua ban- thưởng cho cụ Tộ và tất- cả các thành- viên trong đoàn.

Tháng 1 năm 1868, vua Tự Đức nhất -định cử một phái bộ sang Pháp để điều- đình với chính phủ Pháp xin chuộc đất, vua cử cụ Tộ đi cùng đoàn, tuy nhiên cụ Tộ bảo vua là không nên năn- nỉ Pháp làm gì, cái chính là phải canh- tân xây- dựng nước cường- thịnh đã. Vua cũng nghe lời cụ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vua Tự Đức giao việc mà cụ Tộ đã đề nghị cho các quan tiến hành, các quan nhao-nhao phản đối, thực ra là dốt-nát, không biết bắt đầu từ -đâu và làm thế nào, ngay cả trường kỹ-thuật, vua đã giao đất, mà các quan chả động tĩnh gì,vua có giục, lại bảo chưa được ngày, rồi lý do các kiểu, chán nản, các kỹ -sư Pháp bỏ về nước.

Ngày 18 tháng 4 năm 1868,cụ Tộ bị bệnh, về quê ở Nghệ An.

Ở quê 2 năm, nhưng cụ vẫn liên -tục gửi điều- trần lên triều đình.

Tháng 11 năm 1870, cụ xin vua cho mở Lãnh Sự quán ở Sài gòn và Sứ quán ở Pháp để nắm tình- hình, vua bảo các quan tiến- hành, các quan bảo triều đình không có ai biết tiếng Pháp, Tây Ban Nha, xin đi học đã.

Đầu tháng 12 năm 1870

Pháp thua Phổ trong chiến- tranh, hoàng đế Napoleon III bị bắt- sống cùng nhiều tướng lĩnh, ở Nam kỳ, quân Pháp cũng run lắm. Nhận thấy cơ hội vàng cụ xin được vào Nam tổ chức đánh- úp quân Pháp -Tây để thu -hồi 6 tỉnh Nam Kỳ. Cụ đã bí -mật gặp đại diện Tây Ban Nha và được Tây Ban Nha cho biết sẽ không liên-quân với Pháp nữa nếu ta oánh.

Vì kế -hoạch quá- lớn, các quan ta bàn- bạc ngược- xuôi, giấu không cho vua biết, việc -binh mà bàn đến cả tháng chả xong, mãi đến ngày 28 tháng 12 năm 1870 Cơ Mật Viện mới dâng -vua.

Lại bàn bạc suốt mãi, vua bảo 1 đằng, các quan bàn 1 nẻo, mất mấy tháng, sang cả năm 1871, vua cho gọi cụ tức- tốc vào Huế để chuẩn- bị các kế hoạch oánh Pháp, cụ vào chờ 3 tháng mà các quan chưa bàn xong, vua gặp cụ bảo hay là cụ bỏ Đạo để vua giao việc trực- tiếp, nhưng cụ từ chối.

Chờ mãi, bị bệnh đau dạ-dày nặng quá, cụ xin về quê.

Ngày 22 tháng 11 năm 1871 cụ đột -ngột từ trần, cụ mới có 40 tuổi.

Cụ Nguyễn Trường Tộ yêu nước nhiệt -thành, thiết -tha canh tân, đuổi giặc. Đến vua Tự Đức cũng quý mến cụ, tiếc là các quan dốt-nát, bảo-thủ, đã làm hỏng hết mọi việc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top