Xin kể hầu các cụ miền Bắc nước ta ra sao dưới thời nhà Nguyễn, quân Cờ Đen, Trắng, Vàng, quân Thanh, Tàu Ô ( cướp biển TQ) xâm- lược, tàn -phá ra sao, và tình hình sau khi Pháp đánh- chiếm thế nào?
Miền BẮc dưới thời vua Lê- chúa Trịnh phát triển rực -rỡ, chính- sách của các chúa Trịnh tương đối mềm -dẻo, người dân ấm-no, kinh thành Thăng-long không thua gì các thủ đô Châu Âu cùng thời.
Chiến tranh nổ ra bắt đầu khi Tây Sơn kéo quân ra đánh chúa Trịnh, rồi vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh, chiến -tranh đã làm cuộc- sống nhân dân miền Bắc bắt đầu điêu -đứng. Vua Quang Trung tuy tài -năng, nhưng ông mất sớm, chưa làm được gì nhiều. vua Cảnh Thịnh u -mê ngu-dốt, nên nạn quyền -thần xảy ra, kinh tế miền BẮc lúc ấy đã suy- sụp.
Miền Bắc dưới thời vua Gia Long tương đối yên-bình , vua vẫn trọng -dụng các quan nhà Lê cũ, cho mời ra làm quan với triều -đình mới, cũng cần nói thêm rằng vua Gia Long từ năm 1789 đến năm 1806 vẫn coi mình là quan nhà Lê, xưng Vương nhưng vẫn dùng niên- hiệu Cảnh Hưng của vua Lê Hiển Tông.
Sau khi đánh- thắng nhà TÂy-Sơn, vua Gia Long vẫn ban cho hậu- duệ nhà Lê ruộng đất để thờ -cúng. Đặc biệt với con- cháu các chúa Trịnh, vốn là kẻ -thù của các chúa Nguyễn, vua vẫn gọi tộc- trưởng họ Trịnh là Trịnh Cơ từ xứ Thanh Hóa ra Thăng Long và phán- bảo rằng tuy 2 họ oánh nhau, nhưng xét ra lại là thông- gia ( vợ Trịnh Kiểm là con gái của Nguyễn Kim, chị ruột chúa Nguyễn Hoàng), chuyện người xưa bỏ qua,và ban cho họ Trịnh 200 mẫu ruộng công để dựng nên: Trịnh Điện làm nơi thờ các Chúa Trịnh.
Chính vì cách cư-xử khôn khéo này, mà nhân -dân miền Bắc lúc này vẫn tin- tưởng nhà Nguyễn.