- Biển số
- OF-411895
- Ngày cấp bằng
- 21/3/16
- Số km
- 79
- Động cơ
- 224,390 Mã lực
- Tuổi
- 40
bộ ảnh giá trị
Giờ ảnh cụ ấy chụp mang tính siêu tầm thôi cụ nhỉ, giờ thay đổi quá rồiHay quá ah. Một thời lịch sử của đất nước, để ta hiểu thêm con người, xã hội vào thời điểm đó. Tư liệu quý giá.
Vâng, mang tính sưu tầm, lịch sử cụ ahGiờ ảnh cụ ấy chụp mang tính siêu tầm thôi cụ nhỉ, giờ thay đổi quá rồi
Mời cụ cứ copy đoạn hay hình cụ thích ạ, hy vọng sẽ được gặp cụThớt từ năm ngoái hôm nay mới được xem, đúng là được mở mang tầm mắt và thu lượm được nhiều kiến thức, tự trả lời cho nhiều thắc mắc của em về lịch sử giai đoạn này, cảm ơn cụ chủ Đốc Tờ 76 và các cụ đã cmts xây dựng thớt. Nếu được cụ Đốc cho em copy ít về dạy các f1 nhà em ạ. Kính chúc cụ sức khỏe, lúc nào khai trương ks xin cho biết địa chỉ để đến ủng hộ và có cơ hội đàm luận.
Em sẽ viết lại cho nó có trình tự,từ khi Minh Mạng nối ngôi đến khi Pháp hoàn toàn đặt xong việc cai- trị, khoảng năm 1910.Đọc xong Thớt này có lẽ em đi học lại môm lịch sử. Cảm ơn cụ chủ thớt về nhưng thông tin rất giá trị, đúng là 1 thời vua quan của ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để canh tân đất nước, chỉ vì tính bảo thù, sỹ diện hão mà đẩy đất nước vào chiến tranh tương tàn. Hy vọng lịch sử không lặp lại.
Vì tính ngoại giao mềm dẻo, biết người biết ta mà Thái Lan tránh đc tất cả các cuộc chiến tranh cụ nhỉ. Cảm ơn cụ về bài viết rất nhiều!Em sẽ viết lại cho nó có trình tự,từ khi Minh Mạng nối ngôi đến khi Pháp hoàn toàn đặt xong việc cai- trị, khoảng năm 1910.
Hiện nay có nhiều ý- tưởng muốn bào chữa cho nhà Nguyễn, nhưng căn cứ vào Sử liệu, thì triều đình này phải chịu hoàn toàn trách -nhiệm.
Phố này bây giờ là phố nào nhỉ các cụ? có cả tàu- điện
1 gia đình vạn -chài dưới chân cầu Long -Biên
Hình như Phố Hàng-Nón bây giờ?
Về nhà Nguyễn, em có kỷ niệm sâu sắc với một người trong hoàng- tộc, xin được gọi là thầy. Thầy học Quốc Học Huế rồi là tác giả của nhiều bộ sách Tiếng Anh cực kỳ uy tín.
Năm 20xx, có dịp công tác Huế, khi cần một vài từ chuyên -môn khó bằng tiếng Anh, em được thầy giúp. Em không hiểu sao sinh- viên ở đây ( Huế, Đà Nẵng, Nha Trang..) lại có thái độ có thể nói là không ưa em, khi thấy em nói giọng Bắc, đặt câu hỏi, toàn thấy sự im lặng, gần như không thèm trả lời, dù em được giới thiệu đây là những sv ưu- tú. ( những sv này đang chuẩn bị được đi nước ngoài học).
Gần cuối buổi, em nói chuyện cùng thầy, mới biết thầy là người hoàng-tộc nhà Nguyễn. ( Chừ tui là người hoàng tộc mà)
Thầy hiền lành, đẹp, ăn nói nhỏ nhẹ, kiến thức uyên thâm, không hiểu sao mới gặp là em đã kính trọng.
Cuối buổi, sinh-viên vây quanh thầy gọi " ngoại ơi" rồi xin chữ ký, xin chụp ảnh cùng. Chả ai thèm để ý đến em. Em để ý thấy các lãnh đạo ở đây rất tôn trọng thầy, ông chủ tịch tỉnh lúc nào cũng mua mấy bao " 555" dẹt biếu thầy, thái độ rất lễ -phép.
Em nói chuyện với thầy nhiều, biết nhiều về Huế, nhà Nguyễn, và đặc biệt là Mậu -Thân 1968 ở Huế.
Không cụ ạ, là thầy Vĩnh Bá cụ ạ.Người thầy đáng kính của cụ chắc là dịch giả tiếng Pháp nổi tiếng Bửu Ý ạ ?
Đôi ngà voi đẹp quá.Đây là giai đoạn người Pháp ( và Tây Ban Nha) bắt đầu xâm lược Việtnam và dần dần thiết lập nền đô -hộ, kéo theo xã-hội Vn cũng có rất nhiều biến động.
Các bức ảnh do những sĩ quan, giáo-sỹ, bác-sỹ, thương -nhân Pháp, Tây Ban Nha ghi lại.
Đồn Hai ở Đà Nẵng ( 1858) Pháp và Tây Ban Nha bắt đầu quan sát tình hình để xâm lược.
Chân dung cụ Phan Thanh Giản, lúc cụ đại diện cho triều đình Huế ký hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 tại Sài Gòn.
Năm 1884, Pháp tấn công Bắc Ninh, những bức ảnh này do bác- sỹ quân y Charles-Edouard Hocquard ghi lại.
Bắc-Ninh ngày hôm sau, sau khi thất thủ (13-03-1884)
Cửa thành Bắc-Ninh mà quân đội Pháp đã tràn vào
Kho gạo và chòi canh của thành Bắc-Ninh
Thành Bắc-Ninh bị pháo binh Pháp oanh tạc
Voi của Tổng Ðốc Bắc-Ninh bị Pháp tịch thu