[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
quá hay , lịch sử các bố các mạng viết như mứt ấy
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trưa ngày 21 tháng 12 cùng năm, khi đang bàn luận với các đại diện triều đình Huế thì tên thông -ngôn vào báo rằng quân Cờ Đen đang đánh thành ở cửa Tây.

Garnier ra trận, ra lệnh lính Tây đang nã pháo, buộc quân Cờ Đen phải rút lui sau lùm tre. Garnier ra lệnh kéo một cỗ pháo nòng 40 mm ra.

Garnier gọi một toán lính hơn một chục người rồi giao cho ba lính kéo cỗ pháo ra ngoài cổng thành đuổi theo quân Cờ Đen. Vì pháo thì nặng nên không đi nhanh được, Garnier sau ra lệnh bỏ pháo lại cùng vài tên lính. Chín tên lính còn lại, Garnier chia thành ba nhóm. Hai nhóm truy kích vòng ra hai phía tả hữu còn Garnier thì dẫn nhóm trực chỉ lối giữa.

Đuổi khoảng 1 cây số rưỡi thì Garnier trượt chân ngã xuống ở chân dốc đê ( có lẽ là ĐÊ La Thành ) . Một toán quân Cờ Đen ẩn đằng sau đê ùa ra, súng bắn tứ tung. Lúc đó Garnier đã bỏ xa hai tên lính hộ vệ 100 mét. Một tên trúng đạn chết; tên kia cũng bị thương. Garnier gào to: "Hỡi những người lính anh dũng, hãy lại đây với ta, ta sẽ đánh cho chúng một trận chí tử!" Sau đó Garnier cố tự vệ dùng súng côn bắn sáu phát. Quân Cờ Đen ùa đến bổ vây dùng giáo và kiếm đâm chém, chặt đầu rồi bỏ chạy, để lại một thi thể đầy thương tích rùng rợn. Hai toán lính truy kích nghe tiếng súng liền sấn vào nhưng chỉ kịp cướp lấy cái thây đầy máu của Garnier đem lại về thành Hà Nội.

Địa điểm Garnier bị giết có lẽ nằm gần đường La Thành bên bờ hồ Ngọc Khánh nay thuộc phường Ngọc Khánh quận Ba Đình.

Đến đây chấm dứt chiến dịch xâm lược Bắc Kỳ ( hay đánh thành Hà Nội) lần 1.
 

Yêu Thanh Hóa

Xe tải
Biển số
OF-344759
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
296
Động cơ
274,360 Mã lực
Lý do có lẽ là dân BẮc Kỳ lúc ấy còn ghét quân Thanh và nhà Nguyễn hơn cả quân Pháp, nên không thèm đứng lên đánh giúp.
Những nhận định cảm tính của cụ có thể bóp méo sự việc 180 độ. Nhân dân muốn giúp triều đình nhà Nguyễn đánh giặc thì cần phải có nguồn lực và được tổ chức. Trong bối cảnh trung tâm Bắc Kì thất thủ quá dễ dàng đã cho thấy chênh lệch vũ khí quá lớn thì việc các thành nhỏ không biết đối phó thế nào là có thể hiểu được. Những việc này xảy ra năm 1873.

Đến năm 1885 hưởng ứng chiếu cần vương của vua Hàm Nghi , tại Nga Sơn - Thanh Hóa đã có cuộc khởi nghĩa Ba Đình dưới sự chỉ huy chính của Đinh Công Tráng, Phạm Bành và một số tướng lĩnh khác. Nga Sơn, Ninh Bình, Nam Định là những vùng đất rất gần nhau.





Bức ảnh này có phần chữ in viết rõ là quân Ba Đình bị bắt giữ năm 1887, địa điểm chụp ảnh là tại Ninh Bình. Phần chữ viết tay đề là Nam Định, 11 tháng 7 năm 1906




Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm Dần (1842), quê ở làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Là một người yêu nước, nên khi quân Pháp đến xâm chiếm, đang làm chánh tổng, Đinh Công Tráng đã rời quê gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm. Khi Hoàng Kế Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc cầm cự với Henri Rivière, Đinh Công Tráng đã tham gia trận đánh ở Cầu Giấy. Nhờ có kinh nghiệm chiến đấu, ý chí dũng cảm và tư chất thông minh nên ông đã trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

Phạm Bành là một viên quan chủ chiến, quê ở làng Tương Xá (Hậu Lộc, Thanh Hóa). Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông đã treo ấn từ quan về quê vận động sĩ phu và nhân dân khởi nghĩa. Trong cuộc khởi nghĩa này, ông là người đứng thứ hai sau Đinh Công Tráng.

Lực lượng nghĩa quân Ba Đình có lúc đông tới hai vạn người bao gồm cả người Kinh, Thái, Mường. Nghĩa quân có 10 toán, mỗi toán có một hiệp quản chỉ huy. Về vũ khí, nghĩa quân tự trang bị bằng súng hỏa mai, giáo mác, cung nỏ.

Hội trường Ba Đình, quảng trường Ba Đình, quận Ba Đình chính là lấy tên cuộc khởi nghĩa này ở Thanh Hóa.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Pháp đánh Hà Nội lần 2 ( 1882).

SAu trận Hà Nội 1, triều đình phải ký Hòa ước Giáp Tuất (1874), gồm có 22 điều khoản với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng cùng tự do truyền đạo.

Pháp được phép đóng một đồn binh gồm 100 người tại Đồn Thủy trên sông Hồng, mở lãnh sự do bá tước De Kergaradec làm đại diện, công việc chính là quản lý các tàu buôn Pháp và các nước qua lại trên sông Hồng để chở hàng sang TQ.

Năm 1880, cụ Hoàng Diệu được cử ra làm tổng đốc Hà Ninh ( Hà Nội, Ninh Bình?) cụ thấy được ý đồ của Pháp, cụ dâng sớ xin củng cố phòng tuyến, tăng quân. Nhưng triều đình chủ trương thương thuyết.

Những năm này, mặc dù triều đình đã cho thông thương, nhưng bọn Cờ Đen và quân Thanh vẫn chặn nhiều ngả ở sông Hồng để thu phế các tàu qua lại ( giống bây giờ trên đường bộ nhỉ). Chúng lạm thu lại hách dịch, nhiều tàu buôn kêu ca, khiến Pháp không hài lòng.

Đầu năm 1882, lấy cớ Việt Nam không tôn trọng hiệp ước, vẫn coi trọng TQ, dung túng quân Cờ Đen. Rút kinh nghiệm lần trước, cho là Garnier bốc đồng, Pháp cử Đại tá Henri Rivière của Hải quân ra Bắc giải quyết vụ việc.


Cụ Hoàng Diệu hạ lệnh giới nghiêm tại Hà Nội, bố- cáo các tỉnh xung quanh sẵn sàng tác chiến, đồng thời yêu cầu viện binh từ triều đình Huế.

Vua Tự Đức đã hạ chiếu quở trách cụ Hoàng Diệu đã đem binh dọa giặc và chế ngự sai đường. Nhưng Hoàng Diệu đã quyết tâm sống chết với thành Hà Nội. Cụ cùng với Tuần phủ Hoàng Hữu Xung, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chính Phan Văn Tuyển, Án sát Tôn Thức Bá và Lãnh binh Lê Trực uống rượu hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với Hà thành.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lực lượng bên ta:

+ Lính từ Huế tăng cường ra Bắc Kỳ lên đến 2500.

+ Quân Cờ đen từ 1500 tới 1600 quân, trang bị tốt, thiện chiến.

+ Trong Thành Hn: Số lính chính quy: 7.496 ( gồm - Mười tiểu đoàn chính quy: 5.922 - Thủy binh: 541 - Hai trung đội thu thuế thương chính: 108 - Pháo binh giữ tường thành: 151 (hai trung đội). Số lính phụ binh: 1.574 gồm - Một tiểu đoàn lính vệ (tình nguyện): 442 - Lính giám thành: 500 - Lính chạy trạm: 632)

+ Vũ khí trang bị:hai phần ba lính không có súng, mà chỉ được trang bị một cây giáo hoặc gươm. Một phần ba có súng, nhưng phần nhiều là những khẩu hoa mai cũ kĩ.

Lực lượng bên Pháp:

+ 600 bộ binh ( gồm 450 lính thủy quân lục chiến, 130 lính thủy và 20 lính Khố đỏ)
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,453 Mã lực
Ơ? ~X( thế ra chính sử trong SGK phịa nhiều quá.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Hoàng Diệu đón phái đoàn Đại Tá H.Rivière lạnh nhạt, ông ta tỏ ý không hài lòng, lại thấy quân ta bố trí phòng thủ, cho rằng quân ta có ý khiêu khích nên bỏ về giữa chừng buổi gặp.

Biết tin, triều đình đã phái ngay Tả thị lang bộ Hộ Nguyễn Thành Ý vào Sài Gòn trình bày, đồng thời cũng gởi khẩn thư lệnh cho quan binh Bắc Kỳ phải giữ nguyên trạng thành Hà Nội như đã có trước khi các đội quân của H. Rivière kéo đến nhưng khẩn thư tới quá trễ.

25 tháng 4 năm 1882, vào lúc 5 giờ sáng. H.Rivière gởi tối hậu thư đến cụ Hoàng Diệu hạn đến 8 giờ sáng thì trong thành phải giải giáp và các quan lại phải đến trình diện tại Đồn Thủy nếu không sẽ oánh.

Đúng 8:15.

Chả kịp cho cụ Hoàng Diệu chuẩn bị hay trả lời, các pháo thuyền Fanfare, Surprise, Massue và Carbine từ bờ sông Hồng bắn đại bác vào thành.

Tới 10:45, quân Pháp đổ bộ tấn công vào thành.

Vào lúc 11 giờ thì quân Pháp chiếm được thành.

Thiếu tá Berthe des Villers và 3 binh sĩ Pháp bị thương. Trong thành Hà Nội, cụ Hoàng Diệu cùng lãnh binh Hồ Văn Phong chỉ huy phòng thủ cửa Bắc, đề đốc Lê Văn Trinh giữ của Đông, lãnh binh Lê Trực giữ cửa Tây và lãnh binh Nguyễn Đình Đường giữ cửa Nam. Phía quân triều đình có 40 tử trận và chỉ có 20 bị thương, vì đa số đã binh lính đều bỏ thành chạy trốn.

Ở cửa Đông và cửa Nam, Lê Văn Trinh và Nguyễn Đình Đường sợ hãi bỏ trốn. Cụ Hoàng Diệu cố gắng trống cự nhưng quân Pháp đã tràn vào thành, đành treo cổ tự vẫn dưới một cái cây trước Võ Miếu (Võ Miếu, sau bị phá hủy cùng thành Hà Nội, nằm tại góc tây nam thành ở vị trí đầu phố Chu Văn An trước mặt trụ sở Bộ Ngoại giao ngày nay).


Chả thấy bóng dáng quân Thanh, quân Cờ Đen đâu, thậm chí Quân nhà Nguyễn như các cánh quân từ Sơn Tây (Hoàng Kế Viêm) và Bắc Ninh (Trương Quang Đản), dù cánh quân của Hoàng Kế Viêm và Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Phủ Hoài (Dịch Vọng, Từ Liêm) cách Hà Nội không xa.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,536
Động cơ
567,468 Mã lực
Việc viết sử theo định hướng đã giết chết lịch sử nước nhà. Ngày nay, nếu cụ hỏi một đứa bé con về nhà Thanh có bao nhiêu vị vua chẳng hạn. chúng sẽ trả lời vanh vách, trong khi chúng lại không biết triều Nguyễn có bao nhiêu vị vua, thật là đắng nòng. Không biết bao giờ lịch sử sẽ được "trả lại tên cho em" cụ nhễ.
Vì có phim Thanh Cung 13 Hoàng Triều mà không có phim Nguyễn Cung 13 Hoàng Triều (hay Vương Triều)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 10 tháng 5 năm 1883, Lưu Vĩnh Phúc bí mật cho dán chiến thư thách đấu quân Pháp ở các tường thành Hn.

Tức quá, ngày 19, Rivière đem 450 lính ra ngoại thành nghênh chiến. Đồng thời, do cũng cảm thấy bất an khi viện binh chưa đến, ông ta cũng định nhân tiện sẽ rút khỏi Hà Nội để tiến về Phủ Hoài theo hướng Sơn Tây.

Tối ngày 18, Rivière cho triệu tập các sĩ quan Pháp để thông báo quyết định chuyển quân, ông ta cho rằng hành động này của quân Pháp không có gì bất thường nên sẽ ít bị đối phương chú ý. Tuy nhiên Rivière không ngờ rằng kế hoạch của mình đã bị một người hầu gốc Hoa nghe được ( bọn Hoa chúa là phản phúc)


4 giờ sáng ngày 19 tháng 5, lực lượng Pháp do Berthe de Villers chỉ huy bắt đầu xuất phát, Henri Rivière cũng có mặt trong đội quân này, cùng lúc một nhóm quân Pháp do đại úy Jacquin chỉ huy được lệnh canh chừng cho cuộc hành quân.

Tới 6 giờ sáng thì các cuộc đụng độ giữa hai bên bắt đầu và quân Pháp chiếm được Cầu Giấy. Được thông báo trước về kế hoạch của người Pháp, quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục sẵn với đại bác ở khu vực làng Hạ Yên Khê (còn gọi là Hạ Yên Quyết) bên trái Cầu Giấy.

Khi quân Pháp tiến gần làng thì lính Cờ đen bắt đầu nổ súng làm Berthe de Villers thiệt mạng. Nhận thấy đối phương với lực lượng đông đảo có dấu hiệu chặn đường rút lui của mình, Rivière ra lệnh cho quân Pháp vừa đánh vừa lùi, một loạt lính Pháp cùng hai sĩ quan Brisis và Clerc bị giết, một số khác bị thương. Trong khi đang lùi quân thì một khẩu đại bác của quân Pháp bị rơi xuống ruộng lúa, Rivière phải chỉ huy quân kéo khẩu súng lên đường vì không muốn nó lọt vào tay quân Cờ đen. Bất ngờ quân Cờ đen nổ súng vào vị trí của Rivière khiến ông ta tử vong cùng viên đại úy Jacquin và một lính thủy có tên Moulun.

Sau khi Rivière chết, quân Cờ đen tiến tới cắt đầu và tay của ông ta để làm chiến lợi phẩm.


Đến 9 giờ 30 thì tàn quân Pháp rút về tới thành Hà Nội trong sự truy đuổi ráo riết của quân Cờ đen. Quân Pháp trong thành buộc phải cố thủ và phái người tới Hải Phòng xin thêm quân tiếp viện
 

Suri2906

Xe tải
Biển số
OF-339554
Ngày cấp bằng
21/10/14
Số km
262
Động cơ
277,933 Mã lực
Cho em lót đôi dép hóng tiếp.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tin thất trận cùng với cái chết của Đại tá Henri Rivière khiến chính phủ Pháp rúng động, tuy nhiên nó càng làm cho các chính khách PháP hiếu chiến củng cố quyết tâm xâm chiếm BẮc Kỳ hơn.

Bộ Trưởng Hải Quân Pháp Đô -đốc Peyron thề trả thù.

Quốc hội đồng ý bỏ phiếu tán thành 1 khoản tiền 3.500.000 Franc để tăng viện thêm lính, vũ khí, tàu chiến oánh nhà Nguyễn, nhà Thanh.

Chỉ vài năm sau,nhà Nguyễn, nhà Thanh đã phải ký các hiệp ước đầu hàng.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,536
Động cơ
567,468 Mã lực
Hay quá cụ ợ! :)
 

khongcoviec

Xe tải
Biển số
OF-150411
Ngày cấp bằng
25/7/12
Số km
485
Động cơ
362,131 Mã lực
Ngày bé đi học em vẫn thấy ở trên vỉa hè Cầu giấy chỗ gần nhà bưu điện có ngôi mộ có 2 tấm đá xanh to đặt lên trên , dân gọi là mộ quan năm - là mộ Henri Rivière thì phải. Sau mở đường Cầu giấy thì không biết chuyển đi đâu rồi
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,697
Động cơ
422,620 Mã lực
Chân dung đại tá Henri Rivìère, người chỉ huy quân Pháp chiếm đóng Hà Nội vào ngày 25/4/1882. Ông bị quân Cờ Đen tấn công và bị chặt đầu ở Cầu Giấy ngày 19/5/1883.
 

Son Tran

Xe hơi
Biển số
OF-97235
Ngày cấp bằng
26/5/11
Số km
197
Động cơ
400,098 Mã lực
Thớt của cụ chủ hay quá. Nhiều thông tin, nhiều cách nhìn về lịch sử Việt Nam.
Theo các cụ thì học sinh lớp mấy thì có thể đọc thớt này?
 

michealvac

Xe hơi
Biển số
OF-51732
Ngày cấp bằng
28/11/09
Số km
111
Động cơ
455,090 Mã lực
Có nhiều khi em nghĩ, có khi chả cần phải manh động làm cách mạng cách miếc gì hết, thì đất nước có lẽ kiểu gì cũng khá hơn bây giờ!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top