- Biển số
- OF-55805
- Ngày cấp bằng
- 25/1/10
- Số km
- 640
- Động cơ
- -62,138 Mã lực
Là vụ j đấy ạ Hoặc cụ cho e từ khóa e tự tìm ạEm thì chỉ tiếc mỗi vụ " Trên để chúng nó thoát" .Mệ trận đấy mà đánh thì chắc chả kéo dài đến những năm 90
Là vụ j đấy ạ Hoặc cụ cho e từ khóa e tự tìm ạEm thì chỉ tiếc mỗi vụ " Trên để chúng nó thoát" .Mệ trận đấy mà đánh thì chắc chả kéo dài đến những năm 90
Lúc đó chạy toàn zin 130 hoặc 157 kéo pháo rồi cụ ơi. Trên xe lúc nào cũng có lái phụ ,ngoắc cây ak nhìn hồi đó chuẩn phết.Nhà e nằm ngay ở tx Phúc Yên năm 1980 đến 1985 chứng kiến đêm cứ về gần sáng là hàng đoàn xe gaz lại phủ kín bạt ko biết chở quân hay hàng chạy về hướng Hà Giang. Các chuyến Tàu chở bộ đội cũng rất nhiều.
Bộ đội hành quân bộ hay cơ giới theo đoàn cũng có. Thuở đó có lần thấy đoàn xe nnhiều cây số chuyển quân có 1 vị tướng oai vệ lắm đi cchiếc uaz đốc quân. Chả bù bây giờ nhìn đâu cũng tướng
Chắc em bằng tuổi cụ , bắn quả pháo đầu tiên vào Hà Giang còn nhỏ chui xuống hầm sợ quá , theo như em biết ko phải 1 sư đoàn chết hết mà là trung đoàn ,thuộc sư đoàn 312 , hồi đó có khoảng 5 sư đoàn tất cả , 312 , 313, 356 còn 2 sư đoàn ko nhớ tên . Các đoàn xe chở lính hay kéo pháo đi ban đêm đến Hà Giang thường tập trung ở sân vận động cũ nay là tượng đài Bác Hồ . ( Nhà em trước đây sát đó cạnh bến xe cũ )Em không nhớ nhưng ngày ays ông già em làm hiẹu trưởng 1 trường thcs các chú ấy còn ngủ nhờ nhà trường, nhà em có mays cáy xoài còn bứt cho các chú ý hết, bọn em là học sinh cứ ra chơi lại chạy ra đường vẫy chào bộ đội, ném hoa cúc quỳ lên xe, sau có chú sư trưởng còn hứa với ông già em, nếu em còn sống sẽ về thăm anh, chị. Nhưng cách hơn 30 naem chưa thấy các chú trở lại, ông anh em kể là sư đoàn đấy hy sinh gần hết còn 1 ít thì chuyển về tuyến sau.
Trước là Hà Giang chiến tranh chuyển xuống Tuyên Quang đặt thủ phủ ở đó gọi là Hà Tuyên .Hồi ấy gọi là Hà Tuyên Cụ nhỉ.
Sau 79 mạn Hà Tuyên là căng nhất.
Tham gia chiến đấu chính trên đó chỉ có các sư địa phương của quân khu 2, chính là 313 và 356. Tụi em lính 314 thì tên chính thức cũng chỉ có mỗi E3, còn E2 tụi em vào tham gia dạng tăng cường. Khi vào mang phiên hiệu của 313 cho nên đến bây giờ chẳng có tên ở dưới Vị Xuyên (thị xã Hà Giang), vì địa điểm chính của sư là trên Yên Minh...., theo như em biết ko phải 1 sư đoàn chết hết mà là trung đoàn ,thuộc sư đoàn 312 , hồi đó có khoảng 5 sư đoàn tất cả , 312 , 313, 356 còn 2 sư đoàn ko nhớ tên ...
Vâng, Hà Tuyên cụ ạ.Hồi ấy gọi là Hà Tuyên Cụ nhỉ.
Sau 79 mạn Hà Tuyên là căng nhất.
Nhà em 80-81 Việt trì, cũng trên đường bộ đội lên biên giới. Thời ấy thấy rất nhiều pháo, tăng và tên lửa được chở lên. Có lần có nhóm bộ đội còn vào nhờ nấu cơm trong vườn nhà em, em nhớ gạo các anh ấy ăn rất trắng (trắng như gạo bây giờ, gạo dân ăn đen xì), có chú bđ còn bế em lên ghế của khẩu pháo ngồi.Nhà e nằm ngay ở tx Phúc Yên năm 1980 đến 1985 chứng kiến đêm cứ về gần sáng là hàng đoàn xe gaz lại phủ kín bạt ko biết chở quân hay hàng chạy về hướng Hà Giang. Các chuyến Tàu chở bộ đội cũng rất nhiều.
Bộ đội hành quân bộ hay cơ giới theo đoàn cũng có. Thuở đó có lần thấy đoàn xe nnhiều cây số chuyển quân có 1 vị tướng oai vệ lắm đi cchiếc uaz đốc quân. Chả bù bây giờ nhìn đâu cũng tướng
Dù sách sử không ghi lại nhưng thử hỏi có người Việt Nam nào quên được cuộc chiến này không. Đã có những thoả thuận cấp cao giữa hai phía tránh nhắc lại cuộc chiến này vì nhiều lý do, nên cũng ko nhất thiết phải nhắc lại quá nhiều.Cụ Lê Mã Lương trăn trở :“ Chúng ta cần đánh giá, nhìn nhận cuộc chiến này một cách khách quan, đầy đủ. Lịch sử không tô vẽ nhưng cũng không được xóa nhòa, chỉ cần nói đúng, nói đủ. Chúng ta không ghi lại làm sao con cháu sau này hiểu rõ? Tại sao không tuyên truyền một cách mạnh mẽ, đầy đủ hơn cho xứng tầm với một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc? Sự hy sinh của các chiến sĩ, nhân dân, dù ở thời đại nào cũng đều đáng trân trọng, miễn sao sự hy sinh đó là vì Tổ quốc.
Đã đến lúc chúng ta nên nói rõ, đầy đủ về sự hy sinh của các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến này. Đừng để những người lính trải qua cuộc chiến đã 37 năm phải dằn vặt bởi một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc như thế. Chúng ta phải đưa sự kiện này vào sách giáo khoa và phải làm một cách nghiêm túc, đầy đủ. Lịch sử cần được ghi lại và chúng ta không ai được phép lãng quên.”
Khiếp.Trước là Hà Giang chiến tranh chuyển xuống Tuyên Quang đặt thủ phủ ở đó gọi là Hà Tuyên .
Sau này lại tách ra.
Ngày 17-2-1979 em đang học cấp 2.Cám ơn cụ chủ thớt.Ngày này cả gia đình em đã từng phải "chạy Tầu"(nghe các cụ kể lại vì khi ấy bố mẹ em là giáo viên ở Lào Cai - Yên Bái). Đương nhiên lúc 3 tuổi thì em chưa biết gì nhưng khi lớn lên nếu có ảnh hay tin tức gì về chiến tranh biên giới em rất quan tâm tìm hiểu.
Đâu như sau năm 75-76 bắt đầu gộp tỉnh (nhiều nơi cấp huyện cũng gộp), tỉnh Hà Tuyên (cũ) thành lập từ trước chiến tranh mấy năm.Khiếp.
Phán oai hơn cả THÁNH
Xưa Đoảng và Chính phủ ta có trào lưu gộp tỉnh lại cho to nhá.
Bởi nhẽ ấy mới đẻ ra các tỉnh có tên như Hải hưng này, Hà bắc này, Hà tuyên này (Tuyên quang + Hà giang) Cao lạng này (Cao bằng + Lạng sơn), Hà sơn bình, Hà nam ninh, Hoàng liên sơn...
Cái đấy là do mấy ông quân khí phát sai, mỗi hòm đạn đều có ký hiệu riêng chứ nhìn bên ngoài thì dễ lẫn lắm.Bọn em lính thông tin, mỗi đài 15w được phát 1 thùng kẽm đạn AK. Khi mở ra toàn là đạn K54. Mặt tái dại.
Theo cụ' TQ nên dựng bức tường tưởng niệm 1979 hoành như 58k lính Mỹ trong VN War?. Việc lãng quên là dấu hiệu tốt; cho thấy phía TQ đã nhận ra 1979 là một cuộc chiến phi nghĩa.Có 1 điều đau đơn đối với những người lính TQ tham gia 1979 là họ bị quên lãng như 1 đội quân ko tồn tại...nhiều người đã tự hỏi họ chiến đấu vì cái gì..Ai hay đi Quảng Châu sẽ gặp 1 số người là cựu binh 1979 hành nghề xe 3 bánh