[Funland] Ảnh về cuộc chiến tranh Việt-Trung

congafquys

Xe máy
Biển số
OF-355662
Ngày cấp bằng
27/2/15
Số km
51
Động cơ
262,910 Mã lực
theo như em biết mục đích của Đặng Tiểu Bình (ĐTB) gây ra chiến tranh Việt Trung có mấy mục đích sau:
1. Lúc này TQ với chính sách kinh tế mở cửa mà cha đẻ là ĐTB thì việc đánh Việt Nam là để thể hiện rõ với Mỹ quan điểm của TQ với khối CS thân Liên Xô lúc ấy, kết quả sau chiến tranh Việt Trung, Hoa Kỳ tăng đầu tư vào TQ;
2. Muốn đánh VN để đe các nước thân Liên Xô rằng Liên Xô sẽ k cứu VN khi xảy ra chiến tranh hai nước và kết quả là trong suốt cuộc chiến LX chỉ có động thái phản đối và tuyên bố nếu TQ đánh đến Hà Nội thì Liên Xô sẽ vào cuộc (nguồn Wikipedia);
3. Thể hiên rõ thái độ khi VN đánh Campuchia, hy vọng VN nhanh chóng rút quân khỏi Campuchia.
Kết thúc cả VN và TQ đều tuyên bố thắng lợi trong chiến tranh biên giới Việt Trung :D
Từ ngàn xưa chúng ta đều là nc quá nhỏ so với TQ về mọi mặt bởi vậy chính sách ngoại giao phải khôn khéo. Nhiều khi đọc facebook thấy comment của nhiều bạn trẻ rất thiếu não về vấn đề Biển Đông ví dụ "sao nhục thế k đánh lại bọn nó...chỉ biết bợ đít TQ", "sao k như philippin...."....Thưa các bạn VN mà đánh TQ khác gì tự đi vào chõ chết, TQ nó chỉ cần cí thế nó xua quân của Quân Khu Vân Nam, Quảng Châu mình đánh cũng mệt chưa nói toàn bộ quân chính quy. Roi cu so với Philippin trong khi nó xa tít mù TQ và là sân sau của Mỹ còn đây mình ngay sát đít nó và tự lực cánh sinh. E thấy chính sách của mình giờ với TQ là quá khôn mềm mỏng kết hợp cứng rắn trên diễn đàn quốc tế
 

Ngố.Rừng

Xe buýt
Biển số
OF-366330
Ngày cấp bằng
11/5/15
Số km
840
Động cơ
263,863 Mã lực
Hà Giang Núi Bạc hay 1509 thì sau này có trận mình thua tổn thất (theo đài địch là khoảng 4.000 và đài ta khoảng 2.000) đấy là tổn thất của nhiều đơn vị chứ không phải 1 f nào cả. Thế nên cho dù có 4000 chiến sỹ hi sinh thì cũng không phải là của 1 F mà 1 F cũng chưa phải là hết (1 f quân số đủ là 10.000 người có thiếu đi nữa cũng phải được 6.000 người cụ ạ)
Thank cụ trong thực tế chién tranh biên giới chưa có thông kê cụ thể về những mất mát hy sinh. Nếu có con số chính xác cụ có thể xác nhận không ạ, ví em nghe nói khựa nói 1 kiẻu, mình xác nhận 1 kiểu ạ
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,104
Động cơ
667,041 Mã lực
theo như em biết mục đích của Đặng Tiểu Bình (ĐTB) gây ra chiến tranh Việt Trung có mấy mục đích sau:
1. Lúc này TQ với chính sách kinh tế mở cửa mà cha đẻ là ĐTB thì việc đánh Việt Nam là để thể hiện rõ với Mỹ quan điểm của TQ với khối CS thân Liên Xô lúc ấy, kết quả sau chiến tranh Việt Trung, Hoa Kỳ tăng đầu tư vào TQ;
2. Muốn đánh VN để đe các nước thân Liên Xô rằng Liên Xô sẽ k cứu VN khi xảy ra chiến tranh hai nước và kết quả là trong suốt cuộc chiến LX chỉ có động thái phản đối và tuyên bố nếu TQ đánh đến Hà Nội thì Liên Xô sẽ vào cuộc (nguồn Wikipedia);
3. Thể hiên rõ thái độ khi VN đánh Campuchia, hy vọng VN nhanh chóng rút quân khỏi Campuchia.
Kết thúc cả VN và TQ đều tuyên bố thắng lợi trong chiến tranh biên giới Việt Trung :D
Từ ngàn xưa chúng ta đều là nc quá nhỏ so với TQ về mọi mặt bởi vậy chính sách ngoại giao phải khôn khéo. Nhiều khi đọc facebook thấy comment của nhiều bạn trẻ rất thiếu não về vấn đề Biển Đông ví dụ "sao nhục thế k đánh lại bọn nó...chỉ biết bợ *** TQ", "sao k như philippin...."....Thưa các bạn VN mà đánh TQ khác gì tự đi vào chõ chết, TQ nó chỉ cần cí thế nó xua quân của Quân Khu Vân Nam, Quảng Châu mình đánh cũng mệt chưa nói toàn bộ quân chính quy. Roi cu so với Philippin trong khi nó xa tít mù TQ và là sân sau của Mỹ còn đây mình ngay sát *** nó và tự lực cánh sinh. E thấy chính sách của mình giờ với TQ là quá khôn mềm mỏng kết hợp cứng rắn trên diễn đàn quốc tế
Mục số 2 , cụ nên tìm hiểu thêm.nhé.
Số 3 : không bàn ở đây.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Ngày 17/2. Căm thù giặc Phương Bắc!
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,775
Động cơ
439,467 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
Có 1 điều khi cuộc chiến nổ ra ta đang dùng rất nhiều đạn AK, lựu đạn của Tầu chệt. Vì âm mưu đánh VN từ lâu nên lúc đó nó viện trợ cho ta đạn rỡm. 1 băng AK bắn được có đôi viên, lựu đạn rút chốt không nổ. Đạn đã ít mà lại rỡm nên những ngày đầu ta thua khá đau :(
Từ những năm 72- 73 nó không muốn mình thống nhất đất nước, nên đưa sang toàn hàng lởm.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,854 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

Ngỗng Ngu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-325124
Ngày cấp bằng
27/6/14
Số km
1,845
Động cơ
305,360 Mã lực
Thank cụ trong thực tế chién tranh biên giới chưa có thông kê cụ thể về những mất mát hy sinh. Nếu có con số chính xác cụ có thể xác nhận không ạ, ví em nghe nói khựa nói 1 kiẻu, mình xác nhận 1 kiểu ạ
Thì con số em đưa ra cũng chỉ là ước lượng và logic thôi cụ ạ. Hồi năm 79 thì nhân mạng cả của ta và TQ đều thiệt nặng. Ta lính hi sinh 1 phần và phần nữa đó là dân. Còn TQ chết thì đương nhiên là lính rồi. Con số chết của TQ thì sang mấy cái nghĩa trang bên TQ mà đếm cũng được ngót trăm nghìn (đấy là chưa kể nhiều xác giặc còn nằm ở mình không tha về được đấy)
 

Zhiguly

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-96319
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
1,079
Động cơ
411,474 Mã lực
Cụ BM-27 Uragan thằng khựa vác khẩu bắn tỉa loại gì đấy
 

Gemy

Xe buýt
Biển số
OF-307681
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
751
Động cơ
313,302 Mã lực
Ảnh gốc







Zoya Kosmodemyanskaya was a Soviet partisan and national hero of the Soviet Union, a title she received posthumously. She ultimately came to be one of the most revered war heroes in Soviet history. In 1941, she volunteered for the Partisan unit to fight against the invading German armed forces. She was tortured and interrogated throughout the night but refused to give up any relevant information to the Germans. The following morning, she was hanged publically.

https://www.pinterest.com/pin/371969250447735056/
Ảnh gốc







Zoya Kosmodemyanskaya was a Soviet partisan and national hero of the Soviet Union, a title she received posthumously. She ultimately came to be one of the most revered war heroes in Soviet history. In 1941, she volunteered for the Partisan unit to fight against the invading German armed forces. She was tortured and interrogated throughout the night but refused to give up any relevant information to the Germans. The following morning, she was hanged publically.

https://www.pinterest.com/pin/371969250447735056/
Cám ơn cụ! Đây cũng là lý do ảnh bị gỡ khỏi bài. Lúc em đọc vẫn còn nên em nhận ra ảnh cụ Doctor up.
 

laixedo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-359233
Ngày cấp bằng
20/3/15
Số km
1,373
Động cơ
274,030 Mã lực
Có thông tin CCCP đã lập phòng tuyến lửa cho VN tại Sông Cầu nếu TQ đánh đến đây. Cụ nào biết xác nhận giúp em.
 

miss_Zalo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-385807
Ngày cấp bằng
6/10/15
Số km
180
Động cơ
242,100 Mã lực
Tuổi
42
VN tuy nhỏ bé nhưng chí lớn. :D e thật tự hào là con cháu vn
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Có 1 điều khi cuộc chiến nổ ra ta đang dùng rất nhiều đạn AK, lựu đạn của Tầu chệt. Vì âm mưu đánh VN từ lâu nên lúc đó nó viện trợ cho ta đạn rỡm. 1 băng AK bắn được có đôi viên, lựu đạn rút chốt không nổ. Đạn đã ít mà lại rỡm nên những ngày đầu ta thua khá đau :(
Bọn em lính thông tin, mỗi đài 15w được phát 1 thùng kẽm đạn AK. Khi mở ra toàn là đạn K54. Mặt tái dại. HIC.

Cứ đến ngày 17/02 là không thể nào ngủ được.
 

29l1_33940

Xe buýt
Biển số
OF-324191
Ngày cấp bằng
19/6/14
Số km
516
Động cơ
293,004 Mã lực
Đến ngày, thớt lại nổi lên. Em thấy 2 cái video hay mời các cụ thưởng lãm.
1. Dân ta ném đá với mấy thằng tàu ở biên giới. Các cụ mở loa to nghe máy bà chị, bà cô phát biểu nhé.
2. Nghe lính ta phát biểu ở Trường Sa năm 1988
Ko kịp xem. Bị xóa tiếc cụ ạ
 

RaybanUSA

Xe buýt
Biển số
OF-121168
Ngày cấp bằng
19/11/11
Số km
814
Động cơ
390,185 Mã lực
oánh dấu thớt, cám ơn cụ doctor
 

black-morning

Xe tải
Biển số
OF-306824
Ngày cấp bằng
7/2/14
Số km
298
Động cơ
304,116 Mã lực
Thượng tướng Đoàn Khuê với các chiến sĩ





Các chuyên gia quân sự Liên Xô cũng giúp ta.
Ảnh thứ 2, bên trái, có phải là đại tướng Phùng Quang Thanh ok các cụ? Nhìn có vẻ đang rất là băn khoăn
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc 1 lèo hết 30 trang hay quá các cụ ạ
Bố vợ tương lai của cháu cũng lính biên giới 80-85 nhg ở rừng quảng ninh nên toàn mạng về
 

laixedo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-359233
Ngày cấp bằng
20/3/15
Số km
1,373
Động cơ
274,030 Mã lực
Hưởng ứng theo tinh thần 17/2 em st cho các cụ nào ít lướt web. Nguồn Báo Thanh Niên.

Kỳ 1: Bức điện cuối cùng của đồn Pha Long




Bia trấn ải tại Pha Long


Lịch sử ngành Thông tin cơ yếu Quân đội không thể quên những bức điện vĩnh biệt đồng đội, gửi đi trong thời khắc cuối cùng của lằn ranh sinh - tử. Đó là một bức điện từ nhà giàn DK1 và một từ Đồn Biên phòng Pha Long (Lào Cai), ngay trong những ngày đầu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược.

“Dù còn 1 người cũng chiến đấu”

Đồn Biên phòng Pha Long đóng ở tận cùng mảnh đất Mường Khương, Lào Cai với cổng đồn uy nghiêm vững chãi, chốt giữ con đường dẫn ra cửa khẩu cùng tên. Bên trái cánh cổng, mới cứng tấm bia trấn ải mới được dựng hồi tháng 5.2013, chữ tô đỏ chót như máu: “Nguyên Thần Bổn Mệnh giữ núi non. Nam Sơn bốn cõi tựa sách trời định. Thiên thiên nhật nguyệt linh linh ứng. Tuyệt tuyệt long phụng báo quốc an. Bình nhất hà Việt Nam Quốc thổ” (Tạm dịch nghĩa: Nguyên Thần được giao sứ mệnh giữ núi non. Núi nam bốn cõi đã quy định trong sách trời. Nghìn nghìn mặt trời, mặt trăng linh thiêng và ứng nghiệm (điều đó). (Có) rồng phượng tuyệt vời bảo vệ an nguy tổ quốc. Đất Việt Nam yên bình nhất là ở đây).

Bên phải là đài tưởng niệm, ghi tên 37 người lính Biên phòng hy sinh tại Pha Long, đại đa số ngã xuống thời điểm tháng 2.1979, trong khi đánh trả quân Trung Quốc xâm lược.

Trung tá Phan Đức Mạnh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Pha Long, kể: sáng sớm 17.2.1979, phía Trung Quốc dùng 2 trung đoàn bộ binh bất ngờ tấn công sang Pha Long, nhằm triển khai ý đồ chiến thuật cắt rời mảnh đất hình tam giác này ra khỏi thế trận liên hoàn toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn.




Đài tưởng niệm các Liệt sĩ Đồn Biên phòng Pha Long


Ngay từ 5 giờ sáng, Đồn Pha Long rơi vào thế cô lập, bị bao vây nhưng vẫn chiến đấu phòng ngự suốt 4 ngày đêm (17 - 20.2), chống trả số lính thiện chiến, có sự yểm trợ của pháo binh và đông gấp nhiều lần bên ta.

Đến bây giờ, những người già ở Mường Khương vẫn thường nhắc đến những địa danh đẫm máu trong trận chiến khốc liệt 4 ngày đêm ấy. Đó là trạm Biên phòng Lồ Cố Chin, nằm cạnh mốc 21 cách Đồn 5 km; pháo đài Lê Đình Chinh, cách Đồn khoảng 200 m; chốt cửa khẩu và đặc biệt là Đồn bộ...

Tính ra, trong 4 ngày đêm, lính Trung Quốc vây kín quanh Đồn, tổ chức 13 lần xung phong vượt cổng - vượt thành để chiếm Đồn thì 10 lần bị đánh trả quyết liệt phải tháo lui, yêu cầu pháo tầm xa và hỏa lực đi cùng bắn áp chế mục tiêu.





Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí!

Bức điện tín cuối cùng phát đi tại Đồn Pha Long


Thượng tá Trần Quốc Khải, nguyên Trưởng Đồn Biên phòng Pha Long, hồi tưởng: “Quân đội đối phương được huấn luyện rất kỹ về đánh bộc phá, chúng lại giàu bộc phá để đánh công kiên, nhưng suốt 4 ngày đêm tấn công, chúng không đặt được 1 quả bộc phá nào vào chân lô cốt chỉ vì không tiếp cận được mục tiêu!”.

Đến giờ ông vẫn ngạc nhiên về tác phong chiến đấu lạ lùng của binh sĩ địch: chỉ sợ B40 và lựu đạn; thấy súng CKC bắn trả chỉ cười và tiến dồn đống trước hỏa lực đại liên, trung liên; đánh vào lô cốt ngầm thì không tìm góc chết; khi bị thương thì kêu la inh ỏi, túm tụm với nhau...

Chính những điểm yếu này của địch đã tạo cơ hội cho chiến sĩ ta đánh tiêu diệt, gây thương vong rất nặng cho chúng (khoảng 800 tên).

Thời điểm ấy, Đồn trưởng Pha Long đi công tác xa, việc chỉ huy do thượng úy Trần Ngọc, Chính trị viên kiêm Bí thư Chi bộ Đồn. Mặc dù trước đó đã được tăng cường 3 Đại đội Cơ động của tỉnh, nhưng do bị vây đánh suốt mấy ngày liền, lương thực - đạn dược cạn dần, thương vong ngày càng cao... những người lính Pha Long đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Đến giờ, các nhân viên Thông tin - cơ yếu trong toàn quân lúc đó vẫn không quên nội dung 2 bức điện phát lên từ Pha Long: bức điện gửi trưa ngày 18.2 ghi: “Đồn Pha Long bị bao vây, địch đã chiếm hết các chốt của ta, lực lượng thương vong nhiều. Nhưng anh em chúng tôi còn lại kiên quyết không rời vị trí chiến đấu. Dù còn 1 người cũng chiến đấu” và bức điện lúc 11 giờ ngày 19.2: “Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí!”.




Nghĩa trang Liệt sĩ xã Pha Long


32 người nằm lại Pò Hèn

Cũng làm nhiệm vụ Thông tin - cơ yếu như đồng đội ở Đồn Pha Long, nhưng chiến sĩ Đoàn Tiến Phúc (Đồn Pò Hèn, Quảng Ninh) không kịp gửi bức điện vĩnh biệt, bởi phút cuối cùng, đài vô tuyến của đồn bị hỏng.

Khi nhận được mệnh lệnh cuối cùng, trước khi ngã xuống của Chính trị viên Nguyễn Xuân Tảo: “Thiêu hủy tài liệu mật”, chiến sĩ Phúc chưa kịp thực hiện thì trúng đạn bị thương nặng. Biết không thể sống được, Phúc để tài liệu dưới bụng, nằm đè lên. Anh hy sinh bên cạnh Chính trị viên Tảo.

“Đâu rồi những chàng trai trẻ/Ùa xuống cổng đồn đón khách lên thăm/Chỉ còn bia mộ nghĩa trang?/Mắt rưng rưng, dò đọc từng dòng/Gặp điệp khúc tháng hai năm bảy chín/Lời vĩnh biệt nhói trời Pha Long”...
(Trích bài thơ “Ghi ở Pha Long” của nhà thơ Vương Trọng)




Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tại Đồn Biên phòng Pò Hèn là một trong những trận đánh ác liệt nhất trong ngày 17.2.1979. Lúc 5 giờ 30 phút, chiến sĩ gác Phạm Văn Điều phát hiện lính Trung Quốc trước cổng Đồn, cũng là lúc chúng hoàn thành việc triển khai bao vây Đồn bằng 3 hướng bộ binh đã tràn sang trước đó.

Cũng giống như ở Pha Long, Đồn trưởng Biên phòng Pò Hèn đi vắng, nên nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu dồn lên vai Đồn phó Đỗ Sĩ Họa và Chính trị viên Nguyễn Xuân Tảo. Cùng sát cánh chiến đấu với cán bộ chiến sĩ Đồn là Chủ tịch xã Pò Hèn đến chơi và chị Hoàng Thị Hồng Chiêm, nhân viên Thương nghiệp huyện Hải Ninh (Quảng Ninh) lên thăm người yêu là anh Bùi Văn Lượng, cán bộ đội Vận động quần chúng của Đồn.

Cuộc chiến đấu không cân sức giữa những người lính Biên phòng, đánh trả từ chó chiến đấu Trung Quốc cho đến những tên lính bộ binh thiện chiến, kết thúc lúc 11 giờ 30 cùng ngày. Tất cả 32 cán bộ chiến sĩ Đồn Pò Hèn hy sinh.






Bộ đội Biên phòng Pha Long dựng nhà cho gia đình liệt sĩ




Ở Đồn Biên phòng Pha Long và Pò Hèn bây giờ, cứ gần đến ngày 27.7 là thêm nghi ngút khói hương và nằng nặng sắc hoa tươi bên Đài tưởng niệm. Những bông hoa, chủ yếu là màu trắng, bởi những người lính khi ngã xuống còn rất trẻ. Người già ở Pha Long, Pò Hèn bảo: hầu hết anh em đều mất thi hài bởi đạn pháo, nên linh hồn quất quýt quanh Đồn, cùng giữ biên cương... (Còn tiếp)



Theo tổng kết, tại hướng Hoàng Liên Sơn, phía Trung Quốc đã huy động 3 quân đoàn (11, 13, 14). Một trung đoàn địch đánh vào khu vực Pha Long ở phía Đông để yểm trợ cho cánh quân Mường Khương. Tại hướng này, 3 Đồn Biên phòng cửa khẩu là Lào Cai, Mường Khương, Pha Long và 2 Đồn Nậm Chảy, Na Lốc đã chiến đấu quyết liệt.

Ngay tại điểm chốt cầu Chui, 2 chiến sĩ Quách Văn Rạng và Lê Hồng Cầm (Đồn Biên phòng Cửa khẩu) đã bắn cháy 2 xe tăng - bọc thép của địch. Hết đạn, chiến sĩ Cầm bị thương, địch bao vây hòng bắt sống. Chiến sĩ Rạng băng bó, cõng Cầm giấu vào bụi cây, sau đó xách AK chạy ra hướng khác, bắn vào nhóm lính đang truy lùng, đánh lạc hướng. Địch dồn về phía Rạng, anh phá súng và tung quả lựu đạn cuối cùng. Hình ảnh cuối cùng mà Cầm nhìn thấy là Rạng tay không đánh địch và bị chúng bắt sống, nhưng cương quyết không khai. Điên khùng, chúng móc 2 mắt của người chiến sĩ biên phòng và tra tấn anh đến chết.

Mai Thanh Hải
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top