Em chứ ai!
Nhưng chen dư lài là kiểu chen trong các Bách hóa người ta chen khi các quầy hàng bất ngờ mở hàng bán, mọi người có mặt trong Bách hóa đổ xô về quầy có hàng bán mà chen nhau ai may mua được không thôi. Chứ đong gạo đong dầu chen thế này thi chị mậu dịch kia chị í chả tế bảy đời các ông các bà lên, không xếp lại hàng lối cho ngay ngắn tôi &éo phục vụ nữa.
Ngày xưa hàng hóa phân phối về các nơi bán thì nhỏ giọt, bởi thế ngay lúc nhập hàng phát thì các chị mậu dịch đã phải soạn ra hàng nào chất hàng nào ngon thì phân phối trước cho mình và các nơi quan hệ, còn lại mớ kia thì chọn thời điểm bất ngờ ta thông báo và mở cửa 'phục vụ" , chỉ nội trong nửa tiếng đồng hồ là xong.
Thế nên cái ông Nê xin bên Thổ Nhĩ kỳ viết cái truyện hài, thằng cửa hàng mũ phớt nó ế, nó thuê hơn chục ông xếp hàng ở cửa, các ông chân gỗ ông thì bảo nó bán đường, ông thì bảo nó bán lốp ô tô, ông thì bảo nó bán vải cao cấp. Dân tình nghe loạn cả lên, cứ thấy xếp là xếp đã. Đên lúc đủ đông đủ vui thì nó mở cửa, từng người một vào quầy, mỗi ông được mua một cái mũ phớt, giá y như thằng bên cành đang bày bán. Mua thì mua ngay không thì thôi, mua xong nó dắt tay đi lối tắt cửa sau sang cmn cái phố khác. Đã mất công xếp hàng cả buổi, anh nào chị nào cũng phải được một cái mũ phớt. Kịch bản ấy giống y chang bên ta thời bao cấp, không cần biết bán cái gì , hễ có xếp hàng là cũng phải xếp hàng rồi canh ty với người quen tao giữ chỗ cho mày mày về nhắn người nhà ta mang tiền ra, có khi ra đến nơi xếp thêm vài tiếng nữa, cửa hàng nó cũng chả bán cái gì, chỉ đơn giản là người ta kẻ khẩu hiệu nên đem cái bảng thông báo treo ra ngoài cửa thôi. Lại ai về nhà nấy. thế mới có nghề phe phẩy.