[Funland] Ánh Sáng Cuộc Đời

captivaltz

Xe container
Biển số
OF-6292
Ngày cấp bằng
23/6/07
Số km
5,431
Động cơ
591,450 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình - Hà Nội

Meow

Xe điện
Biển số
OF-40100
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
2,410
Động cơ
490,169 Mã lực
Hóng hồi ký của bác, để lát cơm về em đọc tiếp.
Hy vọng hấp dẫn như Đã xong :P
 

catking113

Xe container
Biển số
OF-46017
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
7,315
Động cơ
941,408 Mã lực
Ôi dồi ôi. Em còn đương mong hóng lắm đây nài. Nãy e call rủ Cụ Kẻ đi ăn sáng mà hắn bẩu đang bận giao hàng. Châc tầm trưa nai mới có chap mới. Hi vọng thế
Từ hôm bị lão Hùng Cà di lặc gạ gẫm bú rượu (kho biết có thông mít ko) đến h cụ chủ có vẻ bị táo.
 

IFAW50

Xe tải
Biển số
OF-401416
Ngày cấp bằng
17/1/16
Số km
450
Động cơ
232,764 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Tobe or not Tobe!
Dear Cụ chủ cùng tất cả CCCM!
Em theo dõi thớt này đã đc hơn 10 ngày, hnay em xin phép đc còm để phát biểu cảm nghĩ, đánh giá cũng như xin đc góp ý một vài điều thông qua thớt này ạ!
Điều đầu tiên em nhận thấy ở Cụ chủ là rất kỹ tính, mọi chap đc post lên gần như k có sai sót về câu cú và chính tả (vđ này cũng đã đc nhiều Cụ, Mợ đề cập đến) Vậy thì khi soạn xong bản thảo Cụ chủ đã mất thêm kha khá thời gian ngồi chỉnh sửa với mong muốn CCCM đọc mà k bị cảm giác như ăn cơm lẫn sạn... Cuộc đời Cụ chủ gắn liền với một thời giang hồ, ngang dọc, với lối hành văn ntn thì có thể xem Cụ chủ như là giang hồ có học (sơ-mi áo trắng cổ cồn) chứ k phải là giang hồ phàm phu tục tử, tay dao tay búa, chỉ đâu đánh đấy đc k CCCM? chủ quan em nhận định chắc chắn là đc. Em k cổ suý cho giang hồ dù có là giang hồ nào đi nữa. vì vậy việc Cụ chủ đã và đang làm lại cuộc đời là điều rất đáng mừng cho bản thân, gia đình Cụ chủ cũng như toàn xã hội!
Kế tiếp là Cụ chủ có một thái độ rất ôn hoà, nhã nhặn và k kém phần lịch sự khi hồi đáp một số còm mặc dù những còm đấy dù vô tình hay cố ý đã làm Cụ chủ buồn. Những còm của Cụ chủ đều có đại từ nhân xưng là "em và Cụ" đặc biệt hơn nữa là tất cả từ Cụ dành cho người đối diện đều đc Cụ chủ viết hoa (lâu lắm rồi em mới thấy một người trên OF kỹ tính đến vậy, bản thân em cũng phải học điều này từ Cụ chủ) tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình phỏng CCCM. Có lẽ sau 1 quãng thời gian tương đối dài ở trong cái gọi là 'xã hội thu nhỏ' thì Cụ chủ đã học đc rất nhiều ở chữ Nhẫn! Em mong là Cụ chủ gìn giữ và phát huy phẩm chất này, chắc chắn nó sẽ giúp Cụ chủ khá nhiều trong bước đường tương lai còn khá dài của Cụ.
Về lối hành văn của Cụ chủ tuy k có điểm nhấn (ví dụ như đảo ngữ để tạo điểm nhấn cho hành động, suy nghĩ) em xin phép đc ví dụ, thay vì Cụ chủ viết: "nó nghĩ là phải giết..." nếu đảo lại là: "giết, nó nghĩ chắc chắn phải làm điều này..." thì tình tiết nghe sẽ dứt khoát hơn, động lực hơn... Nhưng với 1 người đã mất khoảng thời gian khá dài k tiếp xúc với văn minh xã hội thì chắc cũng k thể đòi hỏi nhiều hơn những gì Cụ chủ đã viết, em nói vậy có phải k CCCM?
Còn vđ nữa là em xin góp ý một số còm trong thớt này. Như em đã nói bên trên, Cụ chủ hầu như tuyệt đối tôn trọng CCCM mà điển hình là từ "Cụ" luôn luôn đc Cụ chủ viết hoa khi dành cho người đối diện, vậy mà có Cụ (Mợ) khi tag tên Cụ chủ lại tag một cách luộm thuộm, cẩu thả, nick của Cụ chủ là : Kẻ Ở Miền Xa, 4 chữ đầu đều đc viết hoa, vậy mà có Cụ (Mợ) lại tag @kẻ ở miền xa, điều này có thể coi là thiếu tôn trọng người khác kể cũng k quá, thà k tag thì thôi chỉ cần kêu 1 tiếng 'Cụ chủ' chắc Cụ ấy vui rồi...thôi, post cũng đã dài so với các còm nên e xin dừng tại đây, chúc Cụ chủ may mắn và thành công trên bước đường còn lại.
PS: vài lời dông dài có gì khó nghe mong CCCM lượng thứ!
 

Chim Xanh

Xe đạp
Biển số
OF-523129
Ngày cấp bằng
24/7/17
Số km
28
Động cơ
174,909 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dear Cụ chủ cùng tất cả CCCM!
Em theo dõi thớt này đã đc hơn 10 ngày, hnay em xin phép đc còm để phát biểu cảm nghĩ, đánh giá cũng như xin đc góp ý một vài điều thông qua thớt này ạ!
Điều đầu tiên em nhận thấy ở Cụ chủ là rất kỹ tính, mọi chap đc post lên gần như k có sai sót về câu cú và chính tả (vđ này cũng đã đc nhiều Cụ, Mợ đề cập đến) Vậy thì khi soạn xong bản thảo Cụ chủ đã mất thêm kha khá thời gian ngồi chỉnh sửa với mong muốn CCCM đọc mà k bị cảm giác như ăn cơm lẫn sạn... Cuộc đời Cụ chủ gắn liền với một thời giang hồ, ngang dọc, với lối hành văn ntn thì có thể xem Cụ chủ như là giang hồ có học (sơ-mi áo trắng cổ cồn) chứ k phải là giang hồ phàm phu tục tử, tay dao tay búa, chỉ đâu đánh đấy đc k CCCM? chủ quan em nhận định chắc chắn là đc. Em k cổ suý cho giang hồ dù có là giang hồ nào đi nữa. vì vậy việc Cụ chủ đã và đang làm lại cuộc đời là điều rất đáng mừng cho bản thân, gia đình Cụ chủ cũng như toàn xã hội!
Kế tiếp là Cụ chủ có một thái độ rất ôn hoà, nhã nhặn và k kém phần lịch sự khi hồi đáp một số còm mặc dù những còm đấy dù vô tình hay cố ý đã làm Cụ chủ buồn. Những còm của Cụ chủ đều có đại từ nhân xưng là "em và Cụ" đặc biệt hơn nữa là tất cả từ Cụ dành cho người đối diện đều đc Cụ chủ viết hoa (lâu lắm rồi em mới thấy một người trên OF kỹ tính đến vậy, bản thân em cũng phải học điều này từ Cụ chủ) tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình phỏng CCCM. Có lẽ sau 1 quãng thời gian tương đối dài ở trong cái gọi là 'xã hội thu nhỏ' thì Cụ chủ đã học đc rất nhiều ở chữ Nhẫn! Em mong là Cụ chủ gìn giữ và phát huy phẩm chất này, chắc chắn nó sẽ giúp Cụ chủ khá nhiều trong bước đường tương lai còn khá dài của Cụ.
Về lối hành văn của Cụ chủ tuy k có điểm nhấn (ví dụ như đảo ngữ để tạo điểm nhấn cho hành động, suy nghĩ) em xin phép đc ví dụ, thay vì Cụ chủ viết: "nó nghĩ là phải giết..." nếu đảo lại là: "giết, nó nghĩ chắc chắn phải làm điều này..." thì tình tiết nghe sẽ dứt khoát hơn, động lực hơn... Nhưng với 1 người đã mất khoảng thời gian khá dài k tiếp xúc với văn minh xã hội thì chắc cũng k thể đòi hỏi nhiều hơn những gì Cụ chủ đã viết, em nói vậy có phải k CCCM?
Còn vđ nữa là em xin góp ý một số còm trong thớt này. Như em đã nói bên trên, Cụ chủ hầu như tuyệt đối tôn trọng CCCM mà điển hình là từ "Cụ" luôn luôn đc Cụ chủ viết hoa khi dành cho người đối diện, vậy mà có Cụ (Mợ) khi tag tên Cụ chủ lại tag một cách luộm thuộm, cẩu thả, nick của Cụ chủ là : Kẻ Ở Miền Xa, 4 chữ đầu đều đc viết hoa, vậy mà có Cụ (Mợ) lại tag @kẻ ở miền xa, điều này có thể coi là thiếu tôn trọng người khác kể cũng k quá, thà k tag thì thôi chỉ cần kêu 1 tiếng 'Cụ chủ' chắc Cụ ấy vui rồi...thôi, post cũng đã dài so với các còm nên e xin dừng tại đây, chúc Cụ chủ may mắn và thành công trên bước đường còn lại.
PS: vài lời dông dài có gì khó nghe mong CCCM lượng thứ!
trời HN đang nóng như đổ lửa, đọc xong còm của Cụ thấy mát hơn hẳn
Còn vài cái giò 7 phút cả đôi lon bia mời cụ 1 lon + 1 giò ...............
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
7,224
Động cơ
552,422 Mã lực
Chắc cụ thớt mới từ trỏng ra.
 

xebetong

Xe lăn
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,631
Động cơ
426,066 Mã lực
Bên cạnh khu chuồng cọp là lối đi nhỏ. Đứng trước cửa có thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời chiếu vào phần nửa cuối lối đi. Đi tới chỗ sáng thấy phía bên tay phải có lối rẽ men theo bờ tường,cũng nhỏ hẹp và sâu hun hút. Ông Tuấn không rẽ mà đi thẳng tới cánh cổng sắt nhỏ phía trước mặt. Ven bờ tường bên trái,phía trên là rất nhiều các ô cửa sổ bằng gỗ rất to được sơn màu xanh lá cây,cao hơn đầu người. Các cửa sổ này hình như được thiết kế không phải để mở ra,trên các cánh cửa đóng im ỉm là nhiều lỗ thoáng chạy dọc chạy ngang.

Bước vào trong cánh cổng sắt nhỏ là một cái sân bê tông khá rộng,mặt sân nham nhở,lồi lõm. Ngay bên tay phải hình như là phòng làm việc. Phòng nhỏ,mái ngói,bên trong có bàn và tủ đựng hồ sơ. Ngay sát phía bên ngoài phòng làm việc là hai cây xà cừ cổ thụ,phần gốc cây có bệ xi măng hình như mới được xây,nước xi măng nhìn vẫn chưa ráo hẳn. Phía cuối sân,đập ngay vào mắt nó là một “hàng rào giẻ rách”. Có hai dây phơi một trên,một dưới vắt đầy quần áo bẩn thỉu,túm tụm,chồng chéo lên nhau. Cạnh dây phơi nếu không nhầm thì là khu vực tắm rửa,có bể nước trong ấy. Thành bể chỉ cao hơn đầu gối. Cạnh khu vực tắm rửa là cánh cửa gỗ nhỏ,cửa đóng nhưng không khoá.

Sát ven bờ tường,ngay phía bên trái cùng phía với các ô cửa sổ màu xanh là một cửa sắt lớn. Cũng sơn xanh nhưng hình như đã lâu năm,sơn tróc rất nhiều cộng với hoen rỉ làm cánh cửa trông hơi bẩn thỉu,cũ kĩ. Then cửa to làm bằng sắt đặc dài khoảng mét rưỡi chốt ngang cửa. Nhìn vào phía trên cánh cửa lấp ló mấy cái đầu. Trên cánh cửa có một hộp đựng số giống bảng số báo điểm trong môn bóng chuyền. Số điểm báo ở đây là 156,không biết có ý nghĩa gì.

Ông Tuấn chỉ nó ra ngồi trên bệ xi măng xung quanh gốc cây còn ông cầm chùm chìa khoá đi ra phía cửa sắt. Ông mở khoá,đẩy tay nắm cái then cửa quay ngang lên rồi co chân đạp. Then cửa như được kéo,va chạm mạnh đánh rầm một tiếng đinh tai. Ông không mở cửa mà lùi lại mấy bước,đứng cách cửa sắt khoảng ba mét,tay chắp sau lưng.

Cánh cửa sắt từ từ mở. Khi mở toang ra thì thấy hai người ở phía trong,họ đẩy nhẹ đến khi cánh cửa sát kịch tường thì dừng lại rồi đi ra phía ngoài cửa,mỗi người một bên đứng thẳng người,thái độ nghiêm túc.

Hai người này như mặc đồng phục,trang phục của họ giống bộ đồ công nhân màu ghi xám. Một người cao to,da trắng,tóc bạc phơ. Người kia nhỏ con hơn nhưng dáng vẻ rắn rỏi,mái tóc dày,đen bóng để kiểu hiển nhi. Người tóc bạc nói: Báo cáo thầy,tổng buồng 156,có mặt đầy đủ,mọi thứ diễn ra bình thường.

Ông Tuấn “mặt sắt” gật đầu một cái. Người tóc đen quay vào trong nói to,dứt khoát: Ra đi.

Ngay lập tức,rất nhiều người từ phía trong đi ra. Dẫn đầu là nhóm người xếp hai hàng,tay cầm đủ các loại xô chậu,bước đi khẩn trương,vội vàng. Họ lao ngay ra khu vực bể nước. Tiếp sau đấy là khoảng hai mươi người nữa,nhóm này toàn những người đã có tuổi. Họ mở cửa căn phòng nhỏ cạnh bể nước rồi vào bên trong. Khi quay ra mỗi người cầm vài cái bao tải màu xanh rồi chia hướng đi. Phần lớn đi về phía nó,họ vòng ra phía sau gốc cây,vứt bao tải ở đấy. Vài người còn lại quay về gần phía cửa sắt,tập trung vào khu vực có mái che. Họ mở bao tải,lấy đồ bên trong ra rồi lúi húi sắp xếp gì đó. Trang phục của hai nhóm này gần giống nhau. Tất cả đều mặc áo ti cô trắng mỏng,chỉ khác là nhóm đầu tiên mặc quần đùi vải màu xanh đen,nhóm thứ hai mặc quần vải đỏ và da cam.

Khoảng 30 giây sau,lại tiếp tục có nhiều người đi ra. Lượng người lượt này đông hơn hẳn lúc trước. Họ xếp hàng một,mặt cúi gằm,tay để phía sau lưng,cắm cúi đi về phía trước. Những người này nhìn có vẻ rất khắc khổ. Đa số họ gầy đét,mặt hốc hác,chân tay không biết có những nốt gì loang lổ như hoa gấm. Khoảng chục người cuối cùng của nhóm này đi lại rất khó khăn,có vài người hình như không đi nổi,còn phải có người dìu nhưng vẫn rất cố gắng để di chuyển nhanh để không làm vướng người đằng sau. Quần áo của đợt người ra lần này không sạch sẽ như hai nhóm trước. Vẫn là áo ti cô nhưng đã chuyển sang màu cháo lòng,rách ngang dọc. Cái nào không rách thì cũng doãng ra hết cỡ,cổ áo xệ xuống,dãn ra tận vai. Quần đùi nhóm người mặc không phải là vải thô như các nhóm trước mà là vải ni lông mỏng tang,đủ các loại màu xanh,đỏ,đen,trắng…

Người đi đầu nhóm thứ ba dừng lại sát khu bể nước rồi ngồi xổm,tay khoanh lại,đặt lên trên đầu gối,mặt vẫn cúi gằm. Những người đi sau cũng làm y hệt,họ xếp làm ba hàng ngồi dọc bờ tường.

Nhóm người thứ tư đông ngang nhóm thứ ba nhưng dáng vẻ điệu bộ thì khác hoàn toàn. Nhóm này đi lại có vẻ thoải mái,không hàng không lối,chân vung tay quăng. Vài kẻ còn ra vẻ khệnh khạng,vừa đi vừa cười đùa. Từ đầu đến giờ nó ngồi quan sát tất cả nhưng chưa một ai quay ra nhìn nó. Chỉ đến khi nhóm người này đi ra mới có. Họ nhìn nó như muốn ăn tươi nuốt sống,mỗi đứa một kiểu,đa số trợn trừng ra vẻ bặm trợn,vài kẻ hất hàm không hiểu ý muốn nói gì. Trang phục của bọn này không theo quy luật,hơi lộn xộn. Cũng chỉ là quần đùi áo phông nhưng rất nhiều kiểu như ở ngoài xã hội,chỉ vài đứa mặc giống kiểu của mấy nhóm trước,đa số trông sáng sủa,sạch sẽ như mặc đồ ở nhà hay giống như khi chơi thể thao vậy. Nhóm này cũng ngồi nối theo nhóm thứ ba nhưng không ngồi xổm,cũng không khoanh tay. Bọn nó ngồi cũng lộn xộn,đứa bệt đít xuống đất,đứa mang theo giấy để lót phía dưới,đứa thì cũng ngồi xổm nhưng hai tay để thoải mái. Bọn này gọi là xếp hàng nhưng quay ngang quay ngửa,nói chuyện rôm rả. Vài đứa quay sang nặn mụn cho nhau,cười nói vui vẻ.

Bên trong dường như người đã ra hết. Người tóc bạc quay lại nói với ông Tuấn mặt sắt: Báo cáo thầy đủ. Tuấn mặt sắt gật đầu.

Nhóm người cầm xô chậu lúc nãy đi vào khu bể nước chắc chờ người bên trong ra hết rồi mới hoạt động tiếp. Mỗi người hai xô nước hai bên,xếp hàng dọc quay trở vào buồng giam. Khi quay ra họ cầm xô không,đi nhanh như chạy.

Người mặc áo công nhân tóc để kiểu hiển nhi đi về phía nó. Nhìn kỹ thì tuy tóc ông này đen nhánh nhưng thực ra đã lớn tuổi. Ông nói với nó bằng giọng nói khá chân tình: Đừng ngồi trên bệ xi măng như thế,không hay đâu. Ngồi xổm dưới đất như mấy người kia kìa. Vừa nói ông ta vừa chỉ về phía những người đang xếp hàng.

Chân nó vẫn đau lắm. Khi bình thường,nó chẳng mấy khi ngồi xổm,còn lúc này làm thế khác nào tra tấn. Nó không làm được. Nó nói: Cháu không ngồi xổm được. Cháu ngồi bệt được không?

Người kia gật đầu rồi chờ nó thay đổi tư thế xong,ông hỏi: Tội gì? Gây án ở đâu?

Nó đáp: Cháu tội Giết người. Gây án ở Lương Khánh Thiện.

Ra vẻ suy nghĩ một chút rồi nhìn thẳng vào mắt nó,ông này hỏi tiếp: Vụ giết Đ Hải quan phải không?

Nó gật đầu,trong đầu thắc mắc,tại sao người này biết ngay vụ án ấy. Ông ta là ai mà hỏi nó mấy chuyện này? Sao bộ quần áo hai người mặc khác hẳn những người khác như thế?

Chưa kịp suy nghĩ hết mọi thứ trong đầu thì bất chợt một người ở ngay trước mặt nó,như chui từ dưới đất lên. Người này lùn tịt,chắc chỉ cao khoảng 1m50. Khuôn mặt hắn nhìn như khỉ khi cười nhăn nhở. Tóc hắn dày,không xoăn nhưng xù lên càng làm hắn trông thấp hơn. Tay chống nạnh,hắn nói rất lấc cấc: Nhà mày ở đâu?

Nó chẳng muốn trả lời thằng này,thái độ kiểu như thế nó không có thiện cảm. Nó im lặng.

Thằng này vẫn cười rồi nói tiếp: Sợ quá không nói được hả? Nghe này,cất cái mắt đi. Pha cứ rọi lung tung là cháy đấy. Nói xong hắn đi về phía bể nước,trên đường đi hắn quát tháo gì đó,chân tay vung vẩy,chỉ trỏ lung tung.

Mấy người xách nước vào buồng giờ chia làm hai tốp. Tốp thứ nhất,đông hơn vẫn xách nước. Tốp thứ hai chạy ra khu vực bể nước,mỗi người lấy một cái giẻ to nhìn như được làm từ cái chăn chiên vẫn còn khá mới rồi lại quay vào trong buồng giam. Mấy người này chắc đang lau dọn buồng.

Phía trong buồng giam bỗng nhiên xuất hiện ba người đi ra. Vì nhìn họ khác tất cả những người còn lại nên nó ngay lập tức chú ý đến ba người này.

Người thứ nhất cởi trần,da trắng bóc,cơ thể săn chắc,gọn gàng,dáng đi thanh thoát,miệng cười tươi. Người thứ hai cao lênh khênh,hơi gầy,mái tóc dài mượt cụp vào trong nhìn như cái nấm. Người này có đôi mắt rất lạ. Hắn cũng đang cười nhưng đôi mắt hắn không cười. Đôi mắt ấy nhìn như vô cảm. Nhìn lâu lâu chút thì có cảm giác hắn đang tập trung nhìn cái gì đó trước mặt,như đang suy nghĩ gì đó vậy. Người thứ ba lớn tuổi hơn hai người kia chút,khá to lớn,da ngăm đen,chân đi vòng kiềng. Hắn mặc bộ đồ thể thao màu sắc sặc sỡ,sắc đỏ và vàng là chủ đạo nên rất nổi bật khi cùng hai người kia đứng trước cửa buồng.

Đang quan sát mấy người này thì lại một người nữa làm nó giật mình. Người này ngồi xuống cạnh nó,nói nhỏ như nói thầm,giọng hơi khàn khàn. Đôi mắt đặc biệt gây chú ý bởi bên to bên bé,khi cất lời còn hơi nheo nheo lại. Hắn nói: Đừng ngó nghiêng như thế nếu không muốn bị người ta để ý vào đèn. Mày ở đâu?

Người này nói có vẻ chân tình nên nó trả lời: Tôi người Hà Nội.

Hắn có vẻ hơi bất ngờ,nhưng cũng hỏi tiếp luôn: Chắc mày bị bắt lâu rồi phải không? Vừa nói hắn vừa nhìn hai cái túi to của nó.

Nó đáp lại: Ừ,lâu rồi. Gần một năm.

Không hiểu sao bỗng nhiên hắn đứng phắt dậy,không nói gì và đi thẳng ra phía bể nước như vừa rồi chưa hề có mấy câu nói với nhau. Nó cảm giác người này đang tránh né ai đó,vì thế hắn mới lẳng lặng bỏ đi không nói gì như vậy.

Việc lau dọn buồng hình như đã xong,mấy người lâu dọn nhà bên trong ra hết phía ngoài. Khi đi ra họ cúi đầu tỏ vẻ tôn trọng ba người nó vừa chú ý rồi lách người đi phía sau lưng ba người này. Họ cũng xếp thành hàng. Ngồi đối diện với mấy người ngồi xổm khoanh tay,xung quanh gốc cây thứ hai,cạnh gốc cây nó đang ngồi.

Ba người kia vẫn ở trước cửa. Có một người cầm cái chiếu to,vừa gấp vừa đi ra phía sau lưng ba người này rồi đặt xuống đất,mời họ ngồi.

Hình như ba người này có vị thế lớn nhất nơi đây. Phong cách,cử chỉ cùng với điệu bộ của những người khác đối với họ làm nó cảm thấy thế.

Phía đối diện bên kia,ngay lúc này,trong đám người lố nhố nói cười,ngồi lộn xộn khi nãy dường như đang có vài kẻ nhìn nó,không phải chỉ một mà là rất nhiều. Chúng hình như đang ra hiệu cho nhau,hất hàm về phía nó. Một lúc sau thì hình như tất cả người trong nhóm này đang nhìn nó. Ánh mắt bọn chúng như đang đe doạ,thái độ gầm ghè muốn ăn tươi nuốt sống.

Nó không biết sắp tới đây chuyện gì sẽ đến. Bọn kia định làm gì mà nhìn nó như thế. Trước đấy đã vài người nhắc nó đừng ngó nghiêng nhưng nó không để vào đầu. Có lẽ đây là lý do. Kệ thôi,điều gì đến sẽ phải đến.
Cụ tả rùng rợn quá! em biết sớm muộn là cụ ăn đòn, nhưng tả vờn vờn thế này kinh lắm :)
 
Biển số
OF-2678
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
644
Động cơ
569,222 Mã lực
Nó biết chứ, nó biết bọn kia muốn gì chứ. Nhưng hình như do thời gian dai vừa qua bị nhốt quá lâu, lại đến một môi trường mới,nó không quan sát không chịu nổi. Mọi thứ trước mắt dù chẳng đẹp đẽ gì nhưng nó vẫn cứ thích thú ngắm nhìn,quan sát tất cả. Kể cả những ánh mắt như sói, như diều hâu kia.

Bất chợt có tiếng hô to phía sau : K cơm đê. Nó quay lại nhìn. Hai phạm nhân to lớn mồ hôi nhễ nhại, quang gánh trên vai, khiêng thùng cơm bằng cái thùng phi, khệ nệ đi vào trong sân. Ông Tuấn mặt sắt giờ ngồi ở một cái bàn nhỏ trước cửa ra vào khu. Một phạm nhân to béo sắp xếp mấy thứ giấy tờ trong phòng làm việc rồi mang ra đặt trên cái bàn nhỏ ấy. Ông quản giáo giờ đeo cái kính đen to tướng, dựa lưng vào ghế, ngửa mặt lên trời nhìn như đang ngủ, hai chân dạng sang hai bên khá thoải mái.

Hai phạm nhân khiêng cơm đến gần chỗ gốc cây nó đang ngồi thì đặt xuống,rút quang gánh rồi quay ra ngoài. Trước khi ra khỏi khu,họ cúi chào ông Tuấn rất nghiêm túc.

Lúc này mấy người ở nhóm số hai-nhóm mặc quần xanh đen đã đứng dậy hết. Phần lớn họ tập trung xung quanh thùng phi cơm, vài người vào trong cái kho cửa gỗ lấy ra mấy chồng bát nhựa xanh đỏ bằng cái bát tô, cao hơn đầu người rồi mang ra đặt gần thùng phi.

Hai người khá to cao trong số ấy cởi phăng áo ra. Tay họ cầm mảnh nhựa nhìn như cái bay,thục vào thùng phi đánh cơm rồi xới ra bát nhựa. Động tác của họ rất thuần thục và có vẻ khá mất sức, cộng với hơi bốc nghi ngút của thùng cơm, chỉ sau vài phút, người họ đã ướt đẫm mồ hôi,bóng nhẫy.

Người mắt to mắt bé lúc nãy đứng chỉ đạo việc đánh cơm và chia cơm. Khi các bát màu xanh đã đầy hết cơm, anh ta sai mấy người chồng bát xanh lên nhau rồi bê sang phía bên kia-nơi có mái che, giao cho nhóm người mặc quần đùi đỏ, da cam đang tập trung ở đấy. Hai người đánh cơm có vẻ thấm mệt, họ nghỉ tay, dựa người vào gốc cây phía bên kia, thở hổn hển một lúc rồi lại quay lại đánh cơm, xới cơm tiếp.

Nó quan sát rất kỹ, lần đánh cơm này hai người kia không cẩn thận bằng lần trước. Họ dường như chỉ xới ra bát chứ không đánh cho cơm tơi lên nữa. Cơm xới ra bát đỏ được nhóm người quần xanh đen xếp hết ra sân, nơi có mặt sân khá trơn tru.

Khá lâu sau đó việc đánh cơm mới hoàn thành xong. Hai người đánh cơm lấy khăn mặt vắt lên vai,chạy vội ra phía bể nước lau người, mặc áo rồi lại tập trung ra phía gốc cây.

Thằng lùn tịt lại xuất hiện, nó đứng giữa sân hô to: Trật tự đi.

Sau tiếng hô của thằng lùn, tất cả im phăng phắc. Im lặng đến mức nó có thể nghe thấy tiếng thở của mấy người ốm yếu xếp hàng bên kia và tiếng gió cộng với tiếng lá cây khô lạo xạo phía trên đầu. Bất giác nó ngẩng mặt lên quan sát vì không biết tại sao lại có tiếng lá cây lạo xạo trên đầu.

Thì ra là thế, trên cao có ba tầm lưới đen như thứ người ta dùng để che nắng khi trồng cây được mắc trùm kín gần hết không gian phía trên. Tấm lưới thấp nhất cách mặt đất khoảng ba mét,nó thấy vài chỗ rách, bục, vài chỗ có đường khâu nhìn như con rết khổng lồ phía trên cao.

Đang mải quan sát thì tiếng hô của thằng lùn làm nó giật mình: Mười số một.

Đám người khắc khổ đứng lên đúng mười người, đi thẳng vào phía trong bể nước. Đứng trước bể nước, họ xếp thành hai hàng ngang rồi quỳ xuống.

Lúc này trên thành bể có hai người đứng, mỗi người một xô nước màu đỏ. Hai người này múc nước dưới bể lên, tạt mạnh vào hai hàng người đang quỳ phía trước mặt, mỗi hàng một xô nước. Một trong hai người này quát: Kỳ đê.

Những người đang quỳ như bị điện giật, họ lấy tay xoa rồi chà sát khắp người rất khẩn trương. Động tác mỗi người khác nhau, nhìn từ phía xa rất kỳ cục.

Hai đứa trên thành bể cười sặc sụa, chúng nó nói chuyện gì đó với nhau có vẻ rất vui. Cho đám người đang quỳ kia kỳ cọ khoảng ba mươi giây, chúng múc một xô nước nữa và cũng tạt mạnh như xô trước rồi quát: Dậy đê.

Đám người này đứng dậy, nhanh chân chạy ra phía dây phơi, vừa tranh thủ cởi quần tụt áo, vừa đảo mắt tìm quần áo của mình trên dây. Trong lúc ấy, mười người xếp hàng phía ngoài đứng dậy rồi lại giống tốp trước-đi vào trong,đứng trước bể nước, quỳ xuống tắm. Cứ như thế, mấy chục người tắm chỉ chưa đầy năm phút đồng hồ đã xong. Họ lại quay về chỗ cũ, lại ngồi xổm, mặt cúi gằm như trước. Giờ đến lượt bọn người ngồi lộn xộn.

Chúng nó cũng xếp thành hàng nhưng hơi lộn xộn, đi vào phía trong khu bể nước, mỗi đợt khoảng năm bảy thằng tắm rất lâu ở trong ấy. Ngồi ở chỗ của nó không quan sát được bọn này tắm kiểu gì nhưng chắc chắn là khác với nhóm người khắc khổ kia.

Sau bọn lộn xộn là đến mấy người mặc quần đùi đỏ-da cam. Cuối cùng mới đến ba người ngồi trước cửa buồng.

Ba người này đi vào trong khu bể nước, theo sau cũng là ba người, đứa cầm xô chậu, đứa cầm khăn tắm to nhưng được gấp gọn gàng, đứa cầm mấy chai dầu gội sữa tắm lớn.

Cũng không quan sát được ba người này được phục vụ tắm thế nào, chờ rất lâu cũng không thấy quay ra, nó quay sang nhìn khu vực thùng phi cơm. Khu vực này giờ bày la liệt các bát cơm nhựa màu đỏ dưới mặt đất. Nó quan sát kỹ thì thấy cứ một bát cơm đầy lại đặt chồng lên trên một bát cơm mỏng, cặp một, xếp thành rất nhiều hàng, gọn và thẳng tắp dưới đất.

Tiếng thằng lùn hô to lại làm nó giật mình chú ý: Quay đầu đê.

Sau tiếng hô như hiệu lệnh ấy, tất cả những người đang ngồi, cả đám ngồi xổm gục mặt lẫn đám ngồi lộn xộn đều quay mặt về phía buồng giam. Thằng lùn hô tiếp: Dậy đê.

Tất cả đứng dậy,vẫn im phăng phắc, không nghe thấy tiếng động nào ngoài tiếng gió,tiếng lá khô.

Bước đê-thằng lùn gào lên, người nó nhún xuống, tay nó làm động tác như vũ công chào khán giả, dáng vẻ rất điệu đà.

Dẫn đầu đoàn người là bọn ngồi lộn xộn, chúng nó đi vòng ra phía cửa buồng giam. Khi đi qua ba người trước cửa-giờ đã tắm xong, lại quay về đứng chỗ cũ, chúng cúi đầu chào và mời to: Em mời các anh ăn cơm.

Ba người kia gật đầu. Chỉ người ăn mặc sặc sỡ và người da trắng cười tươi, người cao lênh khênh vẫn giữ nguyên nét mặt, ánh mắt hắn vẫn thế-vẫn làm người ta nghĩ hắn như đang tập trung nghĩ gì đó, nhưng vô cảm, như kẻ mất hồn.

Đi nối phía sau bọn ngồi lộn xộn là đám người khắc khổ. Họ vẫn để hai tay phía sau lưng, mặt vẫn cúi gằm. Cả đám người nối đuôi nhau đi vòng quanh sân, vòng ra phía trước cửa buồng giam rồi quay về phía nó đang ngồi-phía thùng cơm. Khi bọn người lộn xộn đi qua nó, mỗi đứa đều dành cho nó một cái nhìn như đe doạ, như muốn trấn áp.

Đến khu vực chia cơm, có hai người mặc quần đùi xanh đen chuyền tay nhau bát cơm nhựa đầy, mỗi thằng trong nhóm lộn xộn nhận được một bát cơm. Đám người khắc khổ thì phải cúi người lấy bát từ dưới đất, vài người trong đám này khi qua chỗ bao tải đặt ở gốc cây thì nhanh chân rẽ vào nhặt một túi rồi lại nhập vào hàng, nối đuôi đi tiếp. Cả hàng dài người cầm bát nối đuôi nhau đi.

Đi hết vòng sân, giờ tất cả lại xếp thành bốn năm hàng gì đấy. Bọn lộn xộn đứng gần cửa buồng giam. Đám người khắc khổ xếp hàng dài phía sau, có vài người hình như đang bốc cơm ăn, có vẻ lén lút lắm- vừa nhai vừa núp núp sau lưng người đứng trước, mắt đảo như rang.

Mấy hàng người xếp kín sân làm nó không qua sát được ba người đứng trước cửa buồng giờ làm gì, ăn uống thế nào. Nó tò mò lắm và đang định ngoái cổ lên để quan sát thì bỗng người mắt to mắt bé ra đứng trước mặt nó, mỗi tay cầm một bát cơm, hắn nói-vẫn cái giọng khàn khàn, thầm thì như sợ người khác nghe thấy: Tao nói mà mày không nghe, đừng ngó nghiêng thế mà khổ đấy. Vừa nói hắn vừa đưa bát cơm khá đầy cho nó rồi lấy cái thìa nhựa, xúc một miếng đậu phụ rán từ bát kia sang bát nó cầm, hắn nói tiếp: Của tao, tao cho mày đấy, cố gắng ăn đi, nhìn mày có vẻ đói, phải không?.

Nó chẳng trả lời, nó nhìn vào mắt thằng này. Hắn có vẻ thật lòng, không có gì phía sau hành động và mấy câu nói ấy cả.

Nó lấy tay cầm miếng đậu đưa lên miệng ăn ngon lành. Mặc kệ hết, ăn đã, tính sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

trungcd

Xe buýt
Biển số
OF-67800
Ngày cấp bằng
6/7/10
Số km
626
Động cơ
437,760 Mã lực
a hú. tem. Bõ công hóng suốt 2 ngày giời, kekeke
Cụ Kẻ làm chúng em nóng ruột còn hơn thời tiết thủ đô.
Hôm nay cụ đi giao hàng chắc cũng muôn phần vất vả.
Rượu forum nó không cho rót thì em rót tạm bằng văn cụ nhé:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
 

Hai_dang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-141379
Ngày cấp bằng
10/5/12
Số km
1,399
Động cơ
376,162 Mã lực
Oé, cụ Kẻ đã nổi rồi các cụ ơi! Nhào zô đê...
 

trungcd

Xe buýt
Biển số
OF-67800
Ngày cấp bằng
6/7/10
Số km
626
Động cơ
437,760 Mã lực
Nó biết chứ, nó biết bọn kia muốn gì chứ. Nhưng hình như do thời gian dai vừa qua bị nhốt quá lâu, lại đến một môi trường mới,nó không quan sát không chịu nổi. Mọi thứ trước mắt dù chẳng đẹp đẽ gì nhưng nó vẫn cứ thích thú ngắm nhìn,quan sát tất cả. Kể cả những ánh mắt như sói, như diều hâu kia.

Bất chợt có tiếng hô to phía sau : K cơm đê. Nó quay lại nhìn. Hai phạm nhân to lớn mồ hôi nhễ nhại, quang gánh trên vai, khiêng thùng cơm bằng cái thùng phi, khệ nệ đi vào trong sân. Ông Tuấn mặt sắt giờ ngồi ở một cái bàn nhỏ trước cửa ra vào khu. Một phạm nhân to béo sắp xếp mấy thứ giấy tờ trong phòng làm việc rồi mang ra đặt trên cái bàn nhỏ ấy. Ông quản giáo giờ đeo cái kính đen to tướng, dựa lưng vào ghế, ngửa mặt lên trời nhìn như đang ngủ, hai chân dạng sang hai bên khá thoải mái.

Hai phạm nhân khiêng cơm đến gần chỗ gốc cây nó đang ngồi thì đặt xuống,rút quang gánh rồi quay ra ngoài. Trước khi ra khỏi khu,họ cúi chào ông Tuấn rất nghiêm túc.

Lúc này mấy người ở nhóm số hai-nhóm mặc quần xanh đen đã đứng dậy hết. Phần lớn họ tập trung xung quanh thùng phi cơm, vài người vào trong cái kho cửa gỗ lấy ra mấy chồng bát nhựa xanh đỏ bằng cái bát tô, cao hơn đầu người rồi mang ra đặt gần thùng phi.

Hai người khá to cao trong số ấy cởi phăng áo ra. Tay họ cầm mảnh nhựa nhìn như cái bay,thục vào thùng phi đánh cơm rồi xới ra bát nhựa. Động tác của họ rất thuần thục và có vẻ khá mất sức, cộng với hơi bốc nghi ngút của thùng cơm, chỉ sau vài phút, người họ đã ướt đẫm mồ hôi,bóng nhẫy.

Người mắt to mắt bé lúc nãy đứng chỉ đạo việc đánh cơm và chia cơm. Khi các bát màu xanh đã đầy hết cơm, anh ta sai mấy người chồng bát xanh lên nhau rồi bê sang phía bên kia-nơi có mái che, giao cho nhóm người mặc quần đùi đỏ, da cam đang tập trung ở đấy. Hai người đánh cơm có vẻ thấm mệt, họ nghỉ tay, dựa người vào gốc cây phía bên kia, thở hổn hển một lúc rồi lại quay lại đánh cơm, xới cơm tiếp.

Nó quan sát rất kỹ, lần đánh cơm này hai người kia không cẩn thận bằng lần trước. Họ dường như chỉ xới ra bát chứ không đánh cho cơm tơi lên nữa. Cơm xới ra bát đỏ được nhóm người quần xanh đen xếp hết ra sân, nơi có mặt sân khá trơn chu.

Khá lâu sau đó việc đánh cơm mới hoàn thành xong. Hai người đánh cơm lấy khăn mặt vắt lên vai,chạy vội ra phía bể nước lau người, mặc áo rồi lại tập trung ra phía gốc cây.

Thằng lùn tịt lại xuất hiện, nó đứng giữa sân hô to: Trật tự đi.

Sau tiếng hô của thằng lùn, tất cả im phăng phắc. Im lặng đến mức nó có thể nghe thấy tiếng thở của mấy người ốm yếu xếp hàng bên kia và tiếng gió cộng với tiếng lá cây khô lạo xạo phía trên đầu. Bất giác nó ngẩng mặt lên quan sát vì không biết tại sao lại có tiếng lá cây lạo xạo trên đầu.

Thì ra là thế, trên cao có ba tầm lưới đen như thứ người ta dùng để che nắng khi trồng cây được mắc trùm kín gần hết không gian phía trên. Tấm lưới thấp nhất cách mặt đất khoảng ba mét,nó thấy vài chỗ rách, bục, vài chỗ có đường khâu nhìn như con rết khổng lồ phía trên cao.

Đang mải quan sát thì tiếng hô của thằng lùn làm nó giật mình: Mười số một.

Đám người khắc khổ đứng lên đúng mười người, đi thẳng vào phía trong bể nước. Đứng trước bể nước, họ xếp thành hai hàng ngang rồi quỳ xuống.

Lúc này trên thành bể có hai người đứng, mỗi người một xô nước màu đỏ. Hai người này múc nước dưới bể lên, tạt mạnh vào hai hàng người đang quỳ phía trước mặt, mỗi hàng một xô nước. Một trong hai người này quát: Kỳ đê.

Những người đang quỳ như bị điện dật, họ lấy tay xoa rồi chà sát khắp người rất khẩn trương. Động tác mỗi người khác nhau, nhìn từ phía xa rất kỳ cục.

Hai đứa trên thành bể cười sặc sụa, chúng nó nói chuyện gì đó với nhau có vẻ rất vui. Cho đám người đang quỳ kia kỳ cọ khoảng ba mươi giây, chúng múc một xô nước nữa và cũng tạt mạnh như xô trước rồi quát: Dậy đê.

Đám người này đứng dậy, nhanh chân chạy ra phía dây phơi, vừa tranh thủ cởi quần tụt áo, vừa đảo mắt tìm quần áo của mình trên dây. Trong lúc ấy, mười người xếp hàng phía ngoài đứng dậy rồi lại giống tốp trước-đi vào trong,đứng trước bể nước, quỳ xuống tắm. Cứ như thế, mấy chục người tắm chỉ chưa đầy năm phút đồng hồ đã xong. Họ lại quay về chỗ cũ, lại ngồi xổm, mặt cúi gằm như trước. Giờ đến lượt bọn người ngồi lộn xộn.

Chúng nó cũng xếp thành hàng nhưng hơi lộn xộn, đi vào phía trong khu bể nước, mỗi đợt khoảng năm bảy thằng tắm rất lâu ở trong ấy. Ngồi ở chỗ của nó không quan sát được bọn này tắm kiểu gì nhưng chắc chắn là khác với nhóm người khắc khổ kia.

Sau bọn lộn xộn là đến mấy người mặc quần đùi đỏ-da cam. Cuối cùng mới đến ba người ngồi trước cửa buồng.

Ba người này đi vào trong khu bể nước, theo sau cũng là ba người, đứa cầm xô chậu, đứa cầm khăn tắm to nhưng được gấp gọn gàng, đứa cầm mấy chai dầu gội sữa tắm lớn.

Cũng không quan sát được ba người này được phục vụ tắm thế nào, chờ rất lâu cũng không thấy quay ra, nó quay sang nhìn khu vực thùng phi cơm. Khu vực này giờ bày la liệt các bát cơm nhựa màu đỏ dưới mặt đất. Nó quan sát kỹ thì thấy cứ một bát cơm đầy lại đặt chồng lên trên một bát cơm mỏng, cặp một, xếp thành rất nhiều hàng, gọn và thẳng tắp dưới đất.

Tiếng thằng lùn hô to lại làm nó giật mình chú ý: Quay đầu đê.

Sau tiếng hô như hiệu lệnh ấy, tất cả những người đang ngồi, cả đám ngồi xổm gục mặt lẫn đám ngồi lộn xộn đều quay mặt về phía buồng giam. Thằng lùn hô tiếp: Dậy đê.

Tất cả đứng dậy,vẫn im phăng phắc, không nghe thấy tiếng động nào ngoài tiếng gió,tiếng lá khô.

Bước đê-thằng lùn gào lên, người nó nhún xuống, tay nó làm động tác như vũ công chào khán giả, dáng vẻ rất điệu đà.

Dẫn đầu đoàn người là bọn ngồi lộn xộn, chúng nó đi vòng ra phía cửa buồng giam. Khi đi qua ba người trước cửa-giờ đã tắm xong, lại quay về đứng chỗ cũ, chúng cúi đầu chào và mời to: Em mời các anh ăn cơm.

Ba người kia gật đầu. Chỉ người ăn mặc sặc sỡ và người da trắng cười tươi, người cao lênh khênh vẫn giữ nguyên nét mặt, ánh mắt hắn vẫn thế-vẫn làm người ta nghĩ hắn như đang tập trung nghĩ gì đó, nhưng vô cảm, như kẻ mất hồn.

Đi nối phía sau bọn ngồi lộn xộn là đám người khắc khổ. Họ vẫn để hai tay phía sau lưng, mặt vẫn cúi gằm. Cả đám người nối đuôi nhau đi vòng quanh sân, vòng ra phía trước cửa buồng giam rồi quay về phía nó đang ngồi-phía thùng cơm. Khi bọn người lộn xộn đi qua nó, mỗi đứa đều dành cho nó một cái nhìn như đe doạ, như muốn trấn áp.

Đến khu vực chia cơm, có hai người mặc quần đùi xanh đen chuyền tay nhau bát cơm nhựa đầy, mỗi thằng trong nhóm lộn xộn nhận được một bát cơm. Đám người khắc khổ thì phải cúi người lấy bát từ dưới đất, vài người trong đám này khi qua chỗ bao tải đặt ở gốc cây thì nhanh chân rẽ vào nhặt một túi rồi lại nhập vào hàng, nối đuôi đi tiếp. Cả hàng dài người cầm bát nối đuôi nhau đi.

Đi hết vòng sân, giờ tất cả lại xếp thành bốn năm hàng gì đấy. Bọn lộn xộn đứng gần cửa buồng giam. Đám người khắc khổ xếp hàng dài phía sau, có vài người hình như đang bốc cơm ăn, có vẻ lén lút lắm- vừa nhai vừa núp núp sau lưng người đứng trước, mắt đảo như rang.

Mấy hàng người xếp kín sân làm nó không qua sát được ba người đứng trước cửa buồng giờ làm gì, ăn uống thế nào. Nó tò mò lắm và đang định ngoái cổ lên để quan sát thì bỗng người mắt to mắt bé ra đứng trước mặt nó, mỗi tay cầm một bát cơm, hắn nói-vẫn cái giọng khàn khàn, thầm thì như sợ người khác nghe thấy: Tao nói mà mày không nghe, đừng ngó nghiêng thế mà khổ đấy. Vừa nói hắn vừa đưa bát cơm khá đầy cho nó rồi lấy cái thìa nhựa, xúc một miếng đậu phụ rán từ bát kia sang bát nó cầm, hắn nói tiếp: Của tao, tao cho mày đấy, cố gắng ăn đi, nhìn mày có vẻ đói, phải không?.

Nó chẳng trả lời, nó nhìn vào mắt thằng này. Hắn có vẻ thật lòng, không có gì phía sau hành động và mấy câu nói ấy cả.

Nó lấy tay cầm miếng đậu đưa lên miệng ăn ngon lành. Mặc kệ hết, ăn đã, tính sau.
Cụ vất vả quá. Đi giao hàng về đã kịp ăn uống gì chưa? Cô Lếch có cho cụ miếng đậu nào không hay ăn hết rồi. Cô ấy có tật tham ăn phết cụ Kẻ ạ, ahihi
 
Biển số
OF-2678
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
644
Động cơ
569,222 Mã lực
Hai ngày hôm nay thời tiếp khó chịu quá, em lại nhiều việc phải giải quyết nên không viết lách được như mọi ngày, CCCM thông cảm nhé.
Thật sự là đến lúc này, em đã như bị cuốn vào câu chuyện cuả chính mình vậy. Không cần ai giục hay nhắc em cũng sẽ viết, viết một cách đầy hào hứng chứ không phải chỉ là viết để cho xong đâu. Em sẽ cố gắng rảnh tay lúc nào viết ngay lúc ấy. Cảm ơn CCCM nhiều !!
 
Biển số
OF-2678
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
644
Động cơ
569,222 Mã lực
Cụ vất vả quá. Đi giao hàng về đã kịp ăn uống gì chưa? Cô Lếch có cho cụ miếng đậu nào không hay ăn hết rồi. Cô ấy có tật tham ăn phết cụ Kẻ ạ, ahihi
Em đi giao hàng cho Cụ Nguyen Biint rồi về viết luôn. Cô Lếch đi đâu mất rồi ấy. Chắc đi kiếm gì ăn :D
 
Biển số
OF-2678
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
644
Động cơ
569,222 Mã lực
Em tầu ngầm từ đầu bây h mới còm. Mỗi con người đều có 1 số phận riêng cụ kẻ ạ. Cụ chắc chắn cũng đã phải sn lâu mới đủ bản lĩnh để đưa cuộc đời mình lên đây. Sóng gió do mỗi người tự cảm nhận. chúc cụ sức khoẻ và góp vui cùng ô phân nhiệt tình.
Cảm ơn Cụ nhiều. Đúng như Cụ nói, em đã suy nghĩ rất lâu và kỹ càng trước khi đưa câu chuyện đời mình lên đây. Lúc đầu thật sự em vẫn hơi ngại và rón rén nhưng càng viết em càng thấy thoải mái hơn. Thêm nữa, khi viết, khi hình dung lại mọi thứ em thấy sợ. Kể và chia sẻ với mọi người là một phần thôi, em tự nhắc lại cho mình nhớ là chính để thấy đâu là đúng đâu là sai, đâu là sai lầm mà mình phải sửa. Ngã ở đâu thì đứng lên ở đấy, em đã đứng lên được thì nhất quyết sẽ không ngã nữa.
 

Thánh Lêu

Xe hơi
Biển số
OF-507992
Ngày cấp bằng
3/5/17
Số km
181
Động cơ
184,080 Mã lực
Tuổi
35
Cảm ơn Cụ nhiều. Đúng như Cụ nói, em đã suy nghĩ rất lâu và kỹ càng trước khi đưa câu chuyện đời mình lên đây. Lúc đầu thật sự em vẫn hơi ngại và rón rén nhưng càng viết em càng thấy thoải mái hơn. Thêm nữa, khi viết, khi hình dung lại mọi thứ em thấy sợ. Kể và chia sẻ với mọi người là một phần thôi, em tự nhắc lại cho mình nhớ là chính để thấy đâu là đúng đâu là sai, đâu là sai lầm mà mình phải sửa. Ngã ở đâu thì đứng lên ở đấy, em đã đứng lên được thì nhất quyết sẽ không ngã nữa.
Thật sự nếu khi nào cụ trải lòng được hết. Cụ cho e biết cảm giác ăn năn, hối hận cụ nhé. E cũng từng có những lỗi lầm lớn và đến tận bây giờ e vẫn thấy day dứt và ân hận cụ ạ. Cái câu Giá như ... nó luôn làm ta phải suy nghĩ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top