Tàu chiến Pháp-Tây Ban Nha tiến vào sông Sài Gòn, tiếp tục tấn công quân Nguyễn.
Em.dịch xong cuốn: Viễn Chinh Đà Nẵng -Nam Kỳ qua các tài liệu chính thức, cuốn này dịch trên nhật ký hành quân của quân đội Pháp-Tây Ban Nha và nhật ký của bộ phận Quân Y của liên quân, sách hay, sẽ post sau phục vụ các cụ.
Qua Nhật ký, ta thấy quân Nguyễn quả là yếu, không hẳn là quá lạc hậu về vũ khí, mà là khả năng tác chiến và tinh thần binh lính.
Sau khi bị thời tiết khắc nghiệt ở Đà Nẵng làm khốn đốn, năm.đó Đà Nẵng mưa kinh khủng, lại nắng nóng lên tới 41, 42 độ, liên quân chết vì bệnh dịch quá nhiều. Đô đốc Pierre-Louis-Charles Rigault de Genouilly hoảng quá, chưa biết tính sao, đàm phán với triều đình Huế với các điều kiện:
1. Tự do truyền đạo
2. Xin nhượng cảng Đà Nẵng để buôn bán.
3. Mở cửa thông thương.
Triều đình Huế câu giờ, kéo dài cả mấy tháng không xong, vua quan bàn xuôi ngược rồi bác bỏ tất.
Bất ngờ, Tạ Văn Phụng, có thông tin là Trương Vĩnh Ký [theo hồ sơ lưu tại Bộ Quốc Phòng Pháp thì chỉ có tên là Petrus Quyn, hoặc Quyen], làm phiên dịch tiếng Pháp và Tây Ban Nha cho liên quân, tham gia tất cả các trận đánh với vai trò phiên dịch [em nghiêng về Tạ Văn Phụng vì người này có nói đến nhiều giáo sĩ Việt Nam gốc Bắc] hiến kế oánh vào Sài Gòn -Gia Định, liên quân họp tán thành.
Quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Nam Kỳ và giành thắng lợi áp đảo. Tuy nhiên, do quán quân số ít, lại phải điều sang Trung Quốc tham chiến, chỉ huy Charles Rigault de Genouilly ốm đau quá, xin nghỉ. Chính phủ Pháp khuyên liên quân nên bỏ hay đánh là tùy.
Chỉ huy Page lên thay, Page là viên tướng nóng nảy, không được lòng binh lính, Page mới đến Đà Nẵng đã ra lệnh quân Pháp oánh một trận cực mạnh để chiếm Huế, nhưng thời tiết khắc nghiệt, chả thu được gì. Sài Gòn thì chỉ còn 1 đại đội đóng giữ, Page hoảng quá xin đàm phán, chỉ có một điều kiện duy nhất là xin tự do truyền đạo, Page cho ngừng bắn 45 ngày để đàm phán, triều đình Huế sau khi củng cố các pháo đài, chiến lũy xong bèn bác bỏ hết. Ức chế quá, Page chơi tất tay một ván, cùng lúc, quân Pháp thắng to ở Trung Quốc, đem thêm viện binh sang, thế là triều đình Huế càng thua to.