Cầu Thê Húc, năm.1975.
Các nữ sinh Thái Bình tập bắn súng, súng này có lẽ là loại súng thể thao chứ không phải là súng quân dụng, 1975.
Khẩu này là súng thể thao TOZ8 của Liên Xô cụ ạ.Súng nào chả là súng ?!
Quan trọng là to hay nhỏ cầm có ........... "chắc tay" lúc .......... bóp cò không nhất là ở tư thế nằm sấp dư lày?
BTW, đúng là làm màu chụp ảnh!
Nằm và cầm súng tư thế này, nếu là súng thật mà bóp, khéo có ngày không dập "dú", cũng sưng vai vì súng "luôn giật" ngược lúc ra ............ đạn.
Hai súng, ba cô, nằm lẫn ngồi. Nếu thêm một nữa, hẳn tròn đôiNgười xem kẻ bắn thật rôm rảLên đạn, thót tim, ắt hẳn rồi.
Súng liên xô?Khẩu này là súng thể thao TOZ8 của Liên Xô cụ ạ.
Khả năng nó là súng trường thể thao toz8 do Liên Xô chế tạo cụ ạ.Các nữ sinh Thái Bình tập bắn súng, súng này có lẽ là loại súng thể thao chứ không phải là súng quân dụng, 1975.
Đúng là loại súng ấy cụ ạ.Khả năng nó là súng trường thể thao toz8 do Liên Xô chế tạo cụ ạ.
Bên cạnh có con tàu buộc dây to vãiCảng Hải Phòng, năm.1975, các tàu hàng Liên Xô.
Tất nhiên là lúc đó, Vn chỉ làm bạn với các nước XHCN, cảng Hải Phòng là cảng chính ở miền Bắc, tại đây, các tệ nạn xã hội cũng xảy ra ác liệt.
Hồi đó trụ sở Vosco ở đường Cù Chính Lan cụ à. Năm 1986 cty chuyển đi xuống Lạch Tray (khúc dưới đó hồi đó gọi là đường Trần Quốc Toản) các cụ bán hàng nước trước cửa cty buồn mãi vì thủy thủ lên cty chờ gặp lãnh đạo phòng ban toàn ngồi uống nước chè nhưng chi tiền rất thoáng.Đúng ạ. Sau ngày thống nhất, Hải Phòng nhà em phải nói là nơi dẫn đầu các trend đồ dùng, thời trang, quần chúng ăn chơi sành điệu và cũng nhiều tệ nạn hàng đầu. Bởi kênh thông thương và tiếp nhận hàng hoá, vật phẩm nước ngoài lớn nhất nhanh nhất nhiều nhất tiện nhất thời điểm đó là cảng và đội ngũ thuỷ thủ. Có hai thứ mà đến giờ em vẫn nhớ. Một là thuật ngữ đi Vút cô (chỉ các thuỷ thủ, thợ máy của công ty vận tải biển Vosco trụ sở trên đường Lạch Tray - như anh Ý trong Sóng ở đáy sông) đồng nghĩa với rất giàu. Hai là bánh Katka của CLB Thuỷ thủ ăn cứ gọi là thơm phức, bở tơi trong miệng. Tivi màu “đa hệ”, xe máy, xe đạp mini Nhật, cát xét, đầu băng, nồi cơm điện… đến Hải Phòng là bạt ngàn. Nhờ có cảng nên tính cách người Hải Phòng vừa hào sảng vừa ngang tàng cũng cứng đầu, dễ tiếp thu cái mới cả xấu lẫn tốt, giống như dân nhiều thành phố cảng khác như Marseille, Barcelona hay Thượng Hải. Thế nên các ổ tội phạm mới nhan nhản, giúp thuật ngữ Giang hồ đất Cảng thành câu cửa miệng.
Đến khi kinh tế mở cửa, hàng hoá chính ngạch tràn vào nhiều hoặc đi đường hàng không, Hải Phòng mới mất dần vị thế. Mấy năm rồi thu ngân sách tốt, bác Thành xây sửa cầu cống đường sá, miễn học phí cho các cháu phổ thông, quà cáp Tết nhất biếu các gia đình chính sách đầy đặn nên bà con vui. Thế mà bác lại lên Chính Phủ rồi mất sớm. Rồi ra không biết Thành phố em sẽ thế nào tiếp.
Hồi em bé có câu chuyện ở quê em. 1 bác mang khẩu này bắn con bói cá . Chim thì trượt nhưng đạn nảy thia lia trên mặt ao làm 1 cụ bà giặt chiếu ở bờ xa đối diện trúng đạn.Đúng là loại súng ấy cụ ạ.
Cạnh trái có chiếc UAZ 469. Năm 75 liệu có mẫu xe này về VN chưa nhỉ? Hay đây là loạt đầu được Liên Xô viện trợ.Cảng Hải Phòng, năm.1975, các tàu hàng Liên Xô.
Tất nhiên là lúc đó, Vn chỉ làm bạn với các nước XHCN, cảng Hải Phòng là cảng chính ở miền Bắc, tại đây, các tệ nạn xã hội cũng xảy ra ác liệt.
469 có từ lâu mà cụ, hình như viện trợ, lúc đó dành cho sĩ quan và cán bộ cấp cao.Cạnh trái có chiếc UAZ 469. Năm 75 liệu có mẫu xe này về VN chưa nhỉ? Hay đây là loạt đầu được Liên Xô viện trợ.
UAZ 469 được giới thiệu lần đầu năm 71, bắt đầu sản xuất hàng loạt năm 72. Như vậy là gần như được viện trợ ngay cho Việt Nam cụ ạ.469 có từ lâu mà cụ, hình như viện trợ, lúc đó dành cho sĩ quan và cán bộ cấp cao.