[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,179
Động cơ
548,353 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Yên Bái, 1920s.
Doanh trại quân đội.

1000004765-colorized.jpg
Doanh trại ở Yên Bái lớn ghê, em thấy ở các tỉnh khác quy mô nhỏ hơn nhiều. Doanh trại lớn nhất nếu em nhớ không nhầm thì trong tài liệu nào đó ghi là ở Đáp Cầu thì phải :)
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bắc Ninh, 1920s.
Một lớp học đan dành cho các cụ nữ.
Lúc này, chính quyền Pháp khuyến khích phát triển công nghiệp, mở rộng các làng nghề truyền thống và dạy hướng nghiệp ngay ở cấp tiểu học. Vừa dễ kiếm sống lại giữ được nghề truyền thống.
Các cụ lý trưởng, chánh tổng phải trực tiếp đôn đốc, kiểm tra.

1000004773-colorized.jpg
Ảnh này AI tô màu hơi quá đà, các cụ xưa mà nhuộm tóc nâu hết như ngày nay :D
Em nghĩ tay cha đẻ của AI này nó gốc Bắc Âu nên mặc định tóc trẻ con nó cho màu nâu
Bỏ qua màu tóc thì các cụ có thấy các cụ gái này đều rất xinh không? Tôi nghĩ đây là bức ảnh biểu diễn chứ bình thường thời xưa không lấy đâu ra nhiều gái xinh 1 lúc thế này.
 

acquyphuthinh

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-732427
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
540
Động cơ
576,173 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Otofun quá nhiều chủ đề hay. Rời khỏi facebook, tiktok để quay lại otofun và theo dõi những chủ đề như thế này, em cảm thấy đầu óc rất thư thái, sống chậm lại hơn một chút, nghiền ngẫm từng bức ảnh và đọc từng bình luận của các cụ.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Bỏ qua màu tóc thì các cụ có thấy các cụ gái này đều rất xinh không? Tôi nghĩ đây là bức ảnh biểu diễn chứ bình thường thời xưa không lấy đâu ra nhiều gái xinh 1 lúc thế này.
Phim ảnh ngày xưa nó quý, chụp 1 tấm là khối tiền nên chắc là họ có sắp đặt cụ ợ. Không như bây giờ chỉ cái điện thoại con con mà bấm cả nghìn bức ảnh, không thích thì xóa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Doanh trại ở Yên Bái lớn ghê, em thấy ở các tỉnh khác quy mô nhỏ hơn nhiều. Doanh trại lớn nhất nếu em nhớ không nhầm thì trong tài liệu nào đó ghi là ở Đáp Cầu thì phải :)
Doanh trại này lớn mà cụ, cho nên cụ Nguyễn Thái Học có chút sai lầm khi tấn công vào đây, quân Pháp ở đây toàn lính tinh nhuệ.
Đây là căn cứ lớn của Pháp để tập trung quân, sau đó phân bố lên Lào Cai, ven Phú Thọ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh này AI tô màu hơi quá đà, các cụ xưa mà nhuộm tóc nâu hết như ngày nay :D
Ảnh này do ánh sáng, ảnh gốc sáng nhiều nên tóc hắt sáng làm Al nó nghĩ là tóc vàng cụ ạ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vào khoảng năm.1956-1959, các cụ nho học uyên thâm thuộc ban Văn Sử Địa miền Bắc, như cụ Hoa Bằng, Nguyễn Trọng Giáp...có ra ấn phẩm Văn Sử Địa...nội dung cũng rất hay, các cụ có sự nghiên cứu rất cẩn thận tư liệu.
Trong đó, loạt bài về quân Cờ Đen, dù đã ít nhiều cũng có việc phải ca ngợi, thì những tội ác của chúng cũng được các cụ viết lại thông qua lời kể của những nhân chứng trực tiếp, và, lúc đó họ còn sống.
Câu thành ngữ: " quân uống máu người không tanh" là dân ta gọi quân Cờ Đen, vì chúng ăn thịt người.
Đích thân cụ đầu bếp cho chúng kể:
- khi còn đóng quân ở Phủ Hoài, một buổi kia 5,6 tên lính Cờ Đen uống rượu, rượu vào mà hết đồ nhắm, chúng bèn đứng dậy xách đao ra đi, bất ngờ chúng gặp một người đánh dậm, mắt toét, nhưng trông da dẻ lại hồng hào, béo trắng, thế là chúng xông đến dùng đao chém chết, rồi mổ bụng moi tim gan và nội tạng đem về bắt cụ đầu bếp nấu cho chúng nó uống rượu.
Và còn nhiều chuyện rùng rợn hơn, để em.post dần.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,969
Động cơ
247,949 Mã lực
Với văn hóa Việt Nam mình thì phận tôi đòi chuyện phục dịch là bình thường thôi mà cụ.

Ngay trong thế kỷ 21 này thì cũng vậy thôi, có điều hình ảnh nó có vẻ cao cấp hơn 100 năm trước.
Em lấy ví dụ có thật nhé. Một lãnh đạo nhớn của địa phương, nửa đêm gọi điện cho giám đốc bệnh viện ở địa phương đó nói là bà cụ thân sinh khó ở đề nghị cho anh em chuyên môn đến xem giúp. Giám đốc ngay lập tức điện cho kíp trực lên xe cấp cứu của cơ quan phi đến nhà lãnh đạo để xử lý. Đồng thời ảnh vẫn "không yên tâm" cũng mặc quần áo phi đến tư gia nhà lãnh đạo. Ngồi bên giường bà cụ nặn chân tay cho cụ đồng thời quát tháo chỉ đạo kíp BS, Y tá dù ảnh là Dược sỹ, chả biết ếch gì về cấp cứu.

Trong trường hợp đó bà cụ có nôn ói hay ị ra giường em dám chắc 100% đồng chí GĐ bệnh viện cũng chạy đi lấy bô, chậu nếu như nhà đồng chí lãnh đạo kia chỉ có 2 vợ chồng đồng chí ấy ở nhà.
Thú thực chuyện đại loại thế này thì em có nghe kể, không được chứng kiến, và vài ông bưng bô đó giờ đã trở thành lãnh đạo cấp bộ ngành!
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,969
Động cơ
247,949 Mã lực
Vào khoảng năm.1956-1959, các cụ nho học uyên thâm thuộc ban Văn Sử Địa miền Bắc, như cụ Hoa Bằng, Nguyễn Trọng Giáp...có ra ấn phẩm Văn Sử Địa...nội dung cũng rất hay, các cụ có sự nghiên cứu rất cẩn thận tư liệu.
Trong đó, loạt bài về quân Cờ Đen, dù đã ít nhiều cũng có việc phải ca ngợi, thì những tội ác của chúng cũng được các cụ viết lại thông qua lời kể của những nhân chứng trực tiếp, và, lúc đó họ còn sống.
Câu thành ngữ: " quân uống máu người không tanh" là dân ta gọi quân Cờ Đen, vì chúng ăn thịt người.
Đích thân cụ đầu bếp cho chúng kể:
- khi còn đóng quân ở Phủ Hoài, một buổi kia 5,6 tên lính Cờ Đen uống rượu, rượu vào mà hết đồ nhắm, chúng bèn đứng dậy xách đao ra đi, bất ngờ chúng gặp một người đánh dậm, mắt toét, nhưng trông da dẻ lại hồng hào, béo trắng, thế là chúng xông đến dùng đao chém chết, rồi mổ bụng moi tim gan và nội tạng đem về bắt cụ đầu bếp nấu cho chúng nó uống rượu.
Và còn nhiều chuyện rùng rợn hơn, để em.post dần.
Nghe như thời hồng hoang mọi rợ, kinh quá
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
3 cụ phụ nữ ở Phả Lại, 1900.
Một cụ bà bế con ,.một cụ bé trai không rõ con cụ nào, cụ để tóc trái đào.
Hàng rào râm bụt và những cây xoan, là đặc trưng của làng quê xưa. Tháng 2 mùa hoa xoan, bọ chó ác liệt.
Quả xoan non làm " đạn" bắn súng phốc rất mạnh, quả xoan chặt đôi, nét vào ống phóng súng phốc, bắn đau ra trò.
Ảnh của nhiếp ảnh gia Mr Lacombe [ ?- 1911]

1695628319667.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
3 cụ phụ nữ ở Phả Lại, 1900.
Một cụ bà bế con ,.một cụ bé trai không rõ con cụ nào, cụ để tóc trái đào.
Hàng rào râm bụt và những cây xoan, là đặc trưng của làng quê xưa. Tháng 2 mùa hoa xoan, bọ chó ác liệt.
Quả xoan non làm " đạn" bắn súng phốc rất mạnh, quả xoan chặt đôi, nét vào ống phóng súng phốc, bắn đau ra trò.
Ảnh của nhiếp ảnh gia Mr Lacombe [ ?- 1911]

1695628319667.jpg
Nét thật.
Tổ sư cái anh Ây-Ai tài quá. Tài đến thế là cùng.:D:D:D
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,197 Mã lực
Nghe cụ tả đã thấy khiếp. Cung nữ vs thái giám ngửi chán chê xong còn phải lau mít cho quan vua. Ám ảnh
Để vào phục vụ vua, các thái giám phải hy sinh cả "bộ ấm chén" thì mấy vụ này nhằm nhò gì... Em e là các thái giám còn phải trực tiếp dùng tay rửa "mít" và lau chùi "mít" cho vua cho sạch ấy chứ...

Mấy cái vụ này chắc cũng ko có sách vở nào ghi lại, có khi nguời đời sau suy đoán mà thôi...

Em nhớ bộ phim "Đêm hội Long trì", có đoạn một thái phi vào phục vụ Trịnh Sâm, sau khi tắm bằng nuớc thơm thì cứ đc Thái giám dẫn vào trong tình trạng nồng nỗng, ko mảnh vải che thân... Chắc các nhà làm phim cũng suy đoán ra thôi chứ chả rõ quy định và thực tế thời đó nó là thế nào...
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp đền Vạn Kiếp, năm 1910.
Đền Vạn Kiếp thờ cụ Trần Hưng Đạo, được xây dựng khoảng thế kỷ 14, vì lúc cụ còn sống, sứ giả nhà Nguyên là Trần Cương Trung có đến đây là mô tả trong cuốn An Nam tức sự, em có bản dịch trên OF, các cụ đọc thêm sẽ rõ.

Thơ rằng

Tự hiệu Thiên Linh lậu, 寺號千齡陋
Châu danh Vạn Kiếp ngu. 州名萬劫愚

Nghĩa là:

Chùa mà lấy tên là Thiên Linh [ nghìn năm tuổi] thì thật nông cạn,
[ Vùng đất] mà đặt tên là Vạn Kiếp thì thật là ngu đần.

[ Triều đình nhà Trần] bố trí cho sứ giả nghỉ tại phủ của Thái sư [ có lẽ là phủ của cụ Trần Quang Khải], bên trái phủ có một ngôi chùa nhỏ [ nguyên văn là tiểu sát 小剎, Dịch âm tiếng Phạn "kṣaṇa", gọi tắt là “Sát”. Như: Người tu được một phép, dựng cái phan để nêu cho kẻ xa biết gọi là sát can 剎干. Cũng chỉ cây cột dựng thẳng trước một Phật điện, cho biết đây là một tự viện hay một ngôi chùa. Khoảng thời gian rất ngắn trong quan niệm hay ý nghĩ theo Phật giáo thì gọi là “Sát na” 剎那] tên gọi là “Thiên Khải Thiên Linh Tự” 天啟千齡寺. Trước chùa có tấm bia, trên bia ghi rõ là xây dựng vào năm Nhâm Thìn niên hiệu Kiến Trung 建中 thứ 8 [ 1232 đời vua Trần Thái Tông], đây là tấm bia do ông tổ của Tù trưởng [ vua Trần] tiếm hiệu truy tặng cho người mẹ là Lý thị để cầu phúc ở chốn Âm Phủ, Lý thị [ có] ngụy thụy là “Từ Thuận Thái hậu 慈順太后” vốn là con gái của [ Lý] Long Hàn龍翰 [sử ta gọi là Lý Long Cán, tức vua Lý Cao Tông]. (Các từ như “tiếm” “ngụy” đều là cách gọi của sứ thần nhà Nguyên với những nhân vật nổi tiếng nước ta, dưới mắt tác giả vốn luôn mang tư tưởng Thiên triều, tuy nhiên, đây là bản dịch, nên người dịch xin phép giữ lại nguyên văn)
[Ngụy] Hưng Đạo Vương 偽興道王 là Trần Tuấn 陳峻 giữ phủ Vạn Kiếp 萬劫府, cũng tức là [ đất] Lãng Châu 浪州 đời nhà Đường 唐, trong miền đất Lãng Tây 浪西 mà trước kia Mã Viện馬援 từng đóng binh, nơi đây là chỗ xa xôi nhưng là quân cảng trọng yếu cả về quân sự và địa lý. Vì từ trước đến nay dân chúng rất sùng đạo Phật, nên [ Trần Quốc Tuấn] mới đặt tên [ phủ] là Vạn Kiếp.

1695621197153.jpg
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,969
Động cơ
247,949 Mã lực
Ảnh chụp đền Vạn Kiếp, năm 1910.
Đền Vạn Kiếp thờ cụ Trần Hưng Đạo, được xây dựng khoảng thế kỷ 14, vì lúc cụ còn sống, sứ giả nhà Nguyên là Trần Cương Trung có đến đây là mô tả trong cuốn An Nam tức sự, em có bản dịch trên OF, các cụ đọc thêm sẽ rõ.

Thơ rằng

Tự hiệu Thiên Linh lậu, 寺號千齡陋
Châu danh Vạn Kiếp ngu. 州名萬劫愚

Nghĩa là:

Chùa mà lấy tên là Thiên Linh [ nghìn năm tuổi] thì thật nông cạn,
[ Vùng đất] mà đặt tên là Vạn Kiếp thì thật là ngu đần.

[ Triều đình nhà Trần] bố trí cho sứ giả nghỉ tại phủ của Thái sư [ có lẽ là phủ của cụ Trần Quang Khải], bên trái phủ có một ngôi chùa nhỏ [ nguyên văn là tiểu sát 小剎, Dịch âm tiếng Phạn "kṣaṇa", gọi tắt là “Sát”. Như: Người tu được một phép, dựng cái phan để nêu cho kẻ xa biết gọi là sát can 剎干. Cũng chỉ cây cột dựng thẳng trước một Phật điện, cho biết đây là một tự viện hay một ngôi chùa. Khoảng thời gian rất ngắn trong quan niệm hay ý nghĩ theo Phật giáo thì gọi là “Sát na” 剎那] tên gọi là “Thiên Khải Thiên Linh Tự” 天啟千齡寺. Trước chùa có tấm bia, trên bia ghi rõ là xây dựng vào năm Nhâm Thìn niên hiệu Kiến Trung 建中 thứ 8 [ 1232 đời vua Trần Thái Tông], đây là tấm bia do ông tổ của Tù trưởng [ vua Trần] tiếm hiệu truy tặng cho người mẹ là Lý thị để cầu phúc ở chốn Âm Phủ, Lý thị [ có] ngụy thụy là “Từ Thuận Thái hậu 慈順太后” vốn là con gái của [ Lý] Long Hàn龍翰 [sử ta gọi là Lý Long Cán, tức vua Lý Cao Tông]. (Các từ như “tiếm” “ngụy” đều là cách gọi của sứ thần nhà Nguyên với những nhân vật nổi tiếng nước ta, dưới mắt tác giả vốn luôn mang tư tưởng Thiên triều, tuy nhiên, đây là bản dịch, nên người dịch xin phép giữ lại nguyên văn)
[Ngụy] Hưng Đạo Vương 偽興道王 là Trần Tuấn 陳峻 giữ phủ Vạn Kiếp 萬劫府, cũng tức là [ đất] Lãng Châu 浪州 đời nhà Đường 唐, trong miền đất Lãng Tây 浪西 mà trước kia Mã Viện馬援 từng đóng binh, nơi đây là chỗ xa xôi nhưng là quân cảng trọng yếu cả về quân sự và địa lý. Vì từ trước đến nay dân chúng rất sùng đạo Phật, nên [ Trần Quốc Tuấn] mới đặt tên [ phủ] là Vạn Kiếp.

1695621197153.jpg
Đền này giờ ở đâu hả cụ? Em google thì thấy báo tận Đắc lắc
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
4 cụ Cai tổng ở Phả Lại, 1900.
Cai tổng là chức danh người đứng đầu một tổng, đơn vị hành chính dưới cấp huyện, gồm một số xã.
Chánh tổng có từ thời nhà Lê, dưới triều đại Tây Sơn được lập lại, nhưng lại bị bãi bỏ dưới thời Gia Long. Đến thời Minh Mạng, đơn vị hành chính cấp tổng được thành lập lại và đặt lại chức danh chánh tổng.
Chánh tổng là viên quan thuộc cấp huyện, giữ vai trò trung gian giữa cấp huyện và cấp xã, có trách nhiệm truyền những mệnh lệnh của chính quyền cấp trên xuống cấp xã trong phạm vi một tổng và giám sát việc thực hiện những mệnh lệnh đó.
Thời kỳ Pháp thuộc, chánh tổng và phó tổng được xếp trong ngạch nhân viên hành chính, được hưởng lương và xếp hạng bậc.
Trước năm 1887, chánh tổng và phó tổng do chính quyền thuộc địa lựa chọn, chỉ định. Sau năm 1887, chánh tổng được tuyển chọn thông qua thi tuyển.
Từ năm 1908, chánh tổng được tuyển lựa thông qua bầu cử mà cử tri là những người thuộc các thành phần có chức quyền, có tài sản, có bằng cấp và thống đốc là người có quyền quyết định cuối cùng trong việc tuyển chọn, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, chánh tổng được tuyển lựa qua bầu cử và là người thay mặt cho tổng về mặt hành chính và pháp lý để giao thiệp với cấp trên.

1000004793-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Không ảnh đền Kiếp Bạc, năm 1932.

1695627652917.jpg
 

The Avenue

Xe tăng
Biển số
OF-156393
Ngày cấp bằng
12/9/12
Số km
1,089
Động cơ
229,461 Mã lực
Nhìn hình này thì em nhận ra cụ Tam Nguyên rồi nhưng kỳ thì này hình như là thì Đình (1871) tại Huế phải ko cụ nhỉ? Cụ có thể cho em xin file chất lượng cao của ảnh này được ko ạ, em chỉ sử dụng trong nhà thôi ạ. Cảm ơn cụ
Có phải cụ Nguyễn Khuyến quần trắng đang ngồi ở góc 4h trong ảnh phải ko cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top