Ngoại thành Sơn Tây, sau trận chiến ác liệt giữa quân Pháp và quân Cờ Đen, ngày 16 tháng 12 năm 1883.
Trận đánh thành Sơn Tây là trận chiến quy mô nhất giữa quân Pháp và quân Cờ Đen. Trận này Pháp thiệt hại nặng nhất với hơn 100 lính chết, 200 bị thương.
Sau Hòa Ước Quý Mùi 1883, nhà Nguyễn buộc phải triệt thoái quân đội, lúc này, nhà Nguyễn đã buông xuôi để giữ ngai vàng. Để miền Bắc lại cho quân Cờ Đen, quân Thanh. Bọn chúng đóng quân khắp nơi, ngang nhiên thu thuế, lập chợ buôn bán, khai thác gỗ,chặt sạch sẽ rừng rậm gỗ quý, quân Cờ Đen đóng từ Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa, Vĩnh Yên, Phúc Yên. Quân nhà Thanh đóng ở Bắc Ninh, khống chế vùng Đông Bắc. Chúng chia miền Bắc nước ta làm vùng là Bắc Kỳ gạo và Bắc Kỳ mỏ, định chiếm đóng lâu dài.
Pháp chậm chân mất, rất uất ức, nhưng vừa thua trận Cầu Giấy, nên còn ngại quân Thanh, Cờ Đen.
Nhưng lúc này, chính phủ Pháp đã quyết tâm hơn, điều thêm quân sang miền Bắc lên 6.000, đồng thời cũng được sự hứa hẹn giúp đỡ của Anh, Nga, Nhật, Ý, Mỹ ...nếu TQ còn làm găng.
Trận thành Sơn Tây chỉ là cuộc chiến giữa quân Cờ Đen và quân Pháp, triều đình Huế không tham gia.
Trận này Pháp thể hiện khả năng tác chiến tốt khi đánh nghi binh một mặt thành, tấn công mặt kia, đồng thời, sức mạnh pháo binh cũng áp đảo.
Quân Cờ Đen thảm hại, với hơn 1.000 quân bị giết.
Sau trận này, Pháp và nhà Thanh đã đàm phán để quân Thanh rút về nước.