Chi tiết một pháo đài của quân Tàu trấn giữ con đường đi đến Bắc Ninh, 1884-1885.
Cám ơn cụ . Em giờ mới biết đoạn này của ls. Không nghĩ bọn cờ đen + Thanh từng hoành hoành gớm vậy..cũng ko biết đoạn nhà Nguyễn bỏ kệ miền bắc cho chúng .Ngoại thành Sơn Tây, sau trận chiến ác liệt giữa quân Pháp và quân Cờ Đen, ngày 16 tháng 12 năm 1883.
Trận đánh thành Sơn Tây là trận chiến quy mô nhất giữa quân Pháp và quân Cờ Đen. Trận này Pháp thiệt hại nặng nhất với hơn 100 lính chết, 200 bị thương.
Sau Hòa Ước Quý Mùi 1883, nhà Nguyễn buộc phải triệt thoái quân đội, lúc này, nhà Nguyễn đã buông xuôi để giữ ngai vàng. Để miền Bắc lại cho quân Cờ Đen, quân Thanh. Bọn chúng đóng quân khắp nơi, ngang nhiên thu thuế, lập chợ buôn bán, khai thác gỗ,chặt sạch sẽ rừng rậm gỗ quý, quân Cờ Đen đóng từ Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa, Vĩnh Yên, Phúc Yên. Quân nhà Thanh đóng ở Bắc Ninh, khống chế vùng Đông Bắc. Chúng chia miền Bắc nước ta làm vùng là Bắc Kỳ gạo và Bắc Kỳ mỏ, định chiếm đóng lâu dài.
Pháp chậm chân mất, rất uất ức, nhưng vừa thua trận Cầu Giấy, nên còn ngại quân Thanh, Cờ Đen.
Nhưng lúc này, chính phủ Pháp đã quyết tâm hơn, điều thêm quân sang miền Bắc lên 6.000, đồng thời cũng được sự hứa hẹn giúp đỡ của Anh, Nga, Nhật, Ý, Mỹ ...nếu TQ còn làm găng.
Trận thành Sơn Tây chỉ là cuộc chiến giữa quân Cờ Đen và quân Pháp, triều đình Huế không tham gia.
Trận này Pháp thể hiện khả năng tác chiến tốt khi đánh nghi binh một mặt thành, tấn công mặt kia, đồng thời, sức mạnh pháo binh cũng áp đảo.
Quân Cờ Đen thảm hại, với hơn 1.000 quân bị giết.
Sau trận này, Pháp và nhà Thanh đã đàm phán để quân Thanh rút về nước.
Thì chính vua Tự Đức cầu viện nhà Thanh, đầu tiên là xin nhà Thanh đem quân sang dẹp các nhóm cướp, các nhóm Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng...Cám ơn cụ . Em giờ mới biết đoạn này của ls. Không nghĩ bọn cờ đen + Thanh từng hoành hoành gớm vậy..cũng ko biết đoạn nhà Nguyễn bỏ kệ miền bắc cho chúng .
1899 – Thành Bắc Ninh nhìn từ tháp canh của thành. Ảnh: M. CorpiThành Bắc Ninh nhìn từ tháp canh, khoảng năm 1899?
Cảm ơn bác đã bổ sung.1899 – Thành Bắc Ninh nhìn từ tháp canh của thành. Ảnh: M. Corpi
Cổng Thành Bắc Ninh năm 1895Góc chụp khác của thành Bắc Ninh.
Quan xưa gầy guộc quá cụ nhỉ. Mà cụ có thay giày cho quan không , em nhìn như quan đi giày đế kếp ấy.Một ông quan Phủ mặc thường phục vẫn có nét thời Lê [áo giao lĩnh cổ chéo + bổ tử trước ngực] chứ không phải triều phục [áo bào cổ tròn + bổ tử].
Bổ tử là miếng vải vuông thêu trước ngực, tùy từng phẩm cấp của quan văn hay võ, cao hay thấp mà có màu sắc, các con vật khác nhau.
Viên quan phủ này hàm Ngũ Phẩm, nên bổ tử là Vân Nhạn trắng.
Quân Cờ Đen thiện chiến hơn quân triều đình, nên triều đình cho tiền để quân Cờ Đen đánh PhápCám ơn cụ . Em giờ mới biết đoạn này của ls. Không nghĩ bọn cờ đen + Thanh từng hoành hoành gớm vậy..cũng ko biết đoạn nhà Nguyễn bỏ kệ miền bắc cho chúng .
Loạn quá cụ nhể. Thế này thì nhiều mầm mống nhiễu loạn từ đây.Ảnh bà Hoàng thái hậu Nguyễn Hữu Thị Nhàn, chính thất của vua Đồng Khánh, con gái của ông Nguyễn Hữu Độ.
Xưa, các vua thường " được" các quan đại thần tiến cử con gái cho lấy vua, và, 99,99% vua không thể từ chối.
Thời Lê-Trịnh còn thảm hại hơn cho vua Lê, có khi chúa Trịnh đem một bà đã có mấy con mà gả cho vua Lê, vua cũng không dám chối.
Nhìn nhan sắc của bà Hoàng Thái hậu các cụ sẽ biết.
Quan đi giày chứ cụ, chất liệu vải bồi hoặc da, đế bằng da, chủ yếu vẫn bằng da cụ ạ.Quan xưa gầy guộc quá cụ nhỉ. Mà cụ có thay giày cho quan không , em nhìn như quan đi giày đế kếp ấy.
Em chợt có tò mò hỏi cụ : giày quan , tướng ngày xưa làm bằng chất liệu gì. Nhìn tranh vẽ giày các tướng trong truyện 3 Quốc hao hao như giày adidas..?
Quan võ có nhất thiết phải khỏe và giỏi võ . Hay thư sinh giỏi bày kế và tổ chức cũng có thể là quan võ ?
Cũng chưa hẳn là loạn, có khi có lợi nếu bố vợ vua làm quan to hoặc nắm quyền lực.Loạn quá cụ nhể. Thế này thì nhiều mầm mống nhiễu loạn từ đây.