Nhà máy giấy Việt Trì, 1920s.
Việt Trì khi đó tập trung nhiều nhà máy dọc Sông Hồng hơn là Vĩnh Phúc.
Việt Trì khi đó tập trung nhiều nhà máy dọc Sông Hồng hơn là Vĩnh Phúc.
Đa tạ cụ, ảnh phục dựng màu quá đẹpKhu lăng mộ Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải, 1890.
Ảnh chụp từ trong khuôn viên thái ấp của Hoàng Cao Khải và hướng ra ngoài. Góc phía trên, bên trái của bức ảnh chính là gò Đống Đa, có thể nhìn thấy toàn bộ miếu Trung Liệt trên gò một cách rất rõ nét và chi tiết.
Tiếc rằng hiện nay miếu Trung Liệt chỉ còn lại một phần cổng tam quan mà thôi.
Đa tạ cụ, ảnh phục dựng màu quá đẹp
Thực sự là thấy đáng tiếc cho cái lăng này, quãng những năm 79-80, e hay được cụ ông cho vào chỗ này, vì cụ có 1 ông bạn họa sĩ chuyên vẽ pano ap phich cho các rạp hát (Dân chủ, tháng 8, công nhân...), tên là Họa sỹ Tước
Hồi đó e có nghe chuyện người lớn nói loáng thoáng thấy bảo "cụ Hồ nói là giữ gìn cái lăng này" . Sau mới biết đúng là cụ Hồ không cho là tàn tích của chế độ cũ, mặc dù biết HCK là thân Pháp, đàn áp các cuộc khởi nghĩa ...abc.
Nhưng đại ý cụ Hồ cho rằng hoa văn họa tiết của cái lăng đó mang dáng dấp, hồn cốt của nghệ thuật, mỹ thuật VN chứ không phải là của HCK, nên có ra văn bản công nhận là di tích để bảo tồn (cái này đúng là tư duy tầm lãnh tụ)
Thực tế, sau đó thì dân tứ xứ vào lấn chiếm hết, những năm e được cụ ông cho vào chơi thì vẫn còn nhìn thấy cái cột như hình em gửi. Nhưng phía dưới chân cột không phải là bãi cỏ, mà là cái ao luôn, không thấy cả bậc đá, hay lan can đâu, chắc là tôn nền lên cao rồi.
Cụ ông chở em đạp xe men theo cái ao đó vào nhà ông họa sỹ Tước. Lúc ấy, xung quanh đã có nhiều nhà dân mái ngói, mái lá, đèn dầu, đèn điện dây tóc đỏ loe loét lộm nhộm hết cả
View attachment 8073771
e thắc mắc là sao Chu Ân Lai lại muốn thăm lăng mộ cụ HCK vậy cụ?Theo thớt cụ Ngao5 thì năm 1960, Ttg TQ C.A Lai khi đến HN có đến viếng thăm lăng HCK với tư cách cá nhân.
Họ Hoàng đa số sau này đổi họ, nhẹ thì đổi sang Huỳnh, không thì lấy tên đệm làm họ mới, thậm chí đổi hẳn sang 1 họ khác.
e thắc mắc là sao Chu Ân Lai lại muốn thăm lăng mộ cụ HCK vậy cụ?
Nhiều cái là bí ẩn lịch sử cụ ạ.
Như cụ Ban Ki Moon thì nhận rõ luôn:
Ông Ban Ki-moon nói đến quan hệ với Phan Huy Chú
Theo GS Phan Huy Lê, trong trao đổi, ông Ban Ki-moon nói là hậu duệ của họ Phan Huy, cụ thể hơn là hậu duệ của Phan Huy Chú.thanhnien.vn
Cụ Phan Thanh Giản thì cũng chưa biết thế nào đâu? Còn cụ lưỡng bộ Thượng thư Trịnh Hoài Đức xúi MM răm rắp học theo Tàu thì khá rõ đấy.
Dạ
Không bình luận về thật hư trong câu chuyện cụ thể này.
Dưng mờ ở ta, cái kiểu "ông ấy là người quê tau đấy" nó nặng nề quá,
Nên những câu chuyện kiểu này, mà lại còn do chính người của dòng tộc nói ra nữa thì nó cứ nhạt nhẽo và "quen thuộc" lắm ạ.
Những bức ảnh ở đây có lẽ được chụp bởi đa số là các tay máy được học tập bài bản, bởi dù là ảnh kiểu tư liệu, phóng sự nhưng bức ảnh nào cũng được bố cục rất cơ bản.
Biệt thự này đẹp hồi đó mà đã có phong cách khá hiện đại khác với hầu hết các biệt thự Pháp khácTam Đảo, thập niên 1920s.
Người dân nghỉ chân cạnh một biệt thự, biệt thự này nằm ở phía rìa ngoài, sau này còn lại cái tầng hầm như trong hình.
Cụ Đốc ơi .Biệt thự Toàn quyền Đông Dương, thập niên 1920s.
Đây là biệt thự của chính quyền, chứ không phải sở hữu của Toàn quyền, mà là nơi nghỉ ngơi và tiếp khách của những viên toàn quyền nói chung.
Cụ Đốc ơi, ý cụ là nói tấm hình này phải khôngCó chú thị vệ hầu cận đẹp trai và to cao, đc cụ KĐ quý, cho theo hầu suốt, kể cả sang Pháp, nên báo chí Pháp chụp ảnh cụ thị vệ cầm mũ vua, lại có báo nhầm là vua, khen sao đẹp trai khỏe mạnh thế.
Đúng rồi bác ạ, đúng cụ này.Cụ Đốc ơi, ý cụ là nói tấm hình này phải không
24-6-1922 – Tổng thống Pháp Millerand tiếp vua Khải Định tại Điện l’Elysée. Người cầm nón là Hoàng thân Nguyễn Phúc Ưng Tôn (1877-1935) con của hoàng thân Hồng Thiết, cháu nội ngài Tuy Lý vương Miên Trinh và cũng là cha của Thủ tướng Bửu Lộc. Ông Ưng Tôn sang Pháp cùng vua Khải Định và phiên dịch cho vua (thông tin của cháu nội cụ là Nguyễn Phúc Vĩnh Khánh)
Về vua Khải Định: nhiều người Việt Nam trước đây cho là Bảo Đại không phải là con Khải Định.... là con của một người khác ....rồi là con của một người Pháp
Thực tế, Khải Định lên ngôii vua năm 1914, lúc đó Bảo Đại đã được một tuổi rồi
Chứ không phải sợ không có con nối dõi mà phải này kía
Khải Định cực kỳ ham mê cờ bạc, thâu đêm suốt sáng, nên chuyện trai gái ông cũng cho là không quan trọng, chứ không phải ông ta thích đàn ông đâu
Vâng, em chú thích theo cá nhân, em sinh ra và lớn lên ở đó, nên thực tế, cũng không tránh khỏi có chỗ nhớ nhầm chút.Cụ Đốc ơi .
1. Hình trên là Biệt thự Gi-Gi của Toàn quyền Đông Duong bỏ tiền ra xây hay là Biệt thự công vụ?
2. Em thấy Nhà nghỉ Toàn quyền Đông Duong (Nhà công vụ) to, có lan can vây quanh, mà cụ chú thích lan can đó ở Cửa Gió?
cụ chỉ gửi hình ảnh? có còm gì không? mà bị thóa mạ, dọa dẫm kinh thế?Do là dân Công giáo, em có thể tiếp cận được với tài liệu gốc nếu nhà thờ giữ được, em cũng đọc được và tham khảo, tất nhiên là cũng chỉ lựa chọn một số nhà thờ nổi tiếng như Phát Diệm, Bùi Chu, nhà thờ chính tòa Thái Bình, nhà thờ Sơn Tây, Mằng Lăng...
Sau này khi đăng fb bị chửi kinh khủng, nhiều người vào chửi dân Công giáo, chửi cá nhân em,ib xin địa chỉ đến đánh.
Ảnh và bài viết chứ cụ, cũng chỉ nêu dữ liệu, thời điểm xây, những điều thú vị, lịch sử vắn tắt.... nhưng sau thấy nhiều nick vào bảo em ca ngợi và tuyên truyền cho Công giáo...cụ chỉ gửi hình ảnh? có còm gì không? mà bị thóa mạ, dọa dẫm kinh thế?
Sao lại có nhiều thể loại vô học và thô bỉ thế cụ nhỉ? Đúng là cái gì liên quan tới tôn giáo hay 9 chị đều rất phức tạp và mình nên cẩn trọng.Do là dân Công giáo, em có thể tiếp cận được với tài liệu gốc nếu nhà thờ giữ được, em cũng đọc được và tham khảo, tất nhiên là cũng chỉ lựa chọn một số nhà thờ nổi tiếng như Phát Diệm, Bùi Chu, nhà thờ chính tòa Thái Bình, nhà thờ Sơn Tây, Mằng Lăng...
Sau này khi đăng fb bị chửi kinh khủng, nhiều người vào chửi dân Công giáo, chửi cá nhân em,ib xin địa chỉ đến đánh.