Từ sau 1975, người Chăm được quan tâm nhiều hơn, nhà nước cũng khuyến khích phát triển văn hóa, bản sắc dân tộc, trùng tu di tích, tạo điều kiện để người Chăm giữ được văn hóa.
Nhưng, có lẽ họ sẽ không thể nào vươn lên vị trí cũ được nữa.
Mỗi lần trùng tu di tích đền đài, tháp Chăm Pa, họ đều đứng ngoài cuộc, họ không biết tí gì về kỹ thuật xây dựng, về bí quyết nung gạch sao cho cỏ không mọc, rêu không bám, sao cho không dùng vữa mà các mạch cứ phẳng khít. Vn lại phải mời chuyên gia Ấn Độ.
Các bia ký phát hiện mới hay cũ,đều phải mời các giáo sư Pháp mới đọc và giải nghĩa đc, đơn giản như việc giúp rập bia ký, ta cũng phải mời các nhân viên của bảo tàng hoàng gia Campuchia.
Sau em mới biết, là họ thuộc đẳng cấp Dalit, đẳng cấp này bị đứng bên lề xã hội Chăm Pa, cấm tiệt đến các khu đền miếu, tháp, cấm thậm chí ngồi gần tầng lớp trên, cấm ăn uống chung ...