Cái này là ngẫu nhiên thôi cụ, may ra thì tìm được, tìm được em up ngay mà.em đã xem đủ 32 trang gồm ảnh và comment nhưng chưa thấy tư liệu về quê hương mình (Phú Xuyên - HN), cụ chủ có tài liệu gì cho em xin ah!
Cái này là ngẫu nhiên thôi cụ, may ra thì tìm được, tìm được em up ngay mà.em đã xem đủ 32 trang gồm ảnh và comment nhưng chưa thấy tư liệu về quê hương mình (Phú Xuyên - HN), cụ chủ có tài liệu gì cho em xin ah!
Nói chung tôn giáo Chăm Pa cũng đa dạng, Bà La môn giáo, Phật giáo, Hồi giáo... Đủ cả.Vậy là họ theo đạo Bà la môn cụ nhỉ. Em chưa hiểu là đạo này truyền sang vùng đất này., hay là cả tộc người di cư đến nhỉ.
Chắc cụ Tố làm bài có nhiều chỗ phạm húy, phạm thượng nên toạchEm thấy là từ cử nhân hầu như đc bổ làm quan rồi, xưa thi em nhớ các trường lấy có độ 50 cử nhân/ khoá, 3 năm thi 1 lần, lấy đâu ra người đỗ đạt nhiều.
Cụ Ngô Tất Tố đỗ đầu tỉnh mà đi thi cũng toạch, ko có gì đảm bảo học giỏi thi đỗ cả, còn phụ thuộc số may nữa cụ ạ
Cái đó đúng mà cụ.Mình nghe nói Nhà Lê Nhà Nguyễn tiệt diệt tầng lớp trên đốt hết sách vở chỉ giữ lại Dalit, nên Chăm bây giờ không đại diện cho tri thức Champa.
Dạ, em sẽ "bám" thớt của cụ, hy vọng xem được vài tư liệu về quê hương mình. Em cám ơn cụ!Cái này là ngẫu nhiên thôi cụ, may ra thì tìm được, tìm được em up ngay mà.
Pháp còn giữ được bản cam kết của Gia Long cấp cho các sĩ quan Pháp, trong đó có các điểm sau [em cũng có ảnh]Tính ra Gia Long đâu phải nguồn cơn thực dân Pháp xâm lược ta đâu cụ nhỉ, thời Gia Long quan hệ với Pháp rất tốt. Sau này do Minh Mệnh và Tự Đức đàn áp giáo dân nên Pháp lấy cớ kéo quân sang, hơn nữa thời Tự Đức vũ khí chả có, có vài nghìn quân Pháp đổ bộ bằng Tàu hơi nước cũng lăn ra đầu hàng rồi, dân chúng đói khổ, ko ủng hộ nhà Nguyễn nữa, các cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyễn rất nhiều vào thời đó
Sau đó nhà Nguyễn càng ngày càng nát, may ra đc ông vua trẻ Hàm Nghi, còn đâu Khải Định, Bảo Đại thì nát
Tại sao ngày nay những kiến trúc chùa cổ đặc sắc của Việt Nam dần mất hết các cụ nhỉ, tất cả những chùa lớn mới xây hiện nay đều mang dáng dấp chùa Trung Quốc hơn là chùa của Việt NamĐẹp quá mà còn mỗi cổng, kể ra dựa vào bức ảnh kia là phục dựng lại đc hết đấy cụ nhỉ
Không rõ ý cụ các chùa lớn mới xây là chùa nào nhưng ở các chỗ kinh doanh tâm linh khi muốn xây cái gì đó to đẹp bề thế.. để hút khách thì họ thiết kế ào ào cho hoành tráng rồi cứ thế thi công thôi, ai còn để ý đến đường nét dáng dấp truyền thống nọ kia làm gì cho phiền phức .Tại sao ngày nay những kiến trúc chùa cổ đặc sắc của Việt Nam dần mất hết các cụ nhỉ, tất cả những chùa lớn mới xây hiện nay đều mang dáng dấp chùa Trung Quốc hơn là chùa của Việt Nam
Bức ảnh này em cảm giác như rất sống động.Bức hình Sài Gòn, năm 1867 của John Thomson, một nhiếp ảnh, nhà thám hiểm người Scotland.
Ông đã chụp nhiều bức ảnh rất hiếm về Sài Gòn lúc này, ảnh có độ phân giải rất cao.
Không phải đình, một cái chòi thôiĐây là đình làng Đông à bác Ngao???
Vĩnh Phúc, thập niên 1920s.
Ảnh chụp quê em, khi đó là tổng Miêu Duệ, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên.
Nay là Tam Đảo, Tam Dương, một phần Vĩnh Yên và Bình Xuyên.
Một cụ thiếu niên đang tát gầu sòng trên con mương, một cụ gánh lúa bằng đòn xóc, cánh đồng đang vào vụ gặt, cụ có thể tát cá hoặc tát nước làm mạ.
Dãy núi Tam Đảo phía xa xa mà cũng gần.
Thủ lĩnh nhóm quân Dinh Kong Buy [ ngồi] cùng với các thuộc hạ ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang, 1890.
Hiện chưa rõ thủ lĩnh này là ai.
Đây là quê em, cánh đồng làng em, và thậm chí cả cụ tá điền kia...
1920-1929 – tá điền Nguyễn Hữu Cung tát nước vào ruộng bằng gàu sòng ở Vĩnh Yên
Date : 1920-1929 – Concession Nguyen-hun-Cun [?]. Irrigation des rizières à l'aide de l'écope (Gâu Song).
Quan thì không phải bác ạ, ko mặc quan phục triều đình và quân lính cũng không.
Một tham khảo khác
1890 – viên quan huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang và tuỳ tùng
Viên quan này được che lọng
Một ngôi chùa của người Hoa tại đường phố chính của Lào Cai, tháng 4 năm 1906.
Thời điểm 1860, sau khi Thái Bình Thiên Quốc bị nhà Thanh oánh tan, các nhóm tàn quân chạy sang Việt Nam, chúng phân thành 3 nhóm chính là Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, Cờ Vàng của Hoàng Sùng Anh, và nhóm Cờ Trắng.
Chúng chiếm cứ các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh...
Chúng ngang nhiên thu phế , quản lý, đem dân cư sang sinh sống. Nhà Nguyễn bất lực.
Sau chúng quay sang oánh lẫn nhau.
Quân Cờ Đen có công đánh Pháp, nhưng chúng cũng cướp bóc, giết chóc nhân dân ta ác liệt, những vùng như Hương Canh, Miêu Duệ quê em dân có làng bị chúng cướp bóc đến nỗi phải bỏ làng đi.
Em dự cụ đó tên Đinh Công Bái . Nhưng tìm goole ko ra cụ ạ.Quan thì không phải bác ạ, ko mặc quan phục triều đình và quân lính cũng không.
Các cụ thợ Kim hoàn Hà Nội, 1930.
Các cụ ăn mặc rất tề chỉnh.