[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Tạm rời miền núi phía bắc, em chạy tít về phía nam làm tí ảnh về CÔN ĐẢO.

Côn Đảo (Côn Lôn) được Pháp đặt tên là quần đảo Poulo Condore. Dù vị trí gần với các miền tây Nam Bộ (như Sóc Trăng, Bạc Liêu) hơn nhưng do từ thời Pháp con đường thuận lợi đi đến Côn Đảo là đi tàu từ Vũng Tàu nên về hành chính Côn Đảo được ghép vào với Vũng Tàu. Đến ngày nay Côn Đảo vẫn thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Bản đồ Côn Đảo lập năm 1928-1929 bao gồm các thông tin về địa hình. Độ sâu của đáy biển. Quá chi tiết.

33996592308_4a8182df5a_k.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Vận chuyển hàng từ tàu lên đảo. Ảnh gốc độ phân giải thấp nên ây-ai chùa em dùng lên màu không được đẹp.
Ảnh chụp 1912.

6986aae3-df73-4148-a4b8-1cdfdaa2930e.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Côn Đảo thì quá nổi tiếng đối với Việt Nam chúng ta do gắn liền với lịch sử từ thời Nguyễn với những cuộc chạy trốn của Nguyễn Ánh khỏi sự truy đuổi của nhà Tây Sơn, đến các nhà tù của Pháp, Mỹ.
Dù ở khá xa đất liền, tuy nhiên lại gần hải lộ Á-Âu nên từ rất sớm Côn Đảo đã được nhắc đến và có những sự kiện lịch sử được ghi lại.

Trung tâm Côn Đảo nhìn từ phía cầu tàu. Cầu tàu này xây dựng năm 1873. Hiện nay được gọi là cầu tàu 914 (số này là con số ước lượng số người tù đã chết trong quá trình xây dựng, cải tạo cầu tàu). Hiện nay cầu tàu này ít sử dụng nhưng vẫn được giữ như một phần của di tích.
Hàng cây bàng ven biển khi này vẫn còn nhỏ. Bây giờ những cây còn sống phải 2-3 người ôm. Mặt tiền ngôi nhà trong ảnh bây giờ có 1 quán cà phê rất đẹp, em không nhớ tên.
e20ec274-94e5-4e0b-a019-2130102eec25.jpeg


Một góc chụp tương tự.
50718368296_563ee1d607_o (1).jpg


Một góc chụp khác toàn cảnh cầu cảng 914
2c62850a-7406-4ecd-b876-ab7334688f16.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Những người tù đang vận chuyển hàng trên cầu tàu. Thùng này có thể là dầu đốt hoặc rượu vang. Đảo chính của Côn Đảo khá lớn, có rừng núi và suối nên nguồn nước đủ cho nhu cầu thời đó nên không cần tiếp tế nước ngọt.

Hotpot.png


Về sau Pháp có làm thêm 1 đoạn đường sắt khổ nhỏ từ cầu cảng đi vào các công trình bên trong đảo.
Hotpot (1) (1).png


Hotpot (3).png
 
Chỉnh sửa cuối:

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,236
Động cơ
547,483 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Sản xuất nước mắm ở Ba Làng, Thanh Hóa, thập niên 1920s.
Ba Làng là gọi chung tên của 3 làng là: Quang Minh, Xuân Tiến, Thượng Hải thuộc xã Hải Thanh huyện Tĩnh Gia, là nơi “khai sinh” ra một loại đặc sản nức tiếng: Nước mắm Do Xuyên Ba Làng.
Cùng với 3 làng Quang Minh, Xuân Tiến và Thượng Hải là nơi tập trung các cơ sở và các hộ gia đình làm nước mắm; trên địa bàn xã Hải Thanh còn các làng Thanh Xuyên, Thanh Đông, Thanh Đình, Thanh Nam cũng có nhiều hộ làm nghề.
Xưa kia, các hộ làm nghề thường đi trẩy nước mắm bằng thuyền, dọc theo các cửa lạch ngược lên Nông Cống, Đông Sơn, Thiệu Hóa... hay theo sông Hồng ra tận Nam Định, Phú Thọ... Cũng nhờ vậy mà nước mắm Do Xuyên Ba Làng đã có tiếng khắp các vùng.
53359625009_cfbfb6c1bd_o-colorized.jpg
Cách đây 5 năm em đi biển Hải Hòa rồi thuê xe điện đi ra chỗ Ba Làng chơi, nước mắm và mắm tôm ở đây khá ngon. Dân ở đây theo Đạo Thiên Chúa nhiều thì phải vì em thấy nhiều nhà thờ, ven biển thì được bê tông hóa hết :)
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Một bãi biển ở Côn Đảo. Theo khung cảnh này có thể ảnh được chụp ở vị trí bây giờ là một khu resort rất sang trọng ở CĐ. Đó là Resort Six Sences. Trước đây bãi biển này có thể xuống tự do nhưng từ ngày có resort án ngữ nên chẳng còn xuống được nữa.
Đứng từ xa mà nhìn xuống bãi đá này cứ tưởng tượng khi thủy triều rút sẽ có nhiều hải sản mắc kẹt. Lội xuống mà bắt cũng được kha khá. Nhưng chả xuống được.

wm_Hsv.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Một con thuyền được kéo lên bờ. Nhìn con thuyền này nhớ đến chuyện cụ Tôn nhà mình ăn trộm thuyền để chốn khỏi đảo.
Với vị trí như Côn Đảo thì quả thực ai có ý định chốn khỏi đảo phải có quyết tâm cực kỳ to lớn. Hoặc cũng có thể đằng nào cũng chết thì thà chết trên biển còn hơn chết trong ngục tù.
50718449467_69b0099bc0_o (1).jpg


Cách đây mấy năm em có nhìn thấy xác một chiếc thuyền bị đắm đã lâu tại Hàng Dương nhìn khá ấn tượng. Hình dáng và kích cỡ cũng như con thuyền ảnh trên. Tất nhiên là không phải vì sau trăm năm không chắc đã còn dấu vết.
c2c9b5aa5285fbdba294.jpg


26cb11a2f68d5fd3069c.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Cầu tàu nhìn từ bờ. Ảnh chụp 1902
50251562161_76de1e476b_o (1).jpg


Nhà của tay Trưởng trại tù (Giám đốc trại)
50251751242_a4313afc6c_o (1).jpg


9241469240_4be7ed34e7_o (1).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Một ngôi nhà không biết công năng
50251753752_cbe0ab7c18_o (1).jpg


50251562136_ca9fc2083b_o (1).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Chở nước sạch cho người Pháp
5545842830_749fb592fe_o (1).jpg


Trong sân 1 khu giam giữ
50250912828_ac112075e2_o (1).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Chuyến thăm của phái đoàn Hội Chữ thập đỏ Quốc tế tới nhà tù Côn Đảo năm 1947. Thăm thì thăm thôi chứ chả giải quyết được gì. Sau WW2 các nước phe đồng minh là trùm thế giới nên chuyện họ làm gì chẳng việc gì phải e ngại với cộng đồng quốc tế.

V-P-INDO-N-00003-10_500 (1).JPG


af7ba0b6678cefca1cdd4da785054f4b (1).jpg


Ảnh chụp trong chuyến thăm của phái đoàn Hội Chữ thập đỏ Quốc tế tới nhà tù Côn Đảo năm 1947. Xe trâu bò kéo hàng trên đường rayở cầu cảng. Những cây bàng trồng trên đảo đã khá to.
b923d118-bdcb-4988-bbe3-b63413f7e8ae.jpeg


Ngoài dùng trâu bò kéo xe hàng, tại Côn Đảo còn còn sử dụng đầu máy hơi nước cỡ nhỏ để kéo hàng từ cầu cảng vào các nhà kho.
Hotpot.png


Ảnh chụp trong chuyến thăm của phái đoàn Hội Chữ thập đỏ Quốc tế tới nhà tù Côn Đảo năm 1947
31763c21-2cfa-4615-8cd3-1b656ecf8c16.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Con tàu vận tải Aviso Dumont D'Urville của Hải quân Pháp tại Côn Đảo năm 1950

c9a21c68-a77f-486f-bc7f-b83fa7c9f968.jpeg


6602ddbe-85c0-4889-b9ef-cca0d61db7db.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Những người tù xây dựng nhà năm 1931
af7563df-9379-4ead-a243-86d54dd9994a.jpeg


Tù nhân tưới rau
7530bf47-ca2f-4c44-bc2b-b2b29f0c68a0.jpeg
 

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
312
Động cơ
583,758 Mã lực
Côn Đảo thì quá nổi tiếng đối với Việt Nam chúng ta do gắn liền với lịch sử từ thời Nguyễn với những cuộc chạy trốn của Nguyễn Ánh khỏi sự truy đuổi của nhà Tây Sơn, đến các nhà tù của Pháp, Mỹ.
Dù ở khá xa đất liền, tuy nhiên lại gần hải lộ Á-Âu nên từ rất sớm Côn Đảo đã được nhắc đến và có những sự kiện lịch sử được ghi lại.

Trung tâm Côn Đảo nhìn từ phía cầu tàu. Cầu tàu này xây dựng năm 1873. Hiện nay được gọi là cầu tàu 914 (số này là con số ước lượng số người tù đã chết trong quá trình xây dựng, cải tạo cầu tàu). Hiện nay cầu tàu này ít sử dụng nhưng vẫn được giữ như một phần của di tích.
Hàng cây bàng ven biển khi này vẫn còn nhỏ. Bây giờ những cây còn sống phải 2-3 người ôm. Mặt tiền ngôi nhà trong ảnh bây giờ có 1 quán cà phê rất đẹp, em không nhớ tên.
e20ec274-94e5-4e0b-a019-2130102eec25.jpeg


Một góc chụp tương tự.
50718368296_563ee1d607_o (1).jpg

Quán cafe tên là Côn Sơn cụ ạ, trông thì nên thơ nhưng ban ngày ngồi ở đấy rất nóng. ;)

1701335094802.png
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Người dân bán chuối và dừa tại cổng nhà tù.
Hotpot.png


Một xóm nhỏ trên đảo. Có bức ảnh được chú thích là người Cam-bốt. Không rõ ngày đó còn có người gốc Khmer trên đảo không.
Hotpot (1).png
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,620
Động cơ
693,886 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cách đây 5 năm em đi biển Hải Hòa rồi thuê xe điện đi ra chỗ Ba Làng chơi, nước mắm và mắm tôm ở đây khá ngon. Dân ở đây theo Đạo Thiên Chúa nhiều thì phải vì em thấy nhiều nhà thờ, ven biển thì được bê tông hóa hết :)
Đúng rồi cụ, phong cảnh cũng rất đẹp nữa.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,568
Động cơ
130,001 Mã lực
Quán cafe tên là Côn Sơn cụ ạ, trông thì nên thơ nhưng ban ngày ngồi ở đấy rất nóng. ;)

View attachment 8230319
Cám ơn cụ. Em đi phượt đến Côn Đảo 2 lần đều ngồi ở quán này uống CF nhưng không nhớ tên. Em có thể nhớ đường đi, khung cảnh nhưng tên, đặc biệt là tên người rất kém.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,620
Động cơ
693,886 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Toàn cảnh thành phố Lạng Sơn, năm 1930. Ảnh nằm trong album của toàn quyền Đông Dương Pierre Marie Antoine Pasquier [1877-1934], người Việt quen gọi là Toàn quyền Bát Kê.

received_361897906357903-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,620
Động cơ
693,886 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phụ nữ và trẻ em người Tày [hoặc Nùng] ở Lũng Phầy, ảnh chụp năm 1915.
Lũng Phầy nay thuộc xã Chí Minh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Tại đây có đèo Bông Lau hay đèo Lũng Phầy là đèo trên quốc lộ 4A đoạn giữa hai huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn và Thạch An tỉnh Cao Bằng.Đèo Bông Lau thuộc vòng cung Đông Bắc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đèo cách thị trấn Đông Khê 13 km, cách thị trấn Thất Khê 12 km.
Lũng Phầy còn có địa danh Cổng Trời nổi tiếng, tiếp giáp giữa 2 tỉnh Cao Bằng-Lạng Sơn.
Tiếng Pháp:
Lung-Phai, Tonkin, Indochine des femmes et jeunes filles thaïlandaises [Tho].
Ảnh màu nguyên bản của Léon Busy, ảnh được scan từ phim màu nguyên bản nên có chất lượng rất cao.

FB_IMG_1701335170042.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,620
Động cơ
693,886 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một cụ đi nhủi cá, ảnh chụp khoảng 1914-1916. Cụ đi vào giữa trưa nắng, nhìn dáng cụ rất khỏe mạnh.
Dụng cụ này hình tam giác dùng xục xuống nước để bắt tôm cá? Quê em gọi là cái Nhủi
Không hiểu sao chú thích tiếng Pháp lại gọi là Vô??? [ có lẽ là cái Vó].
Tiếng Pháp:
Tonkin, Indochine un pêcheur à Vô [drague triangulaire].
Ảnh màu nguyên bản của Léon Busy, ảnh được scan từ phim màu gốc nên có chất lượng rất cao.
received_282651638095930.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top