Hà Nội, 1969, cửa hàng bán báo, bán báo mà người dân cũng xúm lại mua, tranh nhau mua báo.
Ảnh của nhà báo Pháp Marc Reboud.
Ảnh của nhà báo Pháp Marc Reboud.
Đến quãng năm 2000, những con đường nhỏ làm kiểu rải nhựa bán thâm nhập vẫn xếp đá bằng tay như thế này.Trên đường "Giam Lam" Hà Nội 1950. Em không rành về Hà Nội xưa. Không rõ Giam Lam/Giám Lâm gì đó là đường nào bây giờ.
Hình ảnh như là đang làm đường. Các cụ bà dùng tay nhặt/xếp đá rất thủ công.
Thưa cụ: Cầu Giấy và Ô Cầu Giấy khác nhauVâng, xưa nội thành vẫn chỉ loanh quanh ở trong 4 cửa ô ( Ô quan Chưởng, Ô Cầu dền, Ô Đống mác và Ô chợ dừa) thực ra HN có 5 cửa ô, 1 Ô nữa là ô Cầu Giấy thì mạn này xa quá so với các ô còn lại, nên dân gian vẫn coi nội thành là trong phạm vi 4 cửa ô.
Cụ ở đây vip quá. Cửa sổ chỗ cụ chụp xuống có phải cơ quan văn hoá gì của chính quyền à?Nhà cháu ở chỗ này, nơi tàu hàng ngày chạy qua 15' 1 lần:
Ác chiến đấy cụ. Thêm quả đầu băng nội địa nữa kìa. Chọn bộ những đồ mơ ước của đại đa số gia đình Việt Nam khi đó. Chắc nhà cụ này cũng có quả tủ lạnh nữa. Khả năng cao cụ chủ nhà có liên quan đến đi tây hoặc bãi vàng.Điển hình của cặp vợ chồng nhà giàu, lại còn nghiêm túc. Đài cát xét, Ti vi màu, Xe máy Simson. Nhà một trai, một gái .
Nhà cháu đứng ở sân nhà chụp xuống cụ ạ.Cụ ở đây vip quá. Cửa sổ chỗ cụ chụp xuống có phải cơ quan văn hoá gì của chính quyền à?
Vâng đúng vậy cụ ạ, cụ Ngao 5 đã có mấy post nêu lại điều này.Đường đất ngăn hồ Trúc Bạch và Hồ tây có từ rất lâu rồi, hình như gọi là đường Cổ Ngư, sau này mở rộng, gia cố thêm và do đoàn TN làm nên đặt tên là đường Thanh Niên
Mắt tinh thếCtac tuyên truyền tốt thật. Em dự mợ áo tím quần đen mình thon dáng cao ,chân trắng nõn nà kia thoát ly khỏi ruộng đồng lâu lắm rồi... dáng ấy là phải đưa về làm cb nguồn..
Nét đẹp dịu dàng, giờ hiếm lắm.Các mợ nữ sinh Hòn Gai, ảnh do chính nhân vật trong ảnh cung cấp.
Cụ nói đúng, nét mặt không son phấn, không chỉnh sửa ảnh....Nét đẹp dịu dàng, giờ hiếm lắm.
Thật trùng hợp là cũng có một nơi ngày nay vẫn gọi là làng Hới, chợ Hới thuộc xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên, cách xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà , Thái Bình 1 con sông Luộc.Dệt chiếu tại HTX Làng Hới, Thái Bình, năm 1975.
Làng Hới, một ngôi làng nghề nổi tiếng của tỉnh Thái Bình. Làng Hới, nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà.
Nguyên trước đây làng Hới [tên Nôm của thôn Hải Triều], xã Tân Lễ đã có nghề dệt chiếu, nhưng người dân dùng bàn dệt đứng. Do vậy, chiếu dệt ra không được đẹp và chắc. Ở làng ngày ấy có cụ Phạm Đôn Lễ 范敦禮, đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi [1481], niên hiệu Hồng Đức thứ 12, đời vua Lê Thánh Tông được cử đi sứ nhà Minh. Ở xứ người, cụ đã học được các kỹ thuật dệt chiếu tiên tiến của Trung Quốc rồi về truyền dạy cho dân làng. Từ đấy chiếu làng Hới dệt ra đẹp hơn, sợi đan đều hơn. Về sau dân làng tôn Phạm Đôn Lễ là tổ nghề dệt chiếu, gọi là Trạng Chiếu và lập đền thờ cụ.
Cói và sợi đay chính là 2 nguyên liệu chủ yếu để làm nên một chiếc chiếu. Làng Hới nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Luộc, là nơi khá thuận lợi để phát triển hai loại cây này.
Đặc điểm nhận dạng chiếu Hới là chiếu được dệt hình những bông hoa hồng, hoa sen, chân dung hoặc chữ thọ trên chiếu, một nét đặc trưng riêng của chiếu Hới.
Ảnh của nhà báo Ý Abbas.
Dạ . Cám ơn cụ khen . Tại mắt em nhìn thấy 1 số nữ nông , nữ công mà đc các cháu nó ngắm tướng từ xa mà phán rằng..tướng quan . Sau thấy đúng cả.Mắt tinh thế
Em chọn mợ thứ 2 từ trái qua.Các mợ nữ sinh Hòn Gai, ảnh do chính nhân vật trong ảnh cung cấp.